
{title}
{publish}
{head}
QTO - Những ưu điểm như giao dịch nhanh, phí thấp, thanh toán toàn cầu, mở rộng thị trường, minh bạch đã khiến stablecoin trở thành lựa chọn hấp dẫn cho các ngân hàng.
Các ngân hàng và công ty fintech lớn đẩy mạnh phát hành stablecoin (một loại tiền điện tử) để giành thị phần thanh toán xuyên biên giới. Bank of America, một ngân hàng lớn tại Mỹ, mới công bố kế hoạch ra mắt stablecoin, cùng Standard Chartered, PayPal, Revolut và Stripe, cạnh tranh với Tether và Circle. Động thái này phản ánh việc stablecoin dần được chấp nhận trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Đồng tiền này từng bị hoài nghi, đặc biệt sau khi dự án Libra của Meta bị phản đối. Tuy nhiên, quan điểm của các cơ quan quản lý đã thay đổi, cùng với chính sách ủng hộ tiền điện tử từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của stablecoin.
Simon Taylor, đồng sáng lập công ty tư vấn fintech 11:FS, ví von hiện tượng này như một “cơn sốt vàng,” khi các doanh nghiệp ồ ạt tham gia trước khi thị trường đạt đến điểm bão hòa. Ông nhấn mạnh yếu tố then chốt chính là khối lượng giao dịch, bởi stablecoin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái thanh toán toàn cầu.
Hàng loạt ngân hành lớn đổ xô phát hành stablecoin. Ảnh: Dreamstime
Các tập đoàn lớn tích cực ứng dụng stablecoin
Ban đầu, stablecoin chủ yếu sử dụng trong các giao dịch tiền điện tử. Giờ đây, chúng trở thành công cụ thay thế hiệu quả cho hệ thống ngân hàng truyền thống, đặc biệt tại Mỹ Latinh, châu Phi và Đông Nam Á. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng hóa, nông nghiệp và vận tải tận dụng stablecoin để thanh toán nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.
Stablecoin duy trì giá trị ổn định bằng cách neo vào tiền pháp định, chủ yếu là USD. Nhờ đó, chúng giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng tiếp cận đồng tiền mạnh mà không cần qua ngân hàng. Hiện tại, tổng giá trị stablecoin phát hành trên toàn cầu đạt 210 tỷ USD, trong đó Tether chiếm 142 tỷ USD, Circle phát hành 57 tỷ USD.
Nhiều tập đoàn lớn đang tích cực ứng dụng stablecoin vào hoạt động kinh doanh. SpaceX sử dụng stablecoin để chuyển tiền về nước từ doanh thu bán vệ tinh Starlink tại Argentina và Nigeria, trong khi ScaleAI trả lương cho lao động quốc tế bằng tài sản số. Tháng trước, khối lượng giao dịch stablecoin đạt 710 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng ví stablecoin cũng ghi nhận mức tăng 50%, đạt 35 triệu, theo dữ liệu từ Visa.
Ngân hàng và fintech tham gia
Nhờ quy định dần rõ ràng hơn, nhiều ngân hàng lớn quan tâm đến stablecoin. Mỹ đang xem xét các dự luật thiết lập tiêu chuẩn cho stablecoin nhằm tăng cường sự tin cậy trong hệ thống tài chính.
“Nếu họ hợp pháp hóa stablecoin, chúng tôi sẽ tham gia,” Brian Moynihan, CEO của Bank of America, cho biết.
EU đi đầu trong việc ban hành quy định yêu cầu các nhà phát hành stablecoin tuân thủ tiêu chuẩn mới. Anh cũng dự kiến tham vấn thị trường về quy định stablecoin trong năm nay. Đáp lại, Standard Chartered công bố kế hoạch phát hành stablecoin bảo chứng bằng đô la Hồng Kông.
Các công ty fintech cũng không đứng ngoài cuộc chơi. Stripe vừa mua lại nền tảng stablecoin Bridge trị giá 1,1 tỷ USD, thương vụ lớn nhất trong lịch sử công ty. John Collison, đồng sáng lập kiêm chủ tịch Stripe, nhận định stablecoin và blockchain mang lại nhiều tiềm năng trong thanh toán kỹ thuật số. PayPal đã ra mắt PYUSD và đặt mục tiêu mở rộng vào năm 2025, tập trung vào doanh nghiệp Mỹ thanh toán cho nhà cung cấp quốc tế. Klarna cũng tuyên bố chấp nhận tiền mã hóa như phương thức thanh toán hợp lệ.
