Cập nhật:  GMT+7

Người mẹ tảo tần nuôi 3 con ăn học

Ở thôn Đạo Trung, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, nhiều người vẫn dành sự cảm phục khi nhắc về câu chuyện của chị Phan Thị Nhung (sinh năm 1972). Chồng đột ngột ra đi sau tai nạn giao thông, để lại 4 mẹ con chị với cuộc sống muôn vàn khó khăn. Thế nhưng sau tất cả, người phụ nữ ấy vẫn nỗ lực vươn lên làm kinh tế, thoát nghèo, nuôi các con ăn học nên người.

Người mẹ tảo tần nuôi 3 con ăn học

Chị Nhung tranh thủ thời gian chăm sóc vườn rau của gia đình - Ảnh: T.P

Trời chưa sáng, chị Nhung đã vội dậy nấu bánh chưng, bánh ít và tranh thủ cho gà, lợn ăn, sau đó sắp xếp số bánh chưng, bánh ít vừa nấu còn nóng hổi vào thúng để kịp giờ đẩy ra bán tại chợ Hôm (Đạo Đầu). Đây là những công việc quen thuộc của chị suốt nhiều năm qua. Để có tiền nuôi các con ăn học, dù đau ốm, người phụ nữ ấy chưa dám nghỉ ngày nào.

Lấy chồng từ năm 1992, cuộc sống gia đình chị khi ấy tuy vất vả nhưng tràn đầy hạnh phúc. Ba năm sau đó, niềm vui lại nhân lên gấp nhiều lần khi vợ chồng chị lần lượt đón các con chào đời. Tuy nhiên, biến cố bất ngờ xảy đến khiến chị suy sụp, đó là vào năm 2005, một vụ tai nạn giao thông đã cướp đi “điểm tựa” vững chắc của cuộc đời chị, để lại mình chị với 3 đứa con thơ dại.

“Nỗi mất mát ấy quá lớn khiến tôi tưởng rằng mình không thể vượt qua. Nhưng cứ nghĩ đến tương lai của các con, tôi lại tự nhủ mình phải gượng dậy”, chị Nhung nhớ lại.

Được sự quan tâm, động viên của người thân và hàng xóm láng giềng, người phụ nữ ấy quyết tâm vượt lên nỗi đau, bươn chải mưu sinh. Một mình chị vừa làm 4 sào ruộng, vừa tranh thủ gói bánh chưng, bánh ít, nhập lẻ bánh ướt về bán tại chợ Hôm. Những lần thức khuya, dậy sớm cứ thế kéo dài gần 20 năm qua. Vất vả là thế nhưng chị chưa từng dám than thở hay ngơi nghỉ.

Có lẽ vì thế mà những mệt nhoài đã in hằn lên đôi mắt của người phụ nữ có cái dáng cao gầy ấy. Năm 2018, thông qua kênh của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Triệu Trung, chị được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong hỗ trợ vay ưu đãi 30 triệu đồng.

Với số tiền này, chị Nhung đầu tư xây dựng chuồng trại, mua 4 con lợn thịt, 2 con lợn nái về nuôi. Sau 4 tháng chăm sóc, chị xuất bán lợn và thu về số tiền lãi 2 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả, năm 2020 chị Nhung tiếp tục vay thêm 50 triệu đồng để mở rộng mô hình của mình. Có thời điểm, chị nuôi đến 30 con lợn thịt/lứa. Ngoài lợn, chị còn nuôi thêm khoảng 100 con gà. Trung bình mỗi năm, thu nhập của chị đạt 150 triệu đồng. Nhờ chăm chỉ, chịu khó mà chị không chỉ có tiền cho con đến trường, còn trả dần được nợ và thoát nghèo.

Không có chồng ở bên san sẻ gánh nặng nhưng chị Nhung vui vì cả 3 cậu con trai luôn ngoan ngoãn, hiếu thảo, biết nghĩ cho gia đình. Đứa nhỏ noi gương đứa lớn, nỗ lực trong học tập để có thể chạm tay đến ước mơ, không phụ lòng của mẹ.

Hạnh phúc khoe “quả ngọt” với chúng tôi, chị cho biết, cậu con trai đầu là Hoàng Văn Cường (sinh năm 1995) đã tốt nghiệp Trường Đại học Xây dựng Miền Trung, hiện đang là kỹ sư xây dựng, làm việc tại tỉnh Phú Yên.

Cậu con trai thứ hai là Hoàng Văn Quốc (sinh năm 1997) đã tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, hiện đang là kỹ sư điện tử, làm việc tại thành phố mang tên Bác.

Cậu con trai út hiện đang làm công việc in biển quảng cáo tại quê nhà, đã kiếm được thu nhập và biết giúp mẹ.

Chị Nhung tự hào cho hay: “Tôi không có tài sản gì ngoài ba đứa con này. Thật may vì trong quá khứ, tôi chưa từng bỏ cuộc trước khó khăn. Nhờ được học hành các con mới thoát khỏi cảnh lam lũ cơ cực”.

