Cập nhật:  GMT+7

Xây dựng nguồn nguyên liệu cho y học cổ truyền

Cây dược liệu đóng vai trò quan trọng, là thành phần tạo ra các bài thuốc hữu hiệu trong đông y. Những năm qua, việc đẩy mạnh trồng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh đã giúp nền y học cổ truyền không ngừng phát triển.

Xây dựng nguồn nguyên liệu cho y học cổ truyền

Cây dược liệu là thành phần quý trong các bài thuốc đông y - Ảnh: T.P

Được công nhận từ năm 2016, làng nghề nấu cao dược liệu Định Sơn, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, hiện có 35 thành viên, trong đó có 16 thành viên thuộc Hội Đông y huyện Cam Lộ. Thời gian qua, cùng với việc tập trung trồng cây dược liệu để phát triển kinh tế, các thành viên chú trọng gieo trồng các loại dược liệu thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc đông y để cung cấp cho các phòng khám, phòng chẩn trị y học cổ truyền trên địa bàn toàn tỉnh.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Luyến, Trưởng ban làng nghề nấu cao dược liệu Định Sơn cho biết, xã Cam Nghĩa là địa phương nổi tiếng với việc sản xuất các loại cây dược liệu. Hiện tại, các thành viên trong làng nghề có gần 50 ha dược liệu, chủ yếu là những loại như: an xoa, đinh lăng, cà gai leo, giảo cổ lam, trinh nữ hoàng cung... “Dược liệu sau khi thu hoạch được chúng tôi đưa ra thị trường dưới hình thức cao dược liệu, phần còn lại sẽ cung cấp cho các phòng khám, phòng chẩn trị y học cổ truyền. Cây dược liệu có giá trị chữa bệnh cao, lành tính, là thành phần quan trọng của một số bài thuốc đông y. Với nguồn nguyên liệu có sẵn ngay trong tỉnh, các bác sĩ đông y có thể thuận lợi hơn trong việc khám, bốc thuốc cho bệnh nhân”, ông Luyến nói.

Không riêng Cam Lộ, tại huyện Triệu Phong, việc phát triển vườn cây thuốc nam, vườn dược liệu hỗ trợ công tác khám, chữa bệnh đông y cũng được hội viên đặc biệt quan tâm. Cùng với công tác khám, chữa bệnh, Hội Đông y huyện còn đẩy mạnh khôi phục vườn thuốc nam mẫu ở tuyến huyện và trạm y tế xã để tuyên truyền cho cộng đồng biết cách sử dụng. Qua đó vận động người dân trồng khóm thuốc gia đình để dùng khi cần, góp phần thực hiện chuẩn quốc gia về y tế. Hiệu quả của những đợt tuyên truyền là đến nay đã có nhiều hộ dân trồng, chế biến dược liệu với diện tích khá lớn.

Chủ tịch Hội Đông y huyện Triệu Phong Lương Minh Trí cho hay: “Vai trò của thuốc nam trong y học hiện đại không chỉ dừng lại ở việc điều trị bệnh mà còn mở rộng tới việc nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Những bài thuốc đông y bào chế từ cây cỏ dược liệu trong tự nhiên, lành tính, được người dân địa phương có xu hướng lựa chọn ngày càng cao”.

Hội Đông y tỉnh Quảng Trị hiện có 619 hội viên với 78 phòng chẩn trị. Hoạt động khám, chữa bệnh của hội viên đông y tại các phòng chẩn trị được duy trì thường xuyên, thu hút nhiều bệnh nhân. Nhiều chứng bệnh khó được điều trị có hiệu quả như: di chứng liệt do tai biến mạch máu não, hen phế quản, thoát vị đĩa đệm cột sống, viêm đa khớp, viêm gan, viêm thận...

Thời gian qua, hội đã xây dựng được các vườn thuốc nam ở 95 trạm y tế các xã, phường trên địa bàn tỉnh để giới thiệu các cây thuốc bệnh thông thường, giúp người dân tiện sử dụng. Trong đó có các loại dùng để chữa một số bệnh thường gặp như: tiêu chảy, mụn nhọt, đau xương khớp, cảm sốt, các bệnh về gan; cùng với đó là nhiều loại cây có giá trị chữa bệnh cao như sâm bố chính; giảo cổ lam; cà gai leo; cây khổ qua...

Đồng thời thực hiện đề án phát triển vùng dược liệu tại các huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ; tổ chức thu mua thuốc nam dược liệu tại nhiều địa phương, qua đó gắn kết giữa người sản xuất, thu mua, chế biến dược liệu với người tiêu dùng.

Nhằm phát triển mạnh mẽ hơn các vùng trồng dược liệu, tạo nguyên liệu cho công tác khám, chữa bệnh đông y, mới đây nhất, Hội Đông y tỉnh Quảng Trị đã triển khai thực hiện Kế hoạch số 197/KH-UBND, ngày 11/10/2024 của UBND tỉnh về Kế hoạch tổng thể phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2026, tầm nhìn đến năm 2030 đến tất cả các hội viên.

Bác sĩ CK II Trần Quốc Dính, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Quảng Trị cho hay, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền có rất nhiều lợi ích. Hàng năm, số lượt bệnh nhân đến điều trị tại các phòng khám, chẩn trị trên địa bàn đạt trên 102 nghìn bệnh nhân. Cây thuốc nam lành tính, không có tác dụng phụ, nếu sử dụng đúng cách lâu dài sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc trị bệnh và chăm sóc sức khỏe, đặc biệt cây thuốc rất dễ trồng, dễ chăm sóc.

Nhằm góp phần phát triển, giữ gìn các nguồn dược liệu quý, thời gian qua, Hội Đông y tỉnh luôn tích cực vận động, khuyến khích các cấp hội, hội viên trên địa bàn tỉnh chú trọng xây dựng, phát triển và nhân rộng các vườn thuốc nam.

Để vườn thuốc nam phát triển, phát huy tốt tác dụng trong việc hướng dẫn người dân dùng làm thuốc chữa bệnh, các cấp hội đông y toàn tỉnh thường xuyên chăm sóc, vun trồng cũng như sưu tầm thêm nhiều loại cây thuốc dùng chữa các bệnh khác nhau đưa về trồng bổ sung.

Thông qua hoạt động khám, chữa bệnh hàng ngày, nhiều bác sĩ, cán bộ hội đông y thường xuyên hướng dẫn người dân biết tác dụng của từng loại cây trong phòng bệnh, chữa bệnh; đồng thời khuyến khích người dân mang về nhân giống trồng tại vườn nhà để tiện sử dụng.

“Để phát huy hiệu quả những vườn thuốc nam, thời gian tới, các cấp hội đông y trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Đồng thời hướng dẫn người dân cách sử dụng, trồng và chăm sóc một số cây thuốc thông dụng tại gia đình để chủ động điều trị bệnh. Qua đó góp phần phát huy hiệu quả các bài thuốc dân gian, bảo tồn các giống cây thuốc quý, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân”, ông Dính nói.

Trúc Phương

Tin liên quan:
  • Xây dựng nguồn nguyên liệu cho y học cổ truyền
    Cống hiến hết mình cho y học cổ truyền

    Bằng đôi bàn tay và tình yêu nghề, gần 40 năm qua, lương y đa khoa Lương Minh Trí (sinh năm 1968), nguyên Trưởng Khoa Đông y, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Triệu Phong cơ sở 2 (Bồ Bản), hiện là Chủ tịch Hội Đông y huyện Triệu Phong đã cứu chữa cho nhiều bệnh nhân, trong đó có những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

  • Xây dựng nguồn nguyên liệu cho y học cổ truyền
    Vĩnh Linh xây dựng vùng nguyên liệu cho các sản phẩm OCOP

    Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, ở huyện Vĩnh Linh nhiều doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) đã chú trọng phát triển các vùng nguyên liệu gắn với các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao mang đặc trưng, lợi thế, thương hiệu của địa phương, góp phần mở ra cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.


Trúc Phương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Xuống rạn biển bắt tôm hùm giống

Xuống rạn biển bắt tôm hùm giống
2025-03-29 05:30:00

QTO - Từng đợt gió cùng với bọt sóng từ biển phả vào bờ làm cho cái lạnh thêm buốt giá. Vậy nhưng thời tiết đó không ngăn được cánh thợ lặn ở thị trấn Cửa...

Hướng Phùng vẫy gọi

Hướng Phùng vẫy gọi
2025-03-27 06:35:00

QTO - Chuyến xe lấm lem dầu mỡ, bùn đất đưa các cư dân miền xuôi đầu tiên lên xây dựng kinh tế mới dừng ở xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa) trong buổi chiều...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long