
{title}
{publish}
{head}
(Tin Tức) - Khủng hoảng thiếu hụt khí đốt hiện nay khiến Đức chịu hậu quả nghiêm trọng hơn cú sốc về dầu mỏ năm 1973 – Bộ trưởng Kinh tế nước này Robert Habeck nhìn nhận.
Hệ thống đường ống dẫn khí trên đất liền từ Nga sang Đức Nord Stream 2 ở Lubmin, Đông Bắc Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Habeck, Đức đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trong hơn so với khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên của thế giới hồi năm 1973. Trả lời phỏng vấn tờ Der Spiegel, Bộ trưởng Habeck nhận định trong kịch bản xấu nhất vào mùa đông tới, nhiều nhà máy tại Đức sẽ phải đóng cửa, công nhân mất việc làm, người tiêu dùng rơi vào nợ nần do không đủ tiền để chi trả hóa đơn khí đốt sưởi ấm.
Ông Habeck cảnh báo đà tăng của giá tiêu dùng tại Đức “vẫn chưa kết thúc” và chi phí năng lượng sẽ chỉ có tăng dần. “Sẽ có nhiều người bị ảnh hưởng, chúng ta đang ở trong tình cảnh chưa từng găp do khủng hoảng khí đốt”, Bộ trưởng Habeck nói.
Cụ thể, nếu nguồn cung khí đốt từ Nga vẫn chỉ ở mức thấp, Đức sẽ phải đối mặt với thiếu hụt trầm trọng và phía trước sẽ là một mùa đông đầy khó khăn, một số khu vực sản xuất công nghiệp phải đóng cửa. Đó sẽ là thảm họa cho nhiều ngành sản xuất, với thời gian kéo dài, không chỉ là vài ngày hay vài tuần.
Ông Habeck cũng cáo buộc Nga là tác nhân gây ra tình cảnh hiện nay, cho rằng Moskva muốn chia rẽ nước Đức thông qua việc đẩy giá nhiên liệu tăng cao. Theo quan chức Đức, Nga đang giảm dần sản lượng cung cấp khí đốt cho Đức, nhằm đẩy giá tăng, khuấy động lo sợ và bất ổn tại Đức. Trước đó, Nga thông báo giảm 60% lượng khí đốt xuất sang Đức qua tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1.
Về phần mình, Nga phản bác cáo buộc của Đức và nhiều nước phương Tây. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định Nga luôn giữ được danh tiếng là một nhà cung ứng năng lượng tin cậy, luôn tuân thủ chặt chẽ mọi quy định trong hợp đồng mua bán.
Hoài Thanh/Báo Tin tức (Theo RT)
Những tín hiệu tích cực liên quan đến thị trường dầu, khí đốt và than củng cố niềm tin của EU về khả năng chấm dứt cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại.
Liên minh châu Âu (EU) đã phải chi 800 tỷ euro giải quyết khủng hoảng năng lượng kể từ khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt.
(ND) - Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak mới đây nhận định, thế giới đang có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng trong 5-10 năm tới do các công ...
Kể từ khi đi vào hoạt động năm 1963 , mỏ khí đốt này đã đóng góp 363 tỷ euro (385 tỷ USD) lợi nhuận cho Hà Lan, cũng như 66 tỷ euro lợi nhuận cho Shell và ...
Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran làm dấy lên những lo ngại về khả năng gián đoạn dòng chảy dầu qua eo biển Hormuz – tuyến đường năng lượng quan trọng ...
(Tin Tức) - Các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á phần lớn được “cách ly” khỏi hậu quả của cuộc khủng hoảng ngân hàng ở phương Tây nhờ một yếu tố quan trọng.
Tin Tức) - Xung đột Israel – Hamas được coi là “sự kiện thiên nga đen” trên thị trường dầu mỏ, có khả năng đẩy giá dầu lên 150 USD/thùng.
Theo dữ liệu tại kho dự trữ khí tổng hợp (AGSI), dự trữ khí đốt tự nhiên của châu Âu hiện đang ở mức kỷ lục theo mùa trong vòng 5 năm, với trữ lượng khí đốt ...
Ngày 13/7, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã tiến hành cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Cuộc gặp diễn ra trong không khí thân mật,...
QTO - Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kristi Noem cho biết đang tiến hành thảo luận với chính quyền của 5 bang về việc xây dựng các trung tâm tạm giữ người...
Ngày 12/7, Ba Lan đã có động thái quân sự quyết liệt khi điều động máy bay chiến đấu và nâng cao mức sẵn sàng phòng không để bảo vệ không phận sau các cuộc không kích vào...
Trả lời phỏng vấn của báo chí, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines - Theresa Lazaro nhấn mạnh quan điểm của Philippines là không nên mất quá nhiều thời gian trong hoàn tất COC.
Vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga và Mỹ về các vấn đề song phương có thể diễn ra vào cuối mùa hè này. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang...
Tổng thống Donald Trump ngày 9/7 thông báo Mỹ sẽ bắt đầu áp thuế 50% đối với kim loại đồng nhập khẩu từ ngày 1/8.
Ngày 8/7, các Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức “bật đèn xanh” để Bulgaria chuyển sang sử dụng đồng euro từ ngày 1/1/2026. Sự kiện...
VOV.VN - Việc Đức chính thức rơi vào tình trạng khẩn cấp về khí đốt tự nhiên cho thấy Châu Âu có vẻ thực sự đã “ngấm đòn” trước con bài năng lượng của Nga.