Cập nhật:  GMT+7

Vĩnh Linh đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu nông sản chủ lực

Hướng đến nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản đặc trưng, đáp ứng nhu cầu thị trường, thời gian qua, nhiều địa phương, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã chủ động đầu tư cũng như nhận được sự hỗ trợ để triển khai sơ chế, chế biến sâu nông sản. Từ đó góp phần bảo quản tốt, tạo ra sản phẩm chất lượng, mở rộng tiêu thụ, tăng hiệu quả kinh tế cho nhiều loại nông sản.

Vĩnh Linh đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu nông sản chủ lực

Hợp tác xã Nông sản xanh Vĩnh Hòa đầu tư máy móc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm “Mật ong Rú Lịnh” -Ảnh: NGUYỄN TRANG

Đậu xanh tằm là nông sản chủ lực của xã Vĩnh Giang với vùng nguyên liệu khoảng 80 ha. Nhận thấy đậu xanh được sản xuất, cung cấp dưới dạng hạt thô thì khâu bảo quản còn hạn chế và giá trị mang lại chưa cao, từ năm 2020, HTX Nông nghiệp Cổ Mỹ đầu tư hệ thống thiết bị, sản xuất thêm 2 sản phẩm: bột đậu xanh và đậu xanh rang sấy rất được thị trường đón nhận. Giá bán sản phẩm chế biến cao gấp 2 lần so với sản phẩm thô, tăng thu nhập cho các hộ trồng đậu xanh.

Ông Lê Chẩn, Giám đốc HTX Nông nghiệp Cổ Mỹ cho biết: “Tháng 11/2023, HTX tiếp tục được tỉnh đầu tư Dự án công nghệ sản xuất và chế biến sâu sản phẩm đậu xanh tằm với tổng kinh phí trên 8,4 tỉ đồng. Đến tháng 1/2024, các hạng mục như đồng ruộng trồng đậu xanh đã được quy hoạch, nhà xưởng chế biến đã thi công, lắp đặt hoàn thiện. Với điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng này, thì ngoài phát triển 2 loại sản phẩm hiện có, HTX sẽ mở rộng sản xuất thêm các sản phẩm mới, trước mắt là sữa đậu xanh Vĩnh Giang và bánh đậu xanh Vĩnh Giang”.

Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vĩnh Linh Nguyễn Hữu Quyết thông tin, cùng với HTX Nông nghiệp Cổ Mỹ, trong năm qua, tại huyện Vĩnh Linh có thêm 6 HTX được hỗ trợ về công nghệ sơ chế, chế biến sâu nông sản, tổng kinh phí đầu tư trên 12,1 tỉ đồng.

Đến nay, toàn huyện có khoảng 20 HTX, doanh nghiệp và nhiều cơ sở đã trang bị, nâng cấp cơ sở vật chất, máy móc hiện đại phục vụ sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Nhiều nông sản chủ lực của các địa phương được đầu tư sơ chế, chế biến sâu, như: gạo bát đỏ của HTX Nông nghiệp Tân Mỹ; hồ tiêu của HTX Sản xuất - Kinh doanh hồ tiêu Vĩnh Linh; nghệ củ của Công ty TNHH MTV QT Hùng Dung; gạo của HTX Nông nghiệp sạch Tây Sơn và Cơ sở chế biến miến Loan Hảo; mật ong của HTX Nông sản xanh Vĩnh Hòa; nước mắm nhĩ cá cơm của cơ sở sản xuất nước mắm Khiêm Trọng; dầu lạc nguyên chất của Công ty TNHH Hùng Thịnh Thành...

Mỗi năm huyện Vĩnh Linh đạt sản lượng lúa khoảng 40.000 tấn, lương thực có hạt đạt trên 42.000 tấn, lạc đạt hơn 2.000 tấn, hồ tiêu khoảng 1.350 tấn, khai thác khoảng 4.000 tấn thủy sản... Từ việc đầu tư cho lĩnh vực sơ chế, chế biến sâu thời gian qua đã góp phần giải quyết đầu ra trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm đảm bảo chất lượng; được hỗ trợ hoàn thiện đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, chứng nhận sản phẩm OCOP. Để có thể tiếp cận, đưa vào hoạt động chế biến sâu, phải có nguồn lực.

Vì vậy huyện xác định thời gian tới cần cả sự chủ động của mỗi địa phương, HTX, doanh nghiệp và sự lồng ghép, hỗ trợ từ các chương trình, dự án. Theo đó đối với lĩnh vực chế biến nông sản, huyện đã đề ra cơ chế, chính sách hỗ trợ trong việc tổ chức sản xuất, xây dựng kế hoạch phát triển, tăng cường liên kết phương thức vận chuyển hàng hóa.

Đồng thời khuyến khích cơ sở sản xuất đầu tư khoa học kỹ thuật, hoàn thiện sản phẩm cả về chất lượng và hình thức nhãn mác, bao bì. Qua đó nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm nông sản của địa phương. Đồng thời, huyện sẽ tập trung thực hiện các giải pháp nhằm hình thành điểm mua bán, thu gom, bảo quản sản phẩm nông sản tập trung tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Mặt khác, kêu gọi nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, sơ chế, bảo quản nông sản có sử dụng nguyên liệu thế mạnh của địa phương như: lúa, lạc, tiêu, ném, khoai môn... Chú trọng gia tăng tỉ lệ chế biến sâu để hình thành sản phẩm công nghiệp nông thôn chủ lực có tính chất hàng hóa, gắn với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Riêng về phát triển nguyên liệu lúa gạo tập trung liên kết theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm, kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ, huyện Vĩnh Linh có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế và chế biến lúa gạo với tổng kinh phí 3,390 tỉ đồng.

Trong đó, nguồn hỗ trợ ngân sách tỉnh, huyện 2,2 tỉ đồng; nguồn hợp tác xã và nguồn khác 1,190 tỉ đồng. Huyện Vĩnh Linh đang kiến nghị tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí. Dự kiến các hạng mục sẽ đầu tư xây dựng gồm: hệ thống sấy; nhà xưởng; hệ thống chế biến gạo; mặt bằng, đường giao thông... phục vụ phát triển, nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất lúa gạo tại huyện Vĩnh Linh.

Huyện Vĩnh Linh phấn đấu đến năm 2025, giá trị chế biến nông sản đạt trên 150 tỉ đồng, tăng bình quân trên 18%/năm (theo giá cố định năm 2010). Từ đó sẽ có thêm nhiều mặt hàng nông sản sản xuất theo hướng bền vững, tăng giá trị kinh tế ngành nông nghiệp và thu nhập của người dân.

Nguyễn Trang

Tin liên quan:
  • Vĩnh Linh đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu nông sản chủ lực
    Nông dân Vĩnh Linh tái đầu tư cây hồ tiêu

    Mặc dù vụ thu hoạch vừa qua, năng suất, sản lượng hồ tiêu huyện Vĩnh Linh giảm do thời tiết, dịch bệnh nhưng giá bán sản phẩm hạt tiêu đang trên đà tăng mạnh trở lại, khoảng 80 ngàn đồng/kg tiêu khô và dự báo còn tiếp tục tăng.

  • Vĩnh Linh đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu nông sản chủ lực
    Góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp nông thôn ở Vĩnh Linh

    Thời gian qua, hoạt động khuyến công ở huyện Vĩnh Linh được đẩy mạnh, hình thức đa dạng, phong phú, quy mô, chất lượng các đề án khuyến công không ngừng được nâng cao. Nhờ vậy, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện có thêm động lực đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại đưa vào sản xuất để nâng cao chất lượng và tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần vào tăng trưởng kinh tế nói chung và sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) nói riêng ở địa phương.

  • Vĩnh Linh đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu nông sản chủ lực
    Vĩnh Linh đầu tư nhân lực, nguồn lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ

    Xác định phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sẽ tạo những bước tiến mới để tăng trưởng toàn diện và bền vững hơn, đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, huyện Vĩnh Linh đã tập trung chỉ đạo đưa nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai ứng dụng KH&CN thuộc những vấn đề cấp thiết, lồng ghép vào đề án cơ cấu lại nông nghiệp và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.


Nguyễn Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đổi thay ở thị trấn Cửa Tùng

Đổi thay ở thị trấn Cửa Tùng
2024-12-11 05:45:00

QTO - Từ một vùng đất mang trong mình nhiều vết thương chiến tranh và có nhiều nét làng quê thôn dã, sau 15 năm thành lập, đến nay thị trấn Cửa Tùng đã trở...

Quản lý, bảo vệ rừng bằng... công nghệ

Quản lý, bảo vệ rừng bằng... công nghệ
2024-04-13 05:35:00

QTO - Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa có tổng diện tích hơn 23.400 ha, nằm trên địa bàn 5 xã phía Bắc huyện Hướng Hóa. Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long