
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Trong vô số những câu chuyện về môi trường bị đe dọa và xâm hại gần đây như chuyện xây biệt thự ở Sơn Trà, chuyện phá khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, có một thứ tài nguyên quốc gia bị xâm hại ngỡ như bình thường nhưng vô cùng quan trọng: đấy là khai thác cát !
![]() |
Tăng cường kiểm tra phương tiện vận chuyển cát. Ảnh: Internet |
Suốt nửa năm trời phóng viên của một tờ báo tại thành phố Hồ Chí Minh đeo bám, sắm vai doanh nghiệp mua cát, theo dấu những con tàu chở hàng triệu khối cát từ Việt Nam sang tận Singapore để bán, lần theo đường đi của cát và xót xa khi thấy rằng cát của chúng ta, với những phù phép về giá, về những công ty có địa chỉ “ma”, đã góp phần mở rộng lãnh thổ của nước người trong khi xứ mình đang đau đầu vì chuyện cát “bỏ đi”, bờ sông bãi biển lở lói, xói sạt.
Câu chuyện cát xuất khẩu ở nhiều tỉnh thành phía Nam chưa xong thì tại Bắc Ninh, ông chủ tịch tỉnh này khiến dư luận dậy sóng khi đã “kêu cứu” lên Thủ tướng Chính phủ chuyện nhiều cán bộ của tỉnh này, trong đó có ông bị giang hồ nhắn tin đe dọa cả mạng sống liên quan tới chuyện nạo vét và hút cát bán cát ở sông Cầu- cái dòng sông trong nhạc trong thơ vốn “nước chảy lơ thơ” mà nay nhuốm mùi kim tiền và cả sinh mạng đều liên quan đến... cát!
“Đâm hà bá, phá sơn lâm”, haicái tội tày trời ấy, cha ông ta từng răn dạy tự ngàn xưa, vậy mà giờ đây, sông phá đàng sông, bể phá đàng bể, non xanh bặt dấu, gỗ quý lìa rừng. Cát là lãnh thổ thì rừng là nguồn sống, dọc dài lưu vực sông Cửu Long lâu lâu lại thấy nguyên cả một xóm nhà trôi tuột xuống sông và những trận lũ với cường độ kinh hoàng gây thiệt hại khủng khiếp về nhân mạng đang gia tăng cho thấy rừng đã không còn là lá chắn phía thượng nguồn.
Và trả giá lớn nhất là cuộc sống không còn bình an, là sinh mạng con người bị đánh đổi, chuyện “đâm hà bá, phá sơn lâm” ấy, chung quy lại vẫn là lòng tham con người và tiền bạc có được từ phá rừng, từ hút cát ấy chảy vào túi ai? Câu hỏi rất dễ trả lời nhưng không ai nói rõ! May sao, trong nỗi tuyệt vọng về một môi trường đang bị đe dọa đến cùng cực ấy, thì ở Hội An người dân lại làm lễ “cúng cát trở về” đang xôn xao như một tin vui hiếm hoi và thắp lên hy vọng cho tất cả những ai yêu quý môi trường.
Chúng tôi đã về biển Cửa Đại, đã tận thấy những khách sạn ven biển đang từ từ bị biển xâm thực, cuốn theo tất cả những khối nhà sang trọng tiện nghi. Những cư dân Cửa Đại đã làm tất cả, kể cả lễ cúng để cầu an cho cát đừng xói lở. Và khi bức tường thép dựng lên, cát lại tụ về.
Cát về! Cùng với niềm reo vui của cư dân Cửa Đại- Hội An, một đồng nghiệp của chúng tôi đã chụp tấm hình ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư, nguyên Chủ tịch Hội An thắp nhang tạ ơn trước cồn cát đang bồi lại sau bao năm gây xói lở và làm đảo lộn đời sống cả một quần thể du lịch, sinh kế của người dân. Hình ảnh ấy khiến nhiều người xao động và quý mến tấc lòng vì dân của người cựu lãnh đạo thành phố này!