Triển vọng và thách thức
Dù stablecoin đang phát triển mạnh, các tổ chức mới tham gia vẫn gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với những gã khổng lồ đã thống trị thị trường. Tháng trước, PayPal chỉ xử lý 163 triệu USD giao dịch stablecoin, trong khi Tether đạt hơn 131 tỷ USD. Visa vẫn giữ vững vị thế hàng đầu, xử lý trung bình 829 triệu giao dịch mỗi ngày.
Martin Mignot, đối tác tại Index Ventures, cho rằng stablecoin có tiềm năng lớn tại các thị trường thiếu ổn định về tiền tệ hoặc hạ tầng tài chính. Tuy nhiên, tại các nền kinh tế phát triển, stablecoin vẫn chưa tạo được dấu ấn rõ rệt do hệ thống tài chính truyền thống vận hành hiệu quả.
Các chuyên gia cũng cảnh báo thị trường stablecoin khó có thể duy trì hàng chục loại tiền ổn định cùng lúc. Khi người dùng ngày càng quan tâm đến tính minh bạch và độ tin cậy của các nhà phát hành, chỉ một số stablecoin có thể tồn tại bền vững. Simon Taylor nhấn mạnh stablecoin không phải tiền mặt mà chỉ là một công cụ thay thế, với rủi ro tín dụng phụ thuộc vào tổ chức phát hành.
“Thương hiệu stablecoin phản ánh uy tín của tổ chức phát hành. Việc nắm giữ stablecoin không giống như sở hữu USD thực sự,” ông giải thích.
Khi các quy định hoàn thiện và tổ chức tài chính lớn tham gia, thị trường stablecoin sẽ cạnh tranh khốc liệt. Câu hỏi đặt ra là liệu stablecoin sẽ quy tụ vào một số ít nhà phát hành lớn hay tiếp tục phân mảnh. Điều này phụ thuộc vào niềm tin của thị trường, sự giám sát của cơ quan quản lý và khả năng các công ty mới xây dựng danh tiếng.
Hải Lâm
(Zing) - Nếu Mỹ vỡ nợ, Bộ Tài chính đã có một số ưu tiên thanh toán nhất định. Chẳng hạn, cơ quan này sẽ không trả phúc lợi xã hội, trợ cấp cho cựu chiến binh ...
Lạm phát cơ bản của Nhật Bản hiện đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn hai năm qua, điều này có thể khiến Ngân hàng Nhật Bản cân nhắc nâng lãi suất vào ...
Xu hướng sử dụng đồng nhân dân tệ (NDT) trong thanh toán quốc tế đang có dấu hiệu gia tăng, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp trên thế giới tìm kiếm các lựa ...
Tổng thống Donald Trump mới đây tuyên bố rằng, các quốc gia cảm thấy mức thuế quan do Mỹ áp đặt là quá cao hoàn toàn có thể lựa chọn ngừng giao thương với nước ...
Chi phí đi vay ngày càng cao cùng với việc chính phủ các nước rút lại khoản trợ cấp từ giai đoạn đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp lao đao.
Chuyển đổi số (CĐS) không còn là xu hướng mà là nhiệm vụ bắt buộc, là cơ hội để ngành ngân hàng bứt phá, phát triển. Chính vì vậy thời gian qua, các ngân hàng ...
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cảnh báo các ngân hàng trung ương không nên cắt giảm lãi suất quá sớm do nguy cơ lạm phát bùng phát trở lại.
Ngân hàng Silicon Valley (SVB) - bà đỡ của giới công nghệ Mỹ - đã gài các điều khoản độc quyền buộc một số khách hàng phải trung thành với họ.
Tổng thống Donald Trump ngày 9/7 thông báo Mỹ sẽ bắt đầu áp thuế 50% đối với kim loại đồng nhập khẩu từ ngày 1/8.
Ngày 8/7, các Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức “bật đèn xanh” để Bulgaria chuyển sang sử dụng đồng euro từ ngày 1/1/2026. Sự kiện...
Nhà Trắng ngày 7/7 thông báo, Tổng thống Donald Trump sẽ ký một sắc lệnh hành pháp nhằm trì hoãn việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ thêm gần 1 tháng.
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, trong một động thái quyết liệt nhằm kích thích nền kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc vừa thông qua gói ngân sách bổ sung khổng lồ trị giá 31,8 nghìn tỷ...
QTO - Cuộc chiến 12 ngