
{title}
{publish}
{head}
QTO - Những năm trở lại đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh có bước phát triển mạnh, giải quyết việc làm cho một số lượng lớn người lao động. Tuy nhiên, người lao động trong môi trường này thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, vì thế công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cần được coi trọng hàng đầu.
![]() |
Các cơ sở chế biến gỗ cần chú trọng công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động -Ảnh: H.N |
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 121 doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ, chủ yếu là gỗ MDF, ván ghép thanh, mộc mỹ nghệ, viên nén và dăm gỗ. Bên cạnh sản phẩm gỗ MDF, hằng năm Quảng Trị sản xuất, cung cấp cho các tỉnh và phục vụ xuất khẩu khoảng 100.000 tấn gỗ ván ghép thanh, trên 400.000 tấn bào gỗ, gỗ dăm và viên nén năng lượng, đem lại doanh thu trên 1.000 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động (chưa kể hàng chục ngàn lao động khai thác gỗ tại các nông trường, địa phương), với thu nhập bình quân từ 3,5 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2020, một cuộc điều tra, khảo sát tình hình sản xuất, chế biến, hiện trạng về ATVSLĐ trong các cơ sở chế biến gỗ ghép thanh, gỗ dăm ở tỉnh được tiến hành. Các cơ sở sản xuất được khảo sát chủ yếu là những doanh nghiệp tư nhân, có quy mô sản xuất nhỏ. Trên toàn bộ các dây chuyền sản xuất trong các nhà máy chế biến gỗ ghép thanh và chế biến dăm gỗ ở tỉnh được điều tra khảo sát, ở các khâu, công đoạn sản xuất đều tiềm ẩn mối nguy hiểm với những mức độ khác nhau. Một số công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động như tiếp xúc với hóa chất, vận hành lò hơi, máy cưa, cắt... nhưng người lao động không được huấn luyện và cấp thẻ an toàn nên việc ngăn ngừa các mối nguy hiểm tác động đến người lao động chưa được thực hiện đầy đủ. Tại các cơ sở chế biến gỗ ghép thanh, do sử dụng máy gia công gỗ nhưng không có biện pháp an toàn nên các mối nguy hiểm như cháy, nổ, cắt đứt, văng bắn luôn có nguy cơ tác động đến người lao động, có thể gây ra những chấn thương nặng hoặc chết người nhưng lại chưa được các cơ sở quan tâm để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Tại các cơ sở sản xuất dăm gỗ, nguy cơ gây tai nạn chết người ít xảy ra nhưng công việc đơn giản, lặp đi lặp lại dễ khiến người lao động chủ quan trong quá trình làm việc nên có thể dẫn đến tai nạn, sự cố trong quá trình hoạt động. Theo kết quả đánh giá rủi ro ATVSLĐ tại các cơ sở chế biến gỗ, trong rất nhiều mối nguy hiểm khác nhau, tiếng ồn là mối nguy được xếp loại ưu tiên khống chế hàng đầu và việc sử dụng các loại bịt tai trùm qua đầu cần hạn chế vì ảnh hưởng đến giao tiếp trong khi làm việc. Bóc vỏ cũng là bộ phận có xác suất ưu tiên giảm thiểu rủi ro, do đây là bộ phận có số lượng người lao động rất lớn.
Hiện nay, một số cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đã có những giải pháp cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công tác ATVSLĐ. Vì thế, thời gian tới, công tác đảm bảo ATVSLĐ trong các cơ sở chế biến gỗ cần phải được chú trọng và ưu tiên đặt lên hàng đầu. Các cơ sở sản xuất cần bố trí nhà xưởng luôn có đủ ánh sáng; thiết kế hệ thống chiếu sáng phù hợp cung cấp và duy trì độ rọi phù hợp theo quy định của xưởng chế biến gỗ. Để đảm bảo ATVSLĐ, các cơ sở sản xuất gỗ ghép thanh và gỗ dăm có dưới 300 lao động cần phân công một người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ bán chuyên trách. Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ theo đúng quy định của pháp luật. Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất gỗ ghép thanh và gỗ dăm phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Hằng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh mở các lớp tập huấn chuyên đề về “Tổ chức, quản lý hệ thống an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp chế biến gỗ”, đồng thời dẫn học viên tham quan mô hình làm tốt công tác ATVSLĐ ở một số cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn như mô hình 5S ở Công ty TNHH Phương Thảo và Công ty TNHH Shaiyo AA.
