
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Trong lần tiếp đoàn khách độ mươi người, tôi nghe giới thiệu toàn giữ chức vụ từ phó trưởng phòng trở lên, chỉ một hai nhân viên. Chuyện trò một lúc mới biết lãnh đạo cơ quan này có chủ trương rất thoáng về công tác cán bộ.
Với quan điểm ngoài lương ra cán bộ không còn thu nhập nào khác nên đời sống gặp khó khăn, bổ nhiệm giữ chức vụ phó trưởng phòng đơn vị cấp sở để hưởng hệ số phụ cấp 0,3, tạo thêm thu nhập một cách chính đáng, hợp pháp, nguồn chi mặc nhiên đã có ngân sách nhà nước.
Cơ quan khoảng 40 người, chỉ còn chừng vài người không giữ chức vụ nên cũng dễ vận dụng từ các khoản khác để tăng thu nhập hàng tháng cho anh em. Quả là một “sáng kiến” vô tiền khoáng hậu. Một số quan điểm thường gặp nữa như nghĩ rằng cán bộ giữ chức vụ sẽ có vị thế, thuận lợi khi làm việc với đối tác, về đối ngoại cũng nghe oách hơn không chỉ cho cá nhân người đó mà còn cho cả cơ quan, đoàn công tác; cán bộ làm việc, cống hiến nhiều năm, không được trưởng thì vận dụng giữ chức phó trưởng phòng để khi nghỉ hưu có chút chức danh, đỡ tủi thân...
Từ nhiều lý do khác nhau, cùng với sự lạm dụng quyền lực, thủ trưởng cơ quan cứ thể bổ nhiệm, vì xét về phương diện cá nhân họ chỉ “được” chứ chẳng “mất” gì, dẫn đến tình trạng dư thừa lãnh đạo cấp phòng, nhiều nơi lãnh đạo nhiều hơn nhân viên, thậm chí có phòng không có nhân viên.
Chẳng hạn như Sở LĐ - TB&XH Hải Dương có 46 người thì 44 người là lãnh đạo từ cấp phó trưởng phòng trở lên, nhiều phòng, ban của Sở có tới 4- 5 phó trưởng phòng; Sở Tư pháp Thanh Hóa có 25 lãnh đạo từ cấp phòng trở lênnhưng chỉ có 18 công chức với một người lao động; Sở LĐ- TB&XH Cần Thơ có 22 trưởng, phó phòng trên 15 chuyên viên…
Với cấp phòng là vậy, còn cấp sở thì sao? theo quy định hiện hành tại Nghị định 24/2014 (quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), số lượng cấp phó ở các sở không quá ba người, riêng sở thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội không quá bốn người.
Tuy nhiên trên thực tế số lượng cấp phó ở nhiều đơn vị vượt xa con số này, như tỉnh Thanh Hóa Sở NN&PTNT từng có đến 8 phó giám đốc, Sở TN&MT có 6 phó giám đốc; ở Cần Thơ Sở Nội vụ có 5 phó giám đốc, Sở Y tế có 4 phó giám đốc… Mới đây, các đoàn công tác của Quốc hội đã giám sát tại nhiều địa phương việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2016 đưa ra những con số trên, đồng thời cho biết có một điểm chung là hầu như địa phương nào cũng tồn tại việc dư thừa cấp phó, từ cấp phó phòng tới cấp phó sở.
Theo tôi, có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Đối với cấp phòng do chưa quy định số lượng lãnh đạo, còn cấp sở thì đã có nhưng thực hiện không nghiêm. Lý giải về thừa cấp phó sở, câu trả lời chung là do lịch sử để lại của việc sáp nhập các sở, khối lượng công việc quá nhiều…để né tránh. Khi cấp dưới không thực hiện rồi cứ loanh quanh giải trình, cấp trên lại cho qua, không xử lý nên quy định số lượng cấp phó tại Nghị định 24/2014 của Chính phủ chẳng có ý nghĩa gì, dẫn đến dư thừa cấp phó sở.
Nhằm bịt lỗ hổng của quy định hiện hành, Bộ Nội vụ vừa trình dự thảo nghị định thay thế Nghị định 24/2014, quy định chặt chẽ, đầy đủ hơn về số lượng cấp phó. Theo đó, sở thuộc UBND cấp tỉnh loại đặc biệt và loại I có không quá ba phó giám đốc; sở thuộc UBND cấp tỉnh loại II và loại III có không quá hai phó giám đốc.
Dự thảo cũng quy định số lượng cấp phó của phòng thuộc sở, cụ thể đối với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở và thuộc chi cục thuộc sở có từ 5- 10 biên chế được bố trí một phó trưởng phòng; phòng trên 10 biên chế được bố trí không quá hai phó trưởng phòng.
Vẫn biết công tác cán bộ là động chạm đến danh dự, lợi ích, tâm tư tình cảm của từng con người cụ thể, xử lý thế nào để vừa đảm bảo cả lý lẫn tình là điều không dễ vì hai mục tiêu này thường không song hành với nhau, được cái này phải bỏ cái kia. Mặt khác, văn hóa của người phương Đông nói chung và Việt Nam chúng ta
nói riêng vốn theo lối sống duy tình, xử lý cái gì cũng lấn cấn chuyện tình cảm, tình người nên khó rạch ròi, dứt khoát, nhất là trong công tác cán bộ.
Sống tình cảm, yêu thương, giúp đỡ nhau là điều rất quí, thật đáng trân trọng, nhưng khi làm việc không nên trộn lẫn giữa tình cảm và nguyên tắc. Giải quyết công việc mà để tình cảm chi phối thì rất khó công tâm, khách quan, hơn nữa có thể được cho cá nhân nào đó nhưng trên bình diện chung xã hội sẽ gánh chịu hậu quả.
Vậy nên việc đặt lợi ích chung lên hàng đầu là điều mọi người phải biết mà hành xử. Hy vọng sau khi nghị định mới ban hành, cùng với việc thực hiện nghiêm túc của cấp có thẩm quyền sẽ chấn chỉnh được tình trạng “loạn” cấp phó như hiện nay, lấy lại niềm tin trong công tác quản lý, sử dụng cán bộ.
Tùng Lâm
Thời gian qua, một số khu vực, tuyến đường trên địa bàn TP. Đông Hà xuất hiện tình trạng trâu, bò thả rông gây mất an toàn cho người tham gia giao thông, gây ...
Những năm tháng sống và chiến đấu trên đất Lào và Campuchia của đồng chí Hoài Nguyên mà ông đã kể cho tôi nghe, cũng như gần mười năm đã cùng chung sống với ...
UBND TP. Đông Hà vừa có văn bản chỉ đạo chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường trên địa bàn thành phố.
Theo dõi tình hình kinh tế - xã hội thời gian gần đây của tỉnh Quảng Trị, có thể thấy rằng, một trong những nguyên nhân tác động tiêu cực đến việc thực hiện ...
Nghe nhiều người kể về bác sĩ Nguyễn Hải Đăng đã lâu nhưng phải đến đầu năm 2023 tôi mới có cơ hội tiếp xúc, làm quen với bác sĩ khi tham gia lớp bồi dưỡng lý ...
Để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH), nhất là lĩnh vực du lịch, thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất để các ...
Trong chương trình Khách mời lãnh đạo quốc tế tại Hoa Kỳ năm 2024 với chủ đề “Phát triển kinh tế và môi trường dành cho lãnh đạo khối ASEAN”, ông NGUYỄN ĐỨC ...
Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, vụ hè thu năm nay khô hạn và mặn xâm nhập sẽ diễn biến khó lường. Thời điểm này, ngành nông nghiệp và các địa phương ...
QTO - Tại Hội nghị Toàn quốc công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ năm 2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch...
QTO - Theo quy định của pháp luật, người tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy phải mua bảo hiểm bắt buộc. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ khoảng 9% xe...
(QT) - Bảo hiểm y tế (BHYT) nhằm mục đích tương trợ, chia sẻ khó khăn khi bị ốm đau, bệnh tật, là hình thức để chăm sóc sức khỏe cho người dân, không vì mục đích lợi nhuận,...
(QT) - Trong quá trình điều hành và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bộ máy hành chính nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc bảo đảm công bằng...
(QT) - Theo công bố bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ số PCI năm 2016 của tỉnh Quảng Trị...
(QT) - Những ngày gần đây trên mạng xã hội và một số báo điện tử đăng tải đoạn video ghi lại hình ảnh cảnh sát giao thông địa phương thuộc tỉnh Quảng Trị ra lệnh dừng xe của...
(QT) - Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Kế hoạch số 47-KH/TU về việc tổ chức Diễn đàn “Vai trò của chi bộ đảng trong việc giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên để ngăn chặn, đẩy...
(QT) - Chưa bao giờ những thông tin về trẻ em khiến xã hội quan tâm như bây giờ, đặc biệt là những vụ việc liên quan đến trẻ em bị xâm hại tình dục gây ảnh hưởng tâm lý suốt cả...