{title}
{publish}
{head}
Từ thực tế phát triển của tỉnh cùng với khát vọng, tâm huyết của một doanh nhân, mô hình “Vườn ươm khởi nghiệp” do Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị phối hợp với Tổ chức PUM (Hà Lan) thực hiện đã ra đời. Mô hình nhằm chắp cánh ước mơ cho các startup và hiện thực hóa khát vọng làm giàu cho quê hương Quảng Trị.
Lãnh đạo Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị ký kết hợp tác thực hiện dự án “Vườn ươm khởi nghiệp” với Tổ chức PUM (Hà Lan) -Ảnh: L.T
Trăn trở của một doanh nhân
Ông Hồ Xuân Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị chia sẻ: “Khi Báo Quảng Trị mở diễn đàn “Quảng Trị làm gì để phát triển nhanh và bền vững”, dưới góc nhìn của người quản lý doanh nghiệp, tôi thấy “điểm nghẽn” lớn nhất của tỉnh hiện nay là nguồn nhân lực. Rất nhiều bạn trẻ được đào tạo bài bản nhưng lại không có cơ hội về quê hương để cống hiến vì không có môi trường phát triển. Điều này khiến tôi rất trăn trở”.
Trước đây, ông Hiếu học ngành chế tạo máy, không liên quan gì đến quản trị, kinh doanh nhưng từ năm 2006 - 2007, nhờ được học khóa đào tạo quản trị từ một tổ chức của Mỹ nên ông tiếp cận được nhiều kiến thức hữu ích, từ đó áp dụng và dần dần tích lũy, học hỏi thêm để điều hành, quản lý doanh nghiệp phát triển như hiện nay. Đặc biệt mới đây, chất xúc tác tạo động lực thôi thúc ông Hiếu thực hiện ý tưởng “Vườn ươm khởi nghiệp” là vừa qua con trai của ông thi đậu khóa “ươm mầm” của một tập đoàn có quy mô toàn cầu. Hiện con trai của ông đang được hưởng các chính sách ưu đãi để hiện thực khởi nghiệp trong một môi trường làm việc tốt.
Chuyên gia Tổ chức PUM và các học viên khóa đầu tiên tham gia thực tế tại nhà máy sản xuất của Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị -Ảnh:L.T
Được sự đồng ý và khích lệ của lãnh đạo UBND tỉnh, với vai trò là người khởi xướng, ông Hiếu đã bàn bạc, thuyết phục ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị trích một phần kinh phí của đơn vị, phối hợp với Tổ chức PUM xây dựng dự án “Vườn ươm khởi nghiệp” nhằm hỗ trợ đào tạo cho các bạn trẻ tài năng có mong muốn về làm việc tại Quảng Trị. Để hiện thực hóa ý tưởng, yêu cầu đặt ra là phải có con người (mầm), có dự án và sản phẩm cụ thể. Vì thế, Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị đăng thông báo và mở hội đồng tuyển dụng, tìm kiếm các ứng cử viên cho dự án. Ông Hiếu đã đặt hàng cho các chuyên gia của Tổ chức PUM đào tạo 4 nội dung chủ yếu là: tài chính, kinh doanh, con người và chiến lược phát triển công ty.
Ông Petrus Hendricus Gerardus Verstappen - Chuyên gia đào tạo khởi nghiệp của Tổ chức PUM chia sẻ: “Ông Hiếu là người có tâm huyết và khát vọng làm giàu cho quê hương. Vườn ươm sẽ là nơi tìm kiếm, tập trung ươm tạo các ý tưởng, định hướng về kinh nghiệm, kiến thực công nghệ và thị trường kinh doanh, đổi mới tư duy và xác định rõ vị thế trong thương trường cho các bạn trẻ. Mục tiêu hướng đến là tạo ra một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, giàu ý tưởng khởi nghiệp, góp phần làm thay đổi bộ mặt KT-XH của tỉnh”.
Ươm mầm, chắp cánh cho startup
Với Quảng Trị, đây là mô hình hỗ trợ khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh lần đầu tiên do doanh nghiệp đỡ đầu. Cùng với chi phí trả lương cho học viên hằng tháng, hỗ trợ toàn bộ chi phí cho các chuyên gia Tổ chức PUM đi lại, ăn ở tại Quảng Trị khi tổ chức các khóa học trong thời gian 5 năm, dự kiến tổng kinh phí SEPON chi trả khi thực hiện mô hình này khoảng 10 tỉ đồng.
Với lộ trình đào tạo mỗi học viên trong vòng 2 năm, chương trình này sẽ mang đến cho các bạn trẻ những kiến thức trên lĩnh vực từ kinh doanh, tài chính, cách thức quản lý, chiến lược phát triển doanh nghiệp, tìm kiếm thị trường... “Vườn ươm khởi nghiệp” sẽ được triển khai thực hiện trong 5 năm, mỗi năm tổ chức 2 lớp, mỗi lớp đào tạo 3 học viên. Như vậy “vườn ươm” sẽ tạo được khoảng 30 “mầm”. Các lớp khác đi học phải tốn học phí, ở đây các bạn trẻ được công ty hỗ trợ thu nhập từ 9-10 triệu đồng/người/tháng, hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách của Công ty Cổ phần Tổng công ty thương mại Quảng Trị.
Sau 2 năm đào tạo, học viên sẽ được công ty hỗ trợ một chuyến thực tế khoảng 10 ngày sang châu Âu tham quan các nhà máy, xí nghiệp sản xuất ở nước ngoài để có thêm kiến thức thực tiễn. Ngoài kinh phí đào tạo, SEPON tạo điều kiện môi trường thực hành tại các đơn vị thành viên của tổng công ty để các “mầm” dễ dàng áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, đồng thời hình thành không gian sáng tạo cho học viên được trải nghiệm thực tiễn thông qua việc tham gia trực tiếp vào chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực hoạt động của công ty.
“Tôi là người con sinh ra, lớn lên ở Quảng Trị, sau khi ra trường tôi cũng có mong muốn về quê đóng góp xây dựng quê hương nên rất hiểu tâm nguyện của các bạn trẻ. Hy vọng sau 2 năm đào tạo, các bạn sẽ vững vàng, trưởng thành và đủ bản lĩnh, kiến thức, kinh nghiệm để mở công ty mới hoặc trở thành lãnh đạo cấp trung của SEPON (tùy các bạn lựa chọn), tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động trên địa bàn tỉnh, kéo thêm các bạn trẻ ở nơi khác về cùng xây dựng quê hương”, ông Hiếu bộc bạch.
Chuyên gia Tổ chức PUM giảng dạy cho các học viên khóa đầu tiên của “Vườn ươm khởi nghiệp” -Ảnh: L.T
Sau gần 2 tháng tìm kiếm, qua 3 đợt phỏng vấn của Hội đồng tuyển chọn, 3 ứng cử viên được tuyển chọn vào khóa học đầu tiên của “Vườn ươm khởi nghiệp” gồm: Nguyễn Thị Thùy Trang (sinh năm 1997), quê ở xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, cử nhân Khoa Kinh doanh thương mại, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, từng là nhân viên maketting tại một doanh nghiệp sản xuất cần câu cá của Nhật Bản tại Đà Nẵng; Nguyễn Văn Kỳ Trường (sinh năm 1996), quê ở xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, cử nhân Công nghệ kỹ thuật môi trường, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị. Trường từng có 3 năm làm việc cho các dự án phi chính phủ nước ngoài liên quan đến vấn đề môi trường tại Quảng Trị; Hoàng Thanh Phương (sinh năm 2001), quê ở xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, Kỹ sư Khoa học cây trồng, Trường Đại học Nông lâm Huế. Cả 3 bạn đều có trình độ chuyên môn tốt, thành thạo giao tiếp tiếng Anh nên rất thuận lợi khi trao đổi, học tập với các chuyên gia của Tổ chức PUM.
Theo Thùy Trang, cô chấp nhận đánh đổi công việc ở một thành phố năng động để bắt đầu công việc khá mới mẻ ở quê hương, đó là phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi SEPON FEED của Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị. “Sự thay đổi lớn nhất em có thể cảm nhận được là tư duy, tầm nhìn, thay đổi bản thân để trải nghiệm và nhìn thấy các cơ hội để phát triển. Em cảm thấy bản thân tự tin, mạnh dạn hơn rất nhiều sau khi được các chuyên gia Tổ chức PUM động viên, khích lệ và định hướng phát triển”, Trang nói.
Còn đối với Nguyễn Văn Kỳ Trường thì tham gia khóa học của “Vườn ươm khởi nghiệp”, em được chuyên gia PUM cung cấp công cụ đánh giá, phân tích điểm yếu, điểm mạnh, góc nhìn của người quản lý cần bao quát, tổng thể.
Theo đuổi dự án phát triển chuỗi cửa hàng cơm hữu cơ SEPON ra các tỉnh, thành trong nước, Trường được hướng dẫn bắt tay thực hiện dự án từ những công việc đơn giản nhất là phục vụ tại nhà hàng cơm hữu cơ của SEPON. Em cho biết sẽ tiếp cận công việc ở mọi góc độ để hiểu rõ được tất cả các khâu từ công việc chuẩn bị cho đến khi thực phẩm ra bàn ăn phục vụ khách, từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và giải pháp tối đa hóa hiệu quả của dự án.
“Mọi thứ đều mới bắt đầu, dự án của em cũng chưa thật sự rõ ràng nhưng em sẽ cố gắng để có cái nhìn tổng thể từ những trải nghiệm công việc cụ thể”, Trường chia sẻ.
Lâm Thanh
QTO - Văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, người Vân Kiều, Pa Kô ở Quảng Trị nói riêng rất phong phú, đa dạng và giàu bản sắc. Trong đó, nhiều...
QTO - Trong 7 ngày, từ ngày 27/4 - 3/5/2024, Đoàn công tác của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt...
QTO - Sau một thời gian đưa vào khai thác sử dụng, tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn bộc lộ những bất cập, nguy cơ mất an toàn giao thông. Điều này dễ nhận...
QTO - Bình đẳng giới bắt đầu từ trong mỗi gia đình - đó là thông điệp ý nghĩa mà nhóm tác giả Hồ Thị Khoa, Hồ Thị Ngân, Hồ Thị Viểu, học sinh lớp 9A,...
QTO - Tháng 12 năm ngoái, trong dịp nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đến TP. Đông Hà dự buổi ra mắt Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh...
QTO - Một ngày đầu tháng 11/2023, nắng rải vàng trên những ngọn đồi ở miền Tây Hướng Hóa. Đây cũng là thời điểm cà phê vào vụ. Trong những vườn cây, cà phê...
QTO - Trên dải đất cong cong hình chữ S nhìn ra biển Việt mênh mông này, mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, nhưng xuân dường như có nét duyên không sánh được....
QTO - Bà bằng tuổi má tôi, đã tám mươi rồi, nhưng cứ một, hai là dạ, xưng cậu và tôi, khiến tôi ái ngại vô cùng. Khi chuyện coi bộ đã... thấm, bà không còn...
QTO - Đã có không biết bao nhiêu mùa xuân của đất trời đi qua trong vô hồi vô hạn của tháng năm và thời gian từ khi có đất, có nước, nhưng ký ức về “mùa...
QTO - Bằng sự cầu tiến, kiên định trên hành trình theo đuổi đam mê, Hoàng Hữu Hải (sinh năm 1994), ở thôn Cu Hoan, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, là một người...
QTO - Từ năm 1972 đến 1973, Khu vực Vĩnh Linh đã cưu mang 4 vạn người dân của hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng ra sơ tán. Chương trình đưa người dân từ 2...
QTO - Tạo ra một đôi găng tay điện tử kết nối với chiếc điện thoại thông minh, em Trần Ngọc Long, lớp 11 Lý, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đã chuyển đổi...