{title}
{publish}
{head}
Trước mối đe dọa ngày càng tăng của biến đổi khí hậu, nhiều nơi trên thế giới đã xem việc xây dựng đô thị xanh, thông minh và bền vững là vấn đề cấp thiết nhằm đảm bảo sự tồn vong của toàn nhân loại và sự đa dạng của hệ sinh thái động thực vật.
Mang thiên nhiên trong lành vào cuộc sống
Với mục đích trọng tâm là bảo vệ môi trường, giảm thiểu khói bụi, ô nhiễm, TP Stockholm (Thụy Điển) đã gắn việc phát triển TP với cải thiện hệ thống giao thông và xây dựng các công trình công cộng như quảng trường, công viên, công trình xanh.
Hay thủ đô xinh đẹp Copenhagen của Đan Mạch dồn ưu tiên vào việc phát triển các tuyến đường sắt và không gian xanh trong suốt 70 năm qua. Trong khi đó, Curitiba (Brazil) quy hoạch trung tâm thương mại, các khu dân cư theo các trục nhất định nhằm đảm bảo mỹ quan TP, tạo làn đường cho xe chạy, cũng như hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững khác.
Basel ở Thuỵ Sĩ thành phố đầu tiên trên thế giới đưa không gian xanh trở thành một yêu cầu pháp lý đối với các toà nhà mới xây dựng.
Chính quyền nhiều nơi trên thế giới đã và đang “phủ xanh đô thị” thông qua việc đẩy mạnh trồng cây xanh, xây dựng công viên, phát triển hạ tầng giao thông xanh, công nghiệp xanh, hạn chế lãng phí tài nguyên và giảm phát thải khí nhà kính vào không khí. TP Curitiba, Tây Bắc Brazil là một trong những địa phương tiên phong trong việc xây dựng đô thị xanh trên thế giới. Với hơn 1.000 ốc đảo xanh, bao gồm các công viên và vườn cây, hệ thống xe buýt tiên tiến bậc nhất thế giới, TP này đang hạn chế đáng kể các tác động của biến đổi khí hậu, tắc nghẽn giao thông hay ô nhiễm không khí.
Một số TP đã đạt được tiến bộ trong phát triển hệ thống giao thông xanh, trong đó TP Amsterdam, Hà Lan phát triển mạng lưới làn đường dành cho xe đạp và đường thủy giúp người dân di chuyển thuận tiện mà không cần sử dụng đến ô tô – một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường. TP lớn nhất Đan Mạch, Copenhagen đang thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu và xây dựng một mạng lưới 350km làn đường dành riêng cho xe đạp.
Những bức tường sống, mái nhà xanh hay các công trình sinh thái khác đang góp phần bảo vệ hệ sinh thái động thực vật, tạo ra nhiều khí O2 và giảm lượng khí thải CO2 trong không khí. Được tạo nên bởi 14.000 cây xanh, bức tường sống tại TP Liverpool, Anh đang lan tỏa thiên nhiên trong lành, tươi mát đến trung tâm TP bận rộn, tấp nập đồng thời giúp ngăn chặn ô nhiễm khói bụi từ những trạm xe buýt.
Ứng dụng công nghệ hiện đại vào phục vụ cuộc sống
Nhiều TP trên thế giới đang áp dụng công nghệ tiên tiến, 5G, trí tuệ nhân tạo AI vào nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Ngay từ năm 2017, London, Anh đã triển khai chương trình kết nối 5G cho toàn TP nhằm đảm bảo khả năng kết nối, liên lạc giữa người dân. Năm 2021, TP này đã khởi động sáng kiến kết nối di động tốc độ cao từ mạng cáp quang hoàn chỉnh để giúp người dân và DN có thể kết nối internet nhanh hơn.
Hay Singapore đang hướng đến mục tiêu tất cả ô tô trên đường đều là xe tự lái vào năm 2025. Bên cạnh đó, đô thị này đang sử dụng cả mạng lưới máy bay không người lái để vận chuyển các gói hàng, thư từ và thậm chí là tin nhắn, hay ứng dụng robot nhiều hơn trong các công việc tại công trường xây dựng, thư viện quốc gia, nhà ga và cả quán cà phê.
Không những vậy, việc áp dụng công nghệ còn nhằm mục đích nâng cao khả năng bảo vệ môi trường, giảm thiểu lượng khí thải nhà kính. Chẳng hạn, TP Zurich, Thụy Sĩ đã sử dụng đèn đường thông minh chiếu sáng dựa trên mật độ giao thông nhằm giảm đến 70% năng lượng sử dụng.
Những cột đèn đường này còn đóng vai trò như trạm sạc ô tô điện, thu thập dữ liệu môi trường, đo lưu lượng giao thông và thậm chí là cung cấp Wifi. TP Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) cũng đang triển khai chương trình giám sát chất lượng không khí, cảnh báo người dân không đi lại trong khu vực nhiều bụi bẩn và ô nhiễm không khí trầm trọng.
Bên cạnh đó, hệ thống giám sát đèn giao thông dựa trên AI vừa giúp cải thiện chất lượng giao thông, vừa giảm ô nhiễm không khí bằng cách hạn chế số lượng xe chạy trong giờ cao điểm.
An Thái
QTO - Các công tố viên tại Nga đã được lệnh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) rộng rãi hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng - theo chỉ thị của Tổng Công tố...
QTO - Trung Quốc đã chính thức khởi động dự án xây dựng tuyến đường sắt mới nối Kashgar, thành phố ở phía Tây Bắc nước này với Kyrgyzstan và Uzbekistan.
VOV.VN - Ngày 22/2 tiếp tục có hàng nghìn nông dân Séc và Slovakia tập trung biểu tình ở nhiều tuyến đường khu vực biên giới nhằm phản đối tình trạng khủng hoảng giá sản phẩm...
VOV.VN - Khi xung đột vũ trang Nga – Ukraine sắp tròn 2 năm, châu Âu có lẽ phải tự hỏi mình những câu hỏi nghiêm túc về một cuộc xung đột bất ngờ nổ ra ngay ở biên giới của...
QTO - Nhiều nền kinh tế mới nổi đang thực hiện các khoản vay với lãi suất ở mức cao so với thị trường.
QTO - Vào hôm thứ Ba, Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mô tả Nga như một “cỗ máy chiến tranh” với việc có thể đánh bại bất kỳ kẻ xâm lược hùng mạnh nào...
QTO - Nhiều quốc gia cho rằng động thái phủ quyết của Washington đang tạo điều kiện cho Israel tiếp tục công kích vào Gaza.
VOV.VN - Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, EU đã áp đặt nhiều vòng trừng phạt nhằm vào Moscow, nhưng nền kinh tế Nga vẫn đứng vững. Khi cuộc xung...
(Tin Tức) - Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 21/2 đã bày tỏ quan ngại về tình hình nhân đạo tại Dải...
QTO - Theo dữ liệu tại kho dự trữ khí tổng hợp (AGSI), dự trữ khí đốt tự nhiên của châu Âu hiện đang ở mức kỷ lục theo mùa trong vòng 5 năm, với trữ lượng...
(Vietnam+) - Nguồn tài trợ mà Quỹ ứng phó tình trạng khẩn cấp nhận được trong năm 2023 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2018, cũng như phản ánh thực tế các nguồn tài trợ...
VOV.VN - Nỗ lực tìm kiếm giải pháp tháo gỡ xung đột Israel-Hamas của cộng đồng quốc tế tiếp tục thất bại khi ngày 20/2, Mỹ một lần nữa bỏ phiếu nữa phủ quyết dự thảo nghị quyết...