Cập nhật:  GMT+7

Âm vang hào khí trên đất thiêng Thành Cổ

Hơn 50 năm sau ngày tỉnh Quảng Trị được giải phóng, thị xã Quảng Trị là nơi trở về của đồng bào, đồng chí và du khách thập phương, thị xã Quảng Trị trở thành điểm hẹn tri ân của đông đảo đồng bào và chiến sĩ cả nước. Đất thiêng Thành Cổ đã đi vào tâm thức của muôn người. Họ về đây để dâng một nén hương thơm, một cành hoa sắc thắm, một ngọn nến trên sông để nhớ về đồng đội và gởi vào dòng sông một ước nguyện hòa bình.

Âm vang hào khí trên đất thiêng Thành Cổ

Các vận động viên tham gia Giải đua xe đạp tỉnh Quảng Trị năm 2024 “Điểm đến Hoà Bình” diễn ra tại thị xã Quảng Trị - Ảnh: N.L

Những mái đầu đã bạc, nhớ về tuổi thanh xuân, những dòng hồi ức trỗi dậy, bồi hồi, xúc động và tự hào, xen lẫn thương nhớ khôn nguôi. Cứ mỗi dịp trở về thăm lại chiến trường xưa, những ký ức về một thời hào hùng trong chiến dịch 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị lại tái hiện trong ký ức của những chiến sĩ Thành Cổ Quảng Trị. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Hợi, chiến sĩ Thành Cổ Tiểu đoàn K3 Tam Đảo chia sẻ: “Sáng 10/7, Tiểu đoàn chúng tôi vượt sông Thạch Hãn tiến vào Thành Cổ Quảng Trị. Thời điểm đó, Sở Chỉ huy đặt tại tiểu đoàn chúng tôi, sát bên cổng phía Tây thành.

Đại đội 10 - đại đội chủ công chốt giữ ở phía Đông Bắc. Trong 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ, “K3 Tam Đảo còn - Quảng Trị còn” trở thành lời thề danh dự của tiểu đoàn chúng tôi. Hết người này ngã xuống thì người khác xông lên. Khi tiểu đoàn chúng tôi sang sông là 325 người, trong 81 ngày quân bổ sung lực lượng gấp 3 - 4 lần như thế. Thành Cổ Quảng Trị là một chiến trường hết sức tàn khóc, ác liệt. Lượng bom đạn đã dội xuống Thành Cổ Quảng Trị vô cùng lớn. Mỗi chiều dài có khoảng 500 m thôi mà có ngày phải hứng chịu từ 24.000 - 30.000 quả đạn đại bác các loại đánh vào Thành Cổ Quảng Trị. Nhiều lúc, chúng tôi thấy đồng chí, đồng đội bị bom đánh bị thương, vẫn còn sống, nhưng không thể rời khỏi hầm để mang vào được. Thời điểm đó, tại Thành Cổ Quảng Trị dường như không có ban đêm. Bởi chập tối đến là địch bắn pháo sáng liên tục, rất ác liệt”.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, Nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 2, Trung đoàn phó Trung đoàn 9, Sư đoàn 304, nguyên Chủ tịch Ủy ban Quân quản lâm thời đầu tiên thị xã Quảng Trị chia sẻ: “Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ trong mùa hè đỏ lửa năm 1972 không chỉ là cuộc chiến đấu của bom đạn mà còn là cuộc chiến đấu của ý chí giữa ta với địch.

Bởi mọi thành bại trên chiến trường này sẽ tác động trực tiếp tới vị thế các bên trong cuộc đàm phán ở Paris. Chính vì yêu cầu của ngoại giao, ta phải giữ được Thành Cổ, giữ được thị xã Quảng Trị càng dài, càng được lâu thì sẽ hỗ trợ cho cuộc đàm phán của ta ở Paris”.

Hơn 50 năm sau sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị , những chiến tích lịch sử một thời như Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị và các địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 như: Nhà thờ Trí Bưu; Trường Bồ Đề; Bến sông Thạch Hãn; Chốt thép Long Quang... vẫn trường tồn, minh chứng cho biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp thêm tình yêu nước nồng nàn cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Vùng đất cách mạng, vùng đất thiêng của máu và lửa năm xưa ngày nay đã chuyển mình mạnh mẽ, khát vọng vươn lên trở thành một đô thị văn minh, giàu đẹp và nghĩa tình.

Tổng nguồn vốn huy động từ ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2023 để triển khai thực hiện đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị thị xã trên 300 tỉ đồng. Nguồn kinh phí xã hội hóa đầu tư các công trình huy động được trên 32 tỉ đồng.

Từ các nguồn vốn trên, thị xã đã tập trung triển khai xây dựng các công trình, dự án trọng điểm, ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch như: tôn tạo Di tích Nghĩa Trũng Đàn (giai đoạn 2); chỉnh trang mở rộng khu vực nhà hành lễ bờ Nam sông Thạch Hãn; huy động mọi nguồn lực để hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH theo định hướng đô thị loại III.

