Cập nhật:  GMT+7

Xung đột Nga-Ukraine đã thúc đẩy một cuộc cạnh tranh về công suất lọc dầu tại châu Âu

Bất chấp những bất ổn chính trị, nhiều công ty đang liên tục đầu tư vào các nhà máy lọc dầu với kỳ vọng lợi nhuận lớn trong tương lai.

Việc tập đoàn năng lượng Vitol tham gia thu mua một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất châu Âu vào tháng trước cho thấy xung đột Nga-Ukraine đã thúc đẩy một cuộc cạnh tranh về công suất lọc dầu mạnh mẽ như thế nào.

Thỏa thuận mua cổ phần kiểm soát tại Saras, công ty có nhà máy lọc dầu ở Sardinia, từ gia đình tỷ phủ người Ý Massimo Moratti diễn ra chưa đầy một năm sau khi Vitol thất bại trước đối thủ Trafigura trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát một nhà máy lọc dầu khác ở Sicily, miền Nam nước Ý.

Xung đột Nga-Ukraine đã thúc đẩy một cuộc cạnh tranh về công suất lọc dầu tại châu Âu Một máy bay không người lái tấn công vào nhà máy lọc dầu tại Ryazan, Nga. Ảnh: The Financial Times

Ngành công nghiệp lọc dầu tại châu Âu đã chứng kiến tình trạng suy giảm trong thời gian dài, khi các công ty dầu mỏ lớn phải đóng cửa nhà máy nhằm phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 cũng như trước những thách thức từ xe điện.

Tuy nhiên, khi xung đột tại Ukraine và căng thẳng tại Biển Đỏ vẫn tiếp diễn, các chuyên gia nhận định những công ty này vẫn có thể kiếm được lợi nhuận hấp dẫn trong tương lai nhờ nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm lọc dầu như: dầu diesel và xăng. Tỷ suất lợi nhuận thu được, do đó còn có thể cao hơn nữa trong bối cảnh châu Âu tiếp tục chịu các cú sốc về nguồn cung.

Vào hôm thứ Tư, nguồn cung dầu mỏ đã một lần nữa phải đối diện với thách thức lớn khi máy bay không người lái của Ukraine tấn công vào các nhà máy lọc dầu Nga, góp phần khiến giá dầu thô Brent tăng 2,7%.

Elliot Radley, chuyên gia tại Argus Media – một công ty dữ liệu, cho biết: “Đối với những nhà máy lọc dầu vẫn còn đang hoạt động và các công ty với xu hướng mạo hiểm muốn mua lại những cơ sở này, thì cơ hội để kiếm tiền từ lọc dầu đang cao hơn bao giờ hết, chắc chắn sẽ cao hơn so với lợi nhuận thu được từ dầu thô”.

Theo Argus, châu Âu sẽ giảm công suất chưng cất dầu thô khoảng 7% vào năm 2026, so với mức vào năm 2020. Công ty dầu khí đa quốc gia của Anh Shell sẽ giảm 33% công suất, còn BP sẽ giảm 10% trong khoảng thời gian trên.

Argus cũng cho biết động thái giảm công suất này đã giúp nâng mức chênh lệnh giữa dầu diesel so với dầu thô chuẩn lên mức trung bình toàn cầu là 29,77 USD/thùng trong năm nay, gần gấp hai lần mức trung bình 15,69 USD thùng trong giai đoạn 2010-2019. Trong khi đó, mức chênh lệch giá xăng năm nay vào khoảng 18,09 USD, gấp ba lần mức trung bình từ 2010-2019.

Dù mức chênh lệch này thấp hơn mức 38,82 USD cho dầu diesel và 24,21 USD cho xăng sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát vào năm 2022, chúng vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình trong dài hạn, bất chấp tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối chậm chạp ở một số nền kinh tế tiên tiến.

Châu Âu hiện đang phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu các sản phẩm dầu tinh chế và đặc biệt dễ bị tổn thương trước các cú sốc về nguồn cung, chẳng hạn: các cuộc tấn công vào tàu vận tải ở Biển Đỏ.

Russell Hardy, giám đốc điều hành của Vitol, cho biết: “Để tồn tại ở châu Âu, chúng tôi buộc phải phát triển nhiều sản phẩm hơn nữa, tuy nhiên mọi chuyện đang khó khăn khi không có nguồn cung dầu diesel trong ngắn hạn”.

Vị giám đốc này cho biết thị trường các sản phẩm lọc dầu sẽ “nóng lên” so với dầu thô, do sự cạnh tranh quyết liệt từ các ông lớn.

An Thái(Theo The Financial Times)


An Thái(Theo The Financial Times)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long