{title}
{publish}
{head}
Thanh niên nông thôn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu lao động của tỉnh. Vấn đề lao động và việc làm nói chung, việc làm của thanh niên nói riêng, nhất là thanh niên nông thôn luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh. Những năm qua, công tác giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả quan trọng.
Thanh niên nông thôn huyện Hướng Hóa được tư vấn giới thiệu việc làm -Ảnh: TÚ LINH
Anh Võ Văn Tùng (sinh năm 1991) ở thôn Văn Vận, xã Hải Quy, huyện Hải Lăng, vay của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Hải Lăng 50 triệu đồng mở xưởng sản xuất nhôm kính bằng công nghệ mới nanô. Xưởng của anh tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động với mức lương theo tay nghề từ 5 - 9 triệu đồng/người/tháng.
Hiện anh đã ký hợp đồng đơn hàng cung cấp sản phẩm cho các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đến năm 2025. Ngoài việc có thu nhập, trả lãi hàng tháng, anh đã trả được một phần nợ gốc vốn vay. Anh Tùng cho biết nguồn vốn cho vay của ngân hàng giúp thanh niên nông thôn lập thân, khởi nghiệp, tạo động lực để bản thân mỗi người không chỉ có việc làm mới, thu nhập ổn định, mà còn tiếp tục truyền cảm hứng cho các thanh niên khác.
Nhận thức vấn đề tạo việc làm cho thanh niên nông thôn là rất cần thiết, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn chỉ đạo các cấp bộ đoàn phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, đào tạo nghề và xuất khẩu lao động.
Từ đầu năm 2023 đến nay, toàn đoàn đã tổ chức 75 hoạt động hướng nghiệp, 56 hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho 12.400 đoàn viên, thanh niên, bộ đội xuất ngũ. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Chi nhánh NHCSXH tỉnh trao cam kết hỗ trợ vốn vay cho 300 mô hình thanh niên phát triển kinh tế với tổng kinh phí 50 tỉ đồng.
Bằng ý chí và nghị lực, nhiều thanh niên đã xây dựng được mô hình phát triển kinh tế tổng hợp, kinh doanh dịch vụ, chăn nuôi gia súc, trồng cây ăn quả, dược liệu... đem lại thu nhập cao. Nhiều thanh niên tốt nghiệp cao đẳng, đại học quyết định trở về quê thực hiện ý tưởng khởi nghiệp hiệu quả.
Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn còn chỉ đạo triển khai, tuyên truyền, rà soát nhu cầu vay vốn các chương trình cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ và cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ trong đoàn viên, thanh niên. Tổng dư nợ vốn vay ủy thác của NHCSXH qua Đoàn Thanh niên tính đến hết tháng 8/2023 là 520 tỉ đồng.
Bằng những việc làm hiệu quả, đến nay toàn tỉnh có 85 câu lạc bộ, tổ hợp tác phát triển kinh tế của thanh niên, 490 mô hình thanh niên làm kinh tế có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Bí thư Tỉnh đoàn Trần Thị Thu cho biết, những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tuổi trẻ Quảng Trị đã có bước trưởng thành nhanh chóng.
Đa số thanh niên, trong đó nhiều thanh niên nông thôn có ý chí vượt khó vươn lên thoát nghèo, mạnh dạn vay vốn phát triển nhiều mô hình kinh tế tạo thu nhập ổn định. Qua thực tiễn xuất hiện ngày càng nhiều điển hình thanh niên tiên tiến trên các lĩnh vực, được cấp ủy, chính quyền các cấp ghi nhận, đánh giá cao.
Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với thanh niên năm 2023 với chủ đề “Xây dựng phát triển nguồn nhân lực trẻ góp phần xây dựng tỉnh Quảng Trị ngày càng giàu mạnh” thu hút hơn 1.000 đoàn viên, thanh niên của tỉnh tham gia.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng đã trực tiếp đối thoại, lắng nghe kiến nghị, đề xuất của thanh niên tập trung vào các nhóm vấn đề: định hướng nghề nghiệp cho thanh niên; chính sách hỗ trợ đào tạo phát triển nghề cho thanh niên nông thôn; chính sách, giải pháp hỗ trợ cho thanh niên là đồng bào dân tộc thiểu số trong xuất khẩu lao động; giải pháp quảng bá, giới thiệu đưa sản phẩm thanh niên ra thị trường...
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà tuổi trẻ Quảng Trị đạt được trong thời gian qua, đặc biệt vay vốn tạo nhiều mô hình kinh tế để giải quyết việc làm cho thanh niên và nhiều lao động địa phương, qua đó tạo ra nguồn thu nhập ổn định, góp phần phát triển quê hương.
Lãnh đạo tỉnh gợi ý thanh niên nông thôn cần mạnh dạn hơn nữa để tham gia các câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế tập thể thông qua thành lập tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới. Các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác hỗ trợ vốn vay cho thanh niên nông thôn khởi nghiệp từ các nguồn vốn giải quyết việc làm của Chính phủ do Trung ương đoàn quản lý, nguồn vốn ủy thác từ NHCSXH và ký kết các chương trình phối hợp với các ngân hàng thương mại để tăng cường kênh vốn hỗ trợ thanh niên nông thôn khởi nghiệp.
Theo bà Trần Thị Thu, tính đến nay, toàn tỉnh có hơn 5.000 thanh niên được vay vốn tín dụng ưu đãi để đào tạo nghề, phát triển sản xuất, tạo sinh kế, việc làm. Vốn tín dụng chính sách xã hội được đầu tư cho các đối tượng là thanh niên tập trung chủ yếu vào các chương trình tín dụng lớn như: hộ nghèo; hộ cận nghèo; hộ mới thoát nghèo; giải quyết việc làm; tín dụng đối với vùng khó khăn; tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Nhiều mô hình thanh niên được hình thành từ vốn vay ưu đãi giải quyết việc làm cho 5 - 7 lao động với thu nhập ổn định. Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tình hình việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm cải thiện đáng kể về chất và lượng.
Để tạo thêm nhiều việc làm cho thanh niên nông thôn thì nhu cầu được vay vốn tín dụng chính sách phát triển kinh tế là rất lớn. Vì vậy, chính quyền các cấp cần tiếp tục quan tâm bố trí nguồn lực nhiều hơn nữa từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác ủy thác sang NHCSXH tỉnh để cho thanh niên vay.
Lồng ghép hiệu quả các chương trình khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư với hoạt động tín dụng chính sách ngày càng hiệu quả hơn trong thanh niên nhằm góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn. Đặc biệt, cần kịp thời biểu dương, tôn vinh các gương thanh niên nông thôn khởi nghiệp thành công để nhân rộng điển hình tiêu biểu làm hạt nhân dẫn dắt phong trào thanh niên nông thôn khởi nghiệp.
Tú Anh
QTO - Với những chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cho vùng dân tộc miền núi, cùng tinh thần chịu khó học hỏi, nỗ lực vươn lên, thời gian qua,...
QTO - Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 được Thủ tướng...
QTO - Nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả các đề án về công tác đào tạo nghề, tạo việc làm mới cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hải Lăng, thời...
QTO - Năm 2023 là năm đầu tiên nông dân Bản Chùa, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ liên kết với doanh nghiệp để trồng một số cây dược liệu. Dù diện tích chưa...
QTO - Được sự hỗ trợ của các cấp, ngành, đơn vị liên quan, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh ở huyện Đakrông vừa cho ra mắt mô hình thương mại hai...
QTO - Hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ bản hoàn thiện, góp phần quan trọng phục vụ phát triển KT-XH địa...
QTO - Nhằm giúp người dân cải thiện một phần sinh kế khi tham gia quản lý và bảo vệ rừng, được sự hỗ trợ của Dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng...
QTO - Nhận thấy lợi thế ở địa phương có nguồn chuối quả mật mốc dồi dào, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng; xu thế thị hiếu khách hàng hiện nay...
QTO - Nâng cao chất lượng đời sống, từng bước giảm nghèo bền vững và nỗ lực phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
QTO - Xác định hệ thống giao thông có vai trò đi trước một bước để thúc đẩy phát triển KT-XH, những năm qua, tỉnh Quảng Trị đặc biệt chú trọng đầu tư hoàn...
QTO - Xã Hải Khê, huyện Hải Lăng là địa phương bãi ngang ven biển. Những năm qua, được sự đầu tư nguồn lực của Nhà nước và sự chung tay góp sức của toàn...
QTO - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị HỒ XUÂN HIẾU trả lời phỏng vấn.