{title}
{publish}
{head}
Đối thoại và tuyên truyền chính sách là một trong những nội dung quan trọng của Dự án 8 về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Hoạt động này nhằm giúp cán bộ, hội viên, phụ nữ DTTS có điều kiện được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, đảm bảo tiếng nói, sự tham gia thực chất của phụ nữ trong phát triển KT-XH của địa phương. Qua đó, giúp cấp ủy, chính quyền, các ngành có liên quan và tổ chức hội kịp thời nắm bắt những khó khăn, kiến nghị phản ánh của phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS về cơ chế, chính sách, chế độ còn bất cập để định hướng chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới.
Người dân xã A Dơi, huyện Hướng Hóa phản ánh về tệ nạn xã hội xảy ra trên địa bàn - Ảnh: T.C.L
Trong thời gian từ 25/11-5/12/2023, Hội LHPN tỉnh đã hướng dẫn, chỉ đạo hội LHPN cấp xã tổ chức 10 buổi đối thoại chính sách tại 10 xã vùng đồng bào DTTS nằm trong vùng hưởng lợi của Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Bình quân mỗi điểm đối thoại thu hút khoảng 90-100 đại biểu tham gia.
Tại các buổi đối thoại có sự tham sự của hội LHPN huyện; lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, ủy ban MTTQ Việt Nam, hội LHPN, các ban, ngành đoàn thể cấp xã có liên quan đến nội dung đối thoại; công an xã, lãnh đạo một số trường học trên địa bàn xã, bí thư chi bộ thôn, bản; cán bộ, hội viên, phụ nữ thôn, bản; người dân trong cộng đồng...
Nội dung đối thoại tập trung vào các vấn đề, lĩnh vực cụ thể như: phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, ma túy, tệ nạn xã hội; chính sách về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình và một số vấn đề cấp thiết trong gia đình đồng bào DTTS; các chế độ chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số (về nhà ở, vay vốn, đào tạo nghề, việc làm, chăm sóc sức khỏe, chế độ bảo trợ cho trẻ em...); tình trạng kết hôn hai bên biên giới và giải quyết việc làm cho hội viên phụ nữ trên địa bàn xã...
Được sự hướng dẫn kỹ càng của Hội LHPN tỉnh từ nội dung đối thoại, chương trình kịch bản, công tác tổ chức, thành phần tham dự, bố trí địa điểm, các điều kiện về hậu cần phục vụ... nên các hội nghị đối thoại chính sách cấp xã, cụm xã dưới sự chủ trì của hội LHPN xã diễn ra thành công tốt đẹp, đảm bảo kế hoạch đề ra.
Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Trần Thị Thúy Nga cho biết: Hoạt động đối thoại chính sách được tổ chức đảm bảo thực chất, hiệu quả; nội dung đối thoại phù hợp với nhu cầu thực tế địa phương và nguyện vọng chính đáng của đa số cán bộ, hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số và các quy định của pháp luật, của cơ quan có thẩm quyền ban hành về cơ chế, chế độ, chính sách.
Lãnh đạo ban, ngành có liên quan khi đối thoại, giải đáp những vấn đề đặt ra của phụ nữ, trẻ em DTTS, hướng dẫn tận tình để phụ nữ, trẻ em thực hiện đúng các quy định, đồng thời, tiếp thu, ghi nhận những kiến nghị, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền và trả lời bằng văn bản thông qua UBND các xã nơi tổ chức đối thoại. Hội LHPN tỉnh tập huấn, hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ kinh phí từ nguồn của Dự án 8 cho Hội LHPN xã phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã tổ chức đối thoại.
Quá trình đối thoại được thực hiện với tinh thần cởi mở, thẳng thắn, cầu thị, tôn trọng, lắng nghe, ghi nhận các ý kiến của cán bộ, hội viên, phụ nữ, tạo tâm lý thoải mái để người tham dự trình bày đầy đủ các ý kiến.
Hội nghị đối thoại chính sách cấp xã, cụm thôn bản được tổ chức đối thoại trực tiếp, dưới sự chủ trì của hội LHPN cấp xã và cấp ủy, chính quyền địa phương, với sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể cấp xã, đại diện cộng đồng dân cư.
Tổ chức đối thoại trực tiếp nhằm phát huy dân chủ trong phụ nữ, trẻ em DTTS với lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể cấp xã, các ngành chuyên môn cấp tỉnh, huyện có liên quan với đối tượng thụ hưởng chính sách.
Thông qua hoạt động đối thoại chính sách đã cung cấp, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương của cấp ủy, chính quyền địa phương về phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi, nâng cao nhận thức về vai trò, quyền và nghĩa vụ của hội viên, phụ nữ DTTS, tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh đại đoàn kết, qua đó thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.
Trần Cát Linh
QTO - Trong những năm qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh luôn chú trọng đến công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai bằng nhiều cách làm hay, hoạt động thiết...
QTO - Được giao nhiệm vụ bảo vệ và quản lý đoạn biên giới thuộc địa bàn “nóng” về các loại tội phạm trên tuyến biên giới khu vực phía Tây Quảng Trị, suốt...
QTO - Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, một trong những giải pháp mà các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn áp dụng trong thời gian gần đây là tuyển dụng lao...
QTO - Để nâng cao đời sống văn hóa ở địa phương, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Triệu Phong triển khai nhiều giải pháp để thực hiện. Theo...
QTO - Dù tóc trắng bạc đầu, cơ thể vẫn còn nhiều vết thương do chiến tranh để lại nhưng cựu chiến binh (CCB) Lê Viết Xuân (sinh năm 1950), ở Khu phố 5,...
QTO - Do đặc thù công việc, ngành xây dựng luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao về mất an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Nhận thức rõ điều này, trong suốt...
QTO - Ở thôn Đạo Trung, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, nhiều người vẫn dành sự cảm phục khi nhắc về câu chuyện của chị Phan Thị Nhung (sinh năm 1972)....
QTO - Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin!
QTO - Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) về miền xuôi lang thang xin ăn và sinh sống nơi công cộng tại TP. Đông Hà, thị xã...
QTO - Từ cuối tháng 10/2023 đến nay, bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã bùng phát và lây lan tại 25 xã của 7 huyện, thị xã trong tỉnh. Mặc dù chính quyền...
QTO - Không bảng đen, phấn trắng, không bài học văn hóa đầy ắp kiến thức cuộc sống, lớp học của những giáo viên này rất khác biệt bởi học trò của họ là trẻ...
QTO - Sông Sê Pôn đi qua 7 xã, thị trấn thuộc huyện Hướng Hóa hiện có nhiều đoạn bị sạt lở nặng gây khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của người dân cũng như...