Hiện nay, số lượng và tần suất các cuộc thanh tra về lao động tại các doanh nghiệp còn rất thấp. Trung bình hằng năm chỉ có khoảng 5-8% số doanh nghiệp được thanh tra về lao động. Đặc biệt số cơ sở nhỏ được thanh tra còn rất ít, nhiều nơi chỉ tìm cách đối phó, chưa chú trọng đến việc rút kinh nghiệm để cải thiện công tác ATVSLĐ ở cơ sở. Vì vậy hằng năm, cơ quan quản lý cần xây dựng lịch cố định (1 lần/năm) cho từng doanh nghiệp để các cơ quan chức năng của tỉnh lập đoàn liên ngành gồm những chuyên viên có kinh nghiệm kiểm tra, giám sát, hướng dẫn công tác ATVSLĐ tại các doanh nghiệp chế biến gỗ. Bên cạnh đó, cần duy trì, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền pháp luật về lao động nói chung và công tác ATVSLĐ nói riêng cho người lao động ngay tại doanh nghiệp với hình thức phong phú, thiết thực như tư vấn trực tiếp, hỏi đáp, tìm hiểu pháp luật kết hợp với cấp phát sổ tay pháp luật lao động, tờ rơi, tranh ảnh...
Hoạt động này nhằm giúp cho người lao động được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật lao động và các vấn đề về đảm bảo ATVSLĐ, ý thức đầy đủ hơn về quyền lợi, nghĩa vụ, tác phong, kỷ luật lao động để biết tự bảo vệ chính mình. Phát triển sâu rộng phong trào thi đua “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm ATVSLĐ” đến tất cả các doanh nghiệp trong tỉnh, kết hợp với đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo”, phát huy sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đạt hiệu quả cao trong công tác ATVSLĐ.
Hoài Nam
Công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, góp phần giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất và phát triển ...
Do đặc thù công việc, ngành xây dựng luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao về mất an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Nhận thức rõ điều này, trong suốt những năm qua, ...
Dệt may là một trong những ngành, nghề được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) quy định có nguy cơ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. ...
Các doanh nghiệp, cơ sở ngành khai thác đá vật liệu xây dựng hiện đang thu hút và giải quyết việc làm cho khá đông người lao động. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh ...
Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề lao động ở nông thôn hiện nay là vấn đề cần được quan tâm. Bởi phần lớn ...
An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một trong bốn trụ cột của việc làm bền vững, thuộc quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong những năm qua, tuy đạt ...
An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn là yếu tố then chốt, quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và trực tiếp đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho ...
Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động được tỉnh tổ chức thường niên nhằm nâng cao nhận thức và hành động của người lao động, người sử dụng ...
QTO - Nằm bên tuyến đường Hồ Chí Minh là cơ ngơi khang trang của gia đình ông Lê Quang Lợi, xã Bố Trạch, tỉnh Quảng Trị. Là một cựu chiến binh (CCB) từng...
QTO - Chương trình quốc gia “mỗi xã một sản phẩm”(One Commune One Product-OCOP) triển khai trên phạm vi cả nước từ năm 2018 theo Quyết định số 490/QĐ-TTg,...
QTO - Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Quảng Trị hiện đang bước vào giai đoạn nước rút với nhiều hạng mục trọng điểm đã hoàn thành, song vẫn còn...
QTO - Giữa bối cảnh thị trường ngập tràn các loại thực phẩm với nguồn gốc không rõ ràng, rau, củ sạch trở thành ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng. Dù...
QTO - Thời tiết nắng nóng, mưa bất thường khiến sức đề kháng của đàn vật nuôi giảm, mầm bệnh dễ phát triển. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật...
QTO - Bãi tắm Cửa Việt (xã Cửa Việt) từ lâu đã nổi tiếng với bờ cát dài, sạch đẹp và mực nước nông, trong xanh, trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút lượng...
QTO - Ngày 1/7/2025 đánh dấu bước ngoặt lịch sử khi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị chính thức “về chung một nhà”. Không chỉ mang ý nghĩa về mặt hành...
QTO - Tân Liên là một trong số các xã sớm đạt các tiêu chí nông thôn mới (NTM) của huyện Hướng Hóa. Khai thác tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế -...