
{title}
{publish}
{head}
Cũng giống như bao hộ gia đình khác người Vân Kiều ở bản Cồn, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa, khi mới lập gia đình và tách hộ, cuộc sống của gia đình anh Hồ Văn Thu gặp rất nhiều khó khăn. Lý do chính là kinh tế gia đình anh phụ thuộc hoàn toàn vào nương rẫy, phương thức sản xuất lạc hậu nên thu nhập thấp. Với suy nghĩ muốn thoát nghèo nhất định phải thay đổi nếp nghĩ, cách làm, anh Thu mạnh dạn mở rộng sản xuất, đa dạng ngành nghề, từng bước nâng cao thu nhập, thay đổi cuộc sống. Nhờ đó, anh từng bước thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng.
Anh Thu đang chăm sóc đàn lợn - Ảnh: M.L
Là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân bản Cồn nên anh Thu có điều kiện tiếp cận kiến thức khoa học kỹ thuật nhờ tích cực tham gia các lớp tập huấn, tìm tòi học hỏi qua sách báo, mạng internet, kinh nghiệm sản xuất của những mô hình kinh tế giỏi. Từ đó, anh quyết định đầu tư xây dựng mô hình kinh tế theo phương thức lấy ngắn nuôi dài, vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm làm cơ sở để mở rộng dần quy mô sản xuất.
Từ vài sào đất trồng sắn và lúa nước, anh khai hoang mở rộng sản xuất đến nay diện tích trồng sắn của gia đình đạt 1 ha và lúa nước 4 sào. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên cây trồng của gia đình anh cho năng suất tăng dần qua từng năm, đảm bảo lương thực tại chỗ, anh còn tích lũy vốn tiếp tục mở rộng mô hình kinh tế. Năm 2023, thông qua nguồn vốn do Hội Nông dân xã đứng ra tín chấp, anh Thu vay 100 triệu đồng để đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn nái và lợn thịt.
Từ chỗ chăn nuôi nhỏ lẻ, đến nay gia đình anh xây dựng được mô hình có quy mô khá với 21 ô chuồng, bình quân 20 m2/ô. Chuồng trại có máng ăn, hệ thống nước uống tự động. Hệ thống chuồng trại được xây dựng xa khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường. Vốn làm thợ xây trong thời gian nông nhàn nên tất cả chuồng trại đều do anh Thu một tay xây dựng.
Anh còn đầu tư mua máy xay lúa để vừa phục vụ gia đình, đồng thời tận dụng được nguồn cám gạo cho lợn ăn. “Mô hình kinh tế của gia đình tôi hoàn toàn chủ động được con giống tại chỗ, vừa hạn chế được nguồn kinh phí đầu tư vừa hạn chế dịch bệnh từ bên ngoài. Đàn lợn được chăm sóc đúng kỹ thuật, theo dõi và tiêm phòng đầy đủ nên phát triển thuận lợi, không xảy ra dịch bệnh. Bình quân mỗi năm tôi xuất bán lợn thịt, trừ chi phí thu lãi trên 120 triệu đồng”, anh Thu chia sẻ.
Không chỉ dừng lại ở mô hình kinh tế nông nghiệp, anh Thu mạnh dạn mở thêm ngành nghề. Khi mô hình nông nghiệp cơ bản đã đi vào ổn định, anh Thu giao dần cho vợ quản lý để tranh thủ học thêm nghề mộc và nghề xây dựng. Nhờ siêng năng, chịu khó, vừa làm vừa học nên tay nghề của anh ngày càng vững.
Anh chủ động mua sắm máy móc, thiết bị cho cả nghề mộc và nghề xây dựng, nhận thầu các công trình xây dựng nhà ở và một số công trình khác tại địa phương cũng như một số vùng lân cận. Bằng sự nhiệt tình, chu đáo và uy tín, khách hàng của anh ngày càng nhiều hơn. Anh Thu còn tích cực tham gia công tác xã hội tại bản Cồn. Với vai trò là thôn đội trưởng, tổ phó tổ an ninh trật tự, y tế thôn bản... anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho hội viên và bà con trong bản để cùng phát triển sản xuất, từng bước thoát nghèo.
Anh Thu cho biết thêm: “Với cách làm chủ động nguồn lực, lấy ngắn nuôi dài, lấy hiệu quả ban đầu để mở rộng dần quy mô, đến nay gia đình tôi đã có được mô hình kinh tế khá hiệu quả, làm động lực để phát triển trong thời gian tới. Dự kiến thời gian tới gia đình tôi sẽ chuyển đổi thêm một phần đất trồng sắn sang xây dựng chuồng trại để nhân đàn lợn. Mua sắm thêm máy móc và chế biến thức ăn cho lợn, lấy mô hình chăn nuôi làm chủ lực”.
Mô hình đa dạng ngành nghề giúp gia đình anh Thu giảm thiểu rủi ro do biến động thị trường, tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Qua đó góp phần vào sự phát triển kinh tế nông thôn miền núi bền vững hơn.
Minh Long
Sáng 16/7, Ban Quản lý Dự án Đường sắt (Bộ Xây dựng) và Công ty CP Sông Đà 10 tổ chức lễ thông hầm Đèo Ngang nối hai tỉnh Quảng Trị và Hà Tĩnh.
QTO - Sau nhiều năm triển khai với nhiều lần điều chỉnh, gia hạn tiến độ thi công do vướng mắc mặt bằng, dự án (DA) đường nối cầu An Mô vào Khu lưu niệm...
QTO - Là 1 trong 3 phường được chia ra từ TP. Đồng Hới cũ, phường Đồng Thuận (tỉnh Quảng Trị) có tiềm năng, lợi thế hiếm địa phương nào có được. Đồng Thuận...
QTO - Sau khi sáp nhập tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Quảng Trị có 17 phòng giao dịch trực thuộc. Việc sáp nhập tỉnh và sắp xếp các...
QTO - Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang xảy ra ở nhiều xã trên địa bàn tỉnh và có nguy cơ bùng phát mạnh. Hiện, ngành chức năng đang phối hợp với các địa...
QTO - Ngày 15/7, đoàn công tác của UBND xã Hướng Hiệp do Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Đạt làm trưởng đoàn đến kiểm tra hiện trường và...
QTO - Thực hiện Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội...
QTO - Để khuyến khích phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững, thời gian qua, Quảng Trị có nhiều chính sách, chương trình, đề án, dự...
QTO - Thông thường, bước vào những tháng hè là thời điểm thuận lợi cho việc kinh doanh, buôn bán. Tuy nhiên, thị trường mặt bằng cho thuê năm nay có phần...
QTO - Trên cơ sở những ưu điểm vượt trội của giống gà bản Curoang, nhóm nghiên cứu của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị đã triển khai thực hiện dự...
QTO - Tổ hợp tác (THT) được xem là bước đệm quan trọng để tiến tới thành lập hợp tác xã, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho thành viên như giảm chi phí...
QTO - Với mục tiêu thúc đẩy liên kết sản xuất, mở rộng cơ hội hợp tác với đối tác, bạn hàng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, thời gian qua, tỉnh...