Tích cực làm kinh tế, vươn lên thoát nghèo nhưng chị Nhung vẫn dành thời gian để tham gia vào các hoạt động, phong trào do hội LHPN các cấp và địa phương phát động. Được biết, vừa qua, chị được UBND huyện Triệu Phong khen thưởng điển hình tiên tiến giai đoạn 2018 - 2023.

Nhận xét về chị, Chủ tịch Hội LHPN xã Triệu Trung Nguyễn Thị Quỳnh Hương cho hay: “Chị Nhung là một trong những tấm gương về tinh thần nghị lực vươn lên, thoát nghèo bền vững và nhất là nuôi các con trưởng thành. Câu chuyện của chị truyền cảm hứng, động lực cho nhiều phụ nữ khác tại địa phương”.

Trúc Phương

Tin liên quan:
  • Người mẹ tảo tần nuôi 3 con ăn học
    Cha nghèo nuôi 4 con ăn học nên người

    Người dân thôn Nhĩ Trung, xã Gio Hải, huyện Gio Linh rất quý mến và ngưỡng mộ ông Nguyễn Văn Lượng (sinh năm 1962), bởi ông là người rất nghị lực. Ròng rã 25 năm trời, ông Lượng vừa gánh vác kinh tế gia đình, vừa chăm sóc người vợ bệnh tật, không có khả năng lao động và nuôi dạy 4 người con trai ăn học nên người.

  • Người mẹ tảo tần nuôi 3 con ăn học
    Người mẹ nghèo nuôi 4 đứa con tật bệnh

    Chị Lê Thị Ngọc Thanh (sinh năm 1978) làm nghề mót củi, hái rau rừng để bán, nuôi 4 đứa con tật bệnh đang sống trong căn nhà tình thương ở Khu phố 9, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh. Những đứa con của chị lần lượt bị những căn bệnh kỳ lạ: hệ vận động yếu dần đến mức không thể đi đứng được và lên cơn động kinh, run rẩy toàn thân, ngất xỉu, lên cơn hen khó thở...

  • Người mẹ tảo tần nuôi 3 con ăn học
    Sống mẫu mực, nuôi con nên người

    Trở về từ chiến trường Campuchia ác liệt, chuyển ngành rồi cưới vợ và hai vợ chồng lần lượt sinh ra những đứa con khoẻ mạnh, ngoan ngoãn và sống cuộc sống bình dị như bao gia đình khác, cần cù, chịu khó làm ăn, nuôi nấng con cái ăn học nên người. Đó là vợ chồng cựu chiến binh (CCB) Dương Ngọc Vượng, 63 tuổi và bà Hoàng Thị Phú, 52 tuổi ở Khóm 2, thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông.

  • Người mẹ tảo tần nuôi 3 con ăn học
    Hoàn cảnh khó khăn của ba mẹ con người Vân Kiều

    Cứ ngỡ cuộc sống của 3 mẹ con chị Hồ Thị Hoa (37 tuổi), người dân tộc Vân Kiều ở khóm Vĩnh Đông, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa sẽ tươi sáng hơn sau khi chị quyết định đi xuất khẩu lao động. Nào ngờ, sang nước ngoài làm việc chưa được 2 năm, chị bị bệnh trầm cảm phải trở về quê hương với cảnh “tiền mất, tật mang”, các con của chị có nguy cơ không ai nuôi dưỡng, thất học.


Trúc Phương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Những giáo viên đặc biệt

Những giáo viên đặc biệt
2023-12-04 14:29:00

QTO - Không bảng đen, phấn trắng, không bài học văn hóa đầy ắp kiến thức cuộc sống, lớp học của những giáo viên này rất khác biệt bởi học trò của họ là trẻ...

Bờ sông Sê Pôn sạt lở nặng

Bờ sông Sê Pôn sạt lở nặng
2023-12-04 09:52:00

QTO - Sông Sê Pôn đi qua 7 xã, thị trấn thuộc huyện Hướng Hóa hiện có nhiều đoạn bị sạt lở nặng gây khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của người dân cũng như...

Dạy nghề để giữ nghề truyền thống

Dạy nghề để giữ nghề truyền thống
2023-12-02 06:20:00

QTO - Hiện nay, một số nghề truyền thống của người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đang dần bị mai một, có nghề đứng trước nguy cơ bị biến mất. Để góp...

Phòng tránh dịch bệnh mùa đông – xuân

Phòng tránh dịch bệnh mùa đông – xuân
2023-12-02 06:16:00

QTO - Hiện nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang chuyển qua thời điểm giao mùa đông - xuân, tạo ra sự thay đổi lớn về môi trường, nhiệt độ và độ...

Ước mơ của cô bé Vân Kiều bị suy thận

Ước mơ của cô bé Vân Kiều bị suy thận
2023-12-02 06:05:00

QTO - Năm nay đã 14 tuổi nhưng em Hồ Thị Lan Anh, trú tại thôn Cheng, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa, thường bị nhầm với những cô bé tiểu học. Căn bệnh suy...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long