Ai bán cát, ai lạy cát, người dân biết rõ. Ai “đâm hà bá”, ai “phá sơn lâm”, chắc chắn người dân biết rất rõ. Câu chuyện cát trở về ở Cửa Đại-Hội An không hề là chuyện mê tín. Nó còn là sự chứng ngộ của đất trời với lòng thành của con dân xứ đó. Nếu có chuyện cát tụ về bởi lòng thành, thì hẳn cũng nên tin sẽ có sự trừng phạt từ cao xanh với kẻ nào ôm mộng “đâm hà bá, phá sơn lâm”.
Và điều đó đang xảy ra, không phải quá lâu như người ta nói về kiếp này kiếp nọ mà dường như đang “quả báo nhãn tiền”! Câu chuyện cát, thứ tài nguyên quốc gia và được coi như là một thành tố của lãnh thổ đang bị khai thác không là chuyện ở Hội An hay Bắc Ninh, nó diễn ra ở nhiều tỉnh thành, trong đó có ở Quảng Trị của chúng ta. Hồi chuông cảnh báo từ những tỉnh thành ấy liệu có vọng vang tới những dòng sông bờ biển quê nhà như một lời nhắc nhở!
Hãy tin đi, cát có linh hồn. Vì cát có linh hồn nên lòng tham với cát chắc chắn đều có giá của nó.
Lê Đức Dục
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có hơn 112 km chiều dài bờ sông đang xảy ra tình trạng sạt lở, đe dọa đến cuộc sống, sinh hoạt và đất đai sản xuất của ...
Trong một lần được trò chuyện với ông Lê Đức Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng, người viết rất thú vị khi ông Thịnh ví vùng đất cực nam của tỉnh Quảng Trị là ...
Những ai đã từng đến tham quan Bảo tàng tỉnh Quảng Trị, hay chỉ đơn giản ghé vào quán cà phê nhỏ nơi góc sân để uống vội ly cà phê buổi sáng, hẳn ít nhiều có ...
Với diện tích chưa bằng 4 cây số vuông, bao quanh bốn bề sông nước, cù lao Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, nổi tiếng về sự trù phú và thịnh ...
Hòa bình, khát vọng ấy đằm sâu trong lòng đất Quảng Trị mang nhiều dấu tích dâng hiến và đau thương không dễ dàng nói hết. Đấy chẳng phải là một thế giới khác ...
Một số di tích lịch sử như Thành Cổ Quảng Trị, Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS) quốc gia Trường Sơn, Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải đã được lắp đặt hệ thống chiếu sáng ...
Ở cù lao Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong có một món ngon gắn liền với nhiều thế hệ người dân nơi đây, đó là món cá kho nước hay còn gọi là cá kho ...
Với niềm đam mê dòng tranh Trúc Chỉ, hơn 10 năm qua, họa sĩ Nguyễn Phước Nhật - một người con của quê hương Quảng Trị - luôn miệt mài để sáng tạo nên những bức ...
QTO - Tại hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến,...
Vội - Đó là nhận xét của nhiều du khách nước ngoài khi tham gia giao thông ở Việt Nam. Cứ ra đường là ai cũng muốn đi nhanh, vượt lên trước. Chính vì vậy mà tình hình giao...
QTO - Mấy chục năm trước, mỗi lần có công chuyện phải đi ô tô ra Hà Nội, nhiều người ngán nhất cảnh phải ngồi chờ xe qua phà Gianh. Quãng thời gian chờ đợi...
QTO - Sáng nay 30/6, tại hội trường Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình diễn ra sự kiện đặc biệt quan trọng: Lễ công bố nghị quyết, quyết định...
QTO - Hoang phí, xa xỉ là tiêu dùng một cách không cần thiết, lãng phí, vượt quá mức nhu cầu thực tế. Trong thực tiễn, không chỉ những người giàu có mới có...
QTO - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, gồm: Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Luật...
QTO - Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực sự là ngày hội của toàn dân, toàn xã hội, của đất nước, của mỗi gia đình, mỗi thí sinh, tạo thuận lợi,...
(QT) - Hiện tỉnh Quảng Trị đang tập hợp ý kiến các sở, ngành, đơn vị, địa phương nhằm hoàn thiện dự thảo đề án Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 12/2013/NQ-HĐND về...