Ngoài nguồn vốn ngân sách địa phương, thị xã còn nhận được sự quan tâm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng của trung ương, của tỉnh triển khai thi công nhiều công trình với quy mô lớn như: Dự án nâng cấp hệ thống đường giao thông đô thị; Dự án cơ sở hạ tầng hồ trung tâm và giao thông đô thị đường Võ Văn Kiệt; Trung tâm hành chính thị xã; Nhà văn hóa trung tâm thị xã...

Phó Chủ tịch UBND thị xã Quảng Trị Lê Phương Bắc cho biết: “Gắn với Đề án phát triển các phẩm du lịch thị xã và Lễ hội Vì Hòa bình tại Quảng Trị, thời gian qua, thị xã Quảng Trị đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng hai sản phẩm du lịch hiện có là Chương trình “Đêm hoa đăng” và “Tuyến phố đi bộ Ngô Quyền”.

Đồng thời, triển khai hình thành sản phẩm du lịch mới gắn với khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn và khu vực phụ cận như: Thành Cổ Quảng Trị, Bến thả hoa bờ Nam sông Thạch Hãn, Trường Bồ Đề, Nghĩa Trũng Đàn, Tượng đài Mai Quốc Ca, Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn, Nhà thờ La Vang... để kết nối tour, tuyến, đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các đơn vị, địa phương khác để phát triển đột phá du lịch theo tinh thần nghị quyết đại hội đảng các cấp đã đề ra”.

Hơn nửa thế kỷ đã qua đi, nhưng sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị vẫn vang mãi khúc hát trường tồn về những giá trị lịch sử, giá trị truyền thống cách mạng và giá trị của hòa bình. Những giá trị đó được hun đúc, xây dựng nên bởi lòng tự tôn dân tộc, tinh thần đấu tranh quả cảm, anh dũng, bất khuất, hy sinh của quân và dân ta để viết nên khúc ca hòa bình cho muôn đời sau.

Bằng tất cả tấm lòng biết ơn và tri ân những mất mát, hy sinh của thế hệ cha anh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Quảng Trị luôn trân trọng, gìn giữ và phát huy những thành quả đó để không ngừng phấn đấu xây dựng và phát triển quê hương xứng tầm với truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa của mảnh đất thiêng Thành Cổ Quảng Trị anh hùng.

Ngọc Lan

Tin liên quan:
  • Âm vang hào khí trên đất thiêng Thành Cổ
    Thành Cổ, miền đất thiêng

    Mỗi khi nhắc đến Thành Cổ Quảng Trị, trong tâm tưởng của mỗi một người dân hay những cựu chiến binh (CCB) một thời trải qua cuộc chiến đấu nơi mảnh đất thiêng liêng này đều chung nỗi niềm xúc động. Từng là mảnh đất gánh chịu sự tàn khốc của chiến tranh, Thành Cổ Quảng Trị giờ đây đã trở thành miền tưởng vọng của bao người dân đất Việt tri ân công ơn, sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ để có được nền độc lập, tự do. Từ quá khứ đầy bi tráng, thị xã Quảng Trị đang hướng đến xây dựng trở thành một điểm đến vì hòa bình.

  • Âm vang hào khí trên đất thiêng Thành Cổ
    Linh thiêng Thành cổ Quảng Trị

    Những ngày cuối tháng tư, về dự Hội thảo Báo Đảng các tỉnh miền Trung và Tây nguyên do Báo Quảng Trị đăng cai tổ chức, chúng tôi có dịp viếng và dâng hương tại Thành Cổ Quảng Trị - nơi diễn ra 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt của mùa hè đỏ lửa năm 1972 viết lên bản tráng ca hào hùng đẫm máu và hoa, tô thắm thêm trang sử vàng bất khuất của dân tộc. Được chứng kiến những kỷ vật thời chiến, được hòa mình vào các hoạt động thắm đượm nghĩa tình đồng chí, đồng nghiệp, được khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tưởng nhớ những người con ưu tú hóa thân vào đất mẹ miền Trung cho Tổ quốc hồi sinh, cho dân tộc trường tồn và đất nước trọn vẹn niềm vui độc lập.


Ngọc Lan

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nữ chiến sĩ an ninh năng động, nhiệt huyết

Nữ chiến sĩ an ninh năng động, nhiệt huyết
2024-09-14 05:40:00

QTO - Phát huy sự năng động, sáng tạo của chiến sĩ trẻ, trong những năm qua, Thượng úy Nguyễn Thị Ngọc Điệp, cán bộ Phòng Hồ sơ nghiệp vụ Công an tỉnh đã...

Chọn cống hiến làm lẽ sống

Chọn cống hiến làm lẽ sống
2024-09-09 05:20:00

QTO - Không toan tính thiệt hơn, thời gian qua, cán bộ, hội viên Hội LHTN Việt Nam tỉnh đã dồn nhiều tâm sức, miệt mài cống hiến cho công tác hội, phong...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết