
{title}
{publish}
{head}
QTO - Theo dữ liệu công bố vào thứ Sáu, số người nước ngoài tại Nhật Bản đã tăng nhanh gấp đôi so với dự đoán của chính phủ, đạt mức kỷ lục 3,77 triệu người vào năm ngoái, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt đỉnh.
Tình trạng gia tăng này đến từ việc ngày càng nhiều lao động có tay nghề từ Nam Á và Đông Nam Á đến “đất nước mặt trời mọc” làm việc.
Số lượng người nước ngoài tại Nhật Bản đạt kỷ lục. Ảnh: The Japan Times
Gia tăng dân số nước ngoài chủ yếu từ lao động nhập cư
Theo Cơ quan Dịch vụ Di trú Nhật Bản, số cư dân nước ngoài đã tăng khoảng 358.000 người, tương đương 10,5% chỉ trong một năm, nâng tổng số lên gần 1 triệu người trong ba năm qua.
Trước đây, Viện Nghiên cứu An sinh Xã hội và Dân số Quốc gia Nhật Bản dự báo lượng người di cư hàng năm vào Nhật Bản sẽ vào khoảng 165.000 người, với tỷ lệ cư dân nước ngoài dự kiến vượt 10% tổng dân số vào năm 2067. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng hiện tại và tỷ lệ sinh giảm mạnh hơn dự kiến, mốc này có thể đạt được sớm hơn nhiều.
Phần lớn sự gia tăng dân số nước ngoài đến từ nhóm lao động nhập cư. Số người có thị thực lao động có tay nghề cụ thể đã tăng 36,5% so với năm trước, trong khi số lao động có tay nghề cao tăng 19,8%.
Liên quan đến quốc tịch, các cộng đồng đến từ Nam Á và Đông Nam Á chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đáng chú ý, số cư dân đến từ Nepal tăng 57.000 người, từ Myanmar tăng 55,5%, trong khi Sri Lanka và Indonesia lần lượt tăng 35,2% và 34%.
Một số chuyên gia từng dự đoán đồng yên yếu có thể khiến Nhật Bản kém hấp dẫn với lao động nước ngoài do mức lương quy đổi sang ngoại tệ giảm giá trị. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng đã khiến các doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng phụ thuộc vào lao động nhập cư.
Các ngành như xây dựng, chăm sóc điều dưỡng và sản xuất - nơi có tỷ lệ việc làm cao hơn số lượng ứng viên - đang tích cực tuyển dụng lao động nước ngoài hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng ghi nhận sự gia tăng số lượng lao động nước ngoài trong các vị trí quản lý và lãnh đạo. Chính phủ đã mở rộng phạm vi các ngành nghề thuộc diện tình trạng cư trú lao động có tay nghề loại 2, cho phép gia hạn thị thực vô thời hạn. Nhờ đó, số cư dân thuộc diện này đã tăng hơn 20 lần, đạt 832 người vào năm ngoái.
Các yếu tố thúc đẩy làn sóng nhập cư
Bên cạnh nhu cầu lao động tại Nhật Bản, hoàn cảnh kinh tế tại các quốc gia xuất xứ cũng góp phần thúc đẩy làn sóng nhập cư.
Khi nền kinh tế ở các quốc gia châu Á mới nổi phát triển mạnh mẽ, ngày càng có nhiều người theo đuổi giáo dục đại học. Tuy nhiên, số lượng việc làm tương xứng với trình độ học vấn tại các quốc gia này vẫn còn hạn chế, khiến nhiều lao động có tay nghề tìm đến Nhật Bản.
Dù Trung Đông, Singapore và Malaysia cũng là những điểm đến phổ biến, nhưng Nhật Bản ngày càng trở thành lựa chọn hàng đầu nhờ các chính sách thu hút lao động nước ngoài, chẳng hạn như chương trình thị thực lao động có tay nghề cụ thể.
Nhằm hỗ trợ nhóm dân số này, chính quyền Nhật Bản đã mở rộng hệ thống dịch vụ hỗ trợ công dân nước ngoài. Đến năm tài chính 2023, số lượng trung tâm tư vấn một cửa dành cho người nhập cư đã tăng lên 261 trung tâm, so với 139 trung tâm vào năm 2019. Bên cạnh đó, số lượng tổ chức giáo dục tiếng Nhật cũng tăng 20% trong vòng 5 năm, đạt 2.727 cơ sở.
Dù vậy, theo Giáo sư Keizo Yamawaki của Đại học Meiji, chính sách hội nhập tại Nhật Bản vẫn còn nhiều thách thức:
"Các trung tâm tư vấn vẫn còn thiếu nhân sự có chuyên môn. Hơn nữa, vì chính quyền địa phương tự quyết định chương trình giảng dạy và tài liệu cho các lớp học tiếng Nhật, nên có nhiều sự khác biệt giữa các khu vực."
Ông cũng nhấn mạnh chính phủ cần hành động nhanh chóng để xây dựng một xã hội đa văn hóa và gắn kết hơn, bao gồm soạn thảo luật phù hợp và đảm bảo ngân sách hỗ trợ.
Luật Anh
Theo kế hoạch mới, người lao động nước ngoài có tay nghề cao sẽ được làm việc, sinh sống lâu dài tại Nhật Bản.
Tăng tỷ lệ sinh, năng cao năng lực người trẻ, thu hút lao động nước ngoài là những biện pháp mà Chính phủ Nhật Bản đang gấp rút triển khai nhằm ngăn chặn tình ...
Vào tháng 11, tiền lương thực tế tại Nhật Bản đã giảm 3,8% - mức giảm kỷ lục trong hơn 8 năm qua - theo dữ liệu thu thập vào hôm 6/1.
Năm 2023 đánh dấu một bước ngoặt lịch sử đối với nhân khẩu học châu Á: Lần đầu tiên trong kỷ nguyên mới, Ấn Độ được dự đoán sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành ...
VOV.VN - Số trẻ em sinh ra ở Nhật Bản trong năm 2022 dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 7 năm liên tiếp và lần đầu tiên xuống mức dưới 800.000 ...
Trong một cuộc họp báo hôm 14/8, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio (Ki-xhi-đa) đã tuyên bố sẽ không tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử lãnh đạo đảng Dân chủ Tự ...
Công tác nâng cao chất lượng người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thời gian qua luôn được các cấp, ngành của tỉnh Quảng Trị quan tâm. ...
(Tin Tức) - Ngày 16/6, Frontex - cơ quan bảo vệ biên giới và bờ biển của Liên minh châu Âu (EU) - cho biết trong 5 tháng đầu năm nay, số người di cư vượt biên ...
QTO - Việc đồng USD liên tục trượt giá trong thời gian gần đây đang tạo ra những hiệu ứng trái chiều trên thị trường tài chính quốc tế. Trong khi một số...
QTO - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất, trong đó đáng chú ý hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống còn 2,8%...
QTO - Nhiều dự án khai thác khoáng sản quan trọng tại các quốc gia ở "Lục địa đen".
QTO - Những ưu điểm như giao dịch nhanh, phí thấp, thanh toán toàn cầu, mở rộng thị trường, minh bạch đã khiến stablecoin trở thành lựa chọn hấp dẫn cho...
QTO - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc giảm xuống mức âm trong tháng 2, lần đầu tiên kể từ đầu năm 2024. Điều này cho thấy nguy cơ giảm phát gia...
QTO - Các quốc gia tích cực hỗ trợ nền kinh tế tư nhân thông qua các chính sách hỗ trợ, đổi mới công nghệ và hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho DN phát...
QTO - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo miễn trừ mức thuế trừng phạt 25% đối với ô tô nhập khẩu từ Canada và Mexico trong một tháng, miễn là các nhà...
QTO - Một số nước châu Âu đề xuất đưa lực lượng quân sự đến Ukraine như một cam kết bảo đảm sau thỏa thuận hòa bình tiềm năng ở nước này. Tuy nhiên, kế...