{title}
{publish}
{head}
Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (viết tắt là chỉ số PII) được xây dựng nhằm cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển KT-XH dựa trên khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) của từng địa phương. Thông qua đó, các địa phương có căn cứ và bằng chứng về điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố tiềm năng và các điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển KT-XH. Từ đó, có các định hướng, giải pháp phù hợp cho phát triển KT-XH của địa phương.
Sản xuất cà phê ở Hướng Hóa, sản phẩm đang được tiến hành các thủ tục đề nghị cấp văn bằng Chỉ dẫn địa lý -Ảnh: T.A.M
Bộ chỉ số PII được Bộ KH&CN chủ trì phối hợp với cơ quan, địa phương, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và các tổ chức liên quan xây dựng và tổ chức đánh giá thử nghiệm tại một số địa phương trên cả nước. Sau khi có kết quả thử nghiệm thành công, Bộ chỉ số PII được thực hiện thống nhất trên toàn quốc từ ngày 1/1/2023.
Khung chỉ số PII năm 2023 đã được thiết kế với 52 chỉ số, chia làm 7 trụ cột, bao gồm: đầu vào 5 trụ cột phản ánh những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH dựa trên KHCN và ĐMST, bao gồm: thể chế, nguồn nhân lực và nghiên cứu, cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển của thị trường và trình độ phát triển kinh doanh.
Đầu ra 2 trụ cột phản ánh kết quả tác động của KHCN và ĐMST vào phát triển KT-XH, bao gồm: sản phẩm tri thức sáng tạo và công nghệ, tác động. Theo đó, các chỉ số về sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong các chỉ số thành phần quan trọng trong trụ cột sản phẩm tri thức sáng tạo và công nghệ - một trong hai trụ cột đầu ra ĐMST.
Các chỉ số PII liên quan trực tiếp tới SHTT gồm: số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế/10.000 dân; số lượng đơn đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích/10.000 dân; số lượng đơn đăng ký giống cây trồng/10.000 dân; số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu/10.000 dân; số lượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp/10.000 dân; số lượng chỉ dẫn địa lý đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ.
Nếu các chỉ số này được ứng dụng, khai thác có hiệu quả mới có thể mang lại giá trị và được tính là ĐMST. Vì vậy, số lượng sản phẩm cũng như đơn đăng ký được coi là đầu vào quan trọng cho ĐMST, số lượng đơn càng nhiều thì điểm số, thứ hạng chỉ số PII càng được nâng cao.
Theo báo cáo chỉ số PII của Bộ KH&CN năm 2023, điểm số của nhóm chỉ số về Tài sản vô hình Quảng Trị là khá cao (29,87 điểm), đứng thứ 4 vùng Duyên hải miền Trung. Điều đó cho thấy, chỉ số tài sản vô hình của tỉnh là một điểm mạnh, cần phát huy và duy trì. Tuy nhiên, các chỉ số Lan toả tri thức và Sáng tạo tri thức của tỉnh chỉ đạt mức trung bình và không đạt, lần lượt là (17,04 điểm) và (0,00 điểm), do đó cần được cải thiện hơn nữa trong thời gian tới.
Từ những kết quả trên cho thấy chỉ số về SHTT đã tác động rất lớn đến chỉ số tri thức và công nghệ, đồng thời, cũng ảnh hưởng đến thứ hạng chung về chỉ số PII. Với điểm số PII năm 2023 của tỉnh là 29,25, Quảng Trị xếp thứ 55 của cả nước.
Như vậy, tổng quan chỉ số PII của tỉnh Quảng Trị mới chỉ ở mức trung bình, cụ thể: điểm số đầu vào 28,3; điểm số đầu ra 30,19; thể chế 31,16 điểm; vốn con người và nghiên cứu, phát triển 26,47 điểm; cơ sở hạ tầng 34,06 điểm; trình độ phát triển của thị trường 29,93 điểm; trình độ phát triển của doanh nghiệp 19,88 điểm; sản phẩm tri thức sáng tạo và công nghệ 15,64 điểm; tác động 44,75 điểm. Qua đó, tỉnh cần tập trung cải thiện và phát huy những điểm mạnh và cải thiện những điểm yếu của các chỉ tiêu thành phần.
Giải pháp để nâng cao điểm số nhóm sản phẩm tri thức sáng tạo và công nghệ, theo Trưởng Phòng Quản lý công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Sở KH&CN Thái Thị Nga, đó là, tăng cường hoạt động nghiên cứu KH&CN, ứng dụng KH&CN vào sản xuất, kinh doanh. Xây dựng cơ sở dữ liệu các sản phẩm chủ lực tiềm năng của địa phương để có lộ trình tư vấn và hướng dẫn các chủ thể đăng ký nhãn hiệu để nâng cao chỉ số thành phần là đơn đăng ký nhãn hiệu.
Đồng thời, tập trung triển khai Dự án “Đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Khe Sanh của tỉnh Quảng Trị” để nâng cao số lượng chỉ dẫn địa lý đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ.
Mặt khác, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Trong đó, triển khai có hiệu quả chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa dựa trên nền tảng KHCN và ĐMST giai đoạn 2021-2030.
Khuyến khích hoạt động sáng tạo, ứng dụng sáng chế, giải pháp hữu ích vào thực tiễn. Đồng thời, phát triển các thị trường đổi mới sáng tạo, kết nối doanh nghiệp với các nhà đầu tư, nhà khoa học. Trong đó, triển khai có hiệu quả chương trình phát triển thị trường KH&CN, doanh nghiệp KH&CN tỉnh Quảng Trị đến năm 2030.
Dựa vào kết quả chỉ số PII hằng năm, tỉnh có thể đưa ra các giải pháp điều chỉnh phù hợp với điều kiện và đặc điểm riêng đối với các chỉ số đầu vào và đầu ra có kết quả còn thấp, cũng như phát huy thế mạnh của địa phương để không ngừng cải thiện chỉ số PII, góp phần hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển nền kinh tế của tỉnh một cách bền vững.
Trần Anh Minh
QTO - Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tích cực hoạt động, chấp hành quy định của pháp luật trong sản...
QTO - Đầu năm 2025, chúng tôi có dịp về cảng Mỹ Thủy. Trước khi đến với miền cát trắng nhiều hứa hẹn bứt phá trong tương lai gần, con đường huyết mạch trải...
QTO - Các cấp chính quyền thị xã Quảng Trị luôn tăng cường công tác phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội vận động Nhân dân...
QTO - Vụ đông xuân 2023-2024, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị hợp tác cùng Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (Tổng Công ty Thương mại Quảng...
QTO - Huyện Triệu Phong có hơn 15.000 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 1.039,23 ha, rừng trồng 13.970,36 ha, chủ yếu ở 2 xã Triệu Ái, Triệu Thượng và một số...
QTO - Vụ hè thu năm 2024, huyện Triệu Phong dự kiến gieo cấy hơn 5.479 ha lúa, trồng 70 ha khoai lang, 15 ha lạc, 90 ha đậu, 30 ha ngô, 300 ha rau, dưa các...
QTO - Đóng quân nơi địa bàn cát trắng, thời tiết, khí hậu hết sức khắc nghiệt, nguồn nước ngọt khan hiếm, nhưng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Triệu Vân,...
QTO - “Trước đây, chị Hồ Thị Nga ở khóm Khe Đá thuộc hộ nghèo. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các cấp hội phụ nữ trong hỗ trợ vốn vay ưu đãi,...
QTO - Tỉnh Quảng Trị có khoảng 13% đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống chủ yếu ở huyện Hướng Hóa và Đakrông. Thời gian qua, hoạt động đưa người lao động...
QTO - Theo sử sách để lại, cách đây khoảng 500 năm về trước, các bậc tiền nhân đã đến vùng đất Long Hưng ngày nay để khai khẩn, sinh sống và lập nên làng...
QTO - Chất lượng cuộc sống được nâng cao, người dân dần quan tâm nhiều hơn đến việc rèn luyện thể dục, thể thao (TDTT), nâng cao sức khỏe, thể chất. Nắm...
QTO - Mặc dù công tác quy hoạch cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị về cơ bản đã đạt và vượt mục tiêu đề ra, tuy nhiên thực trạng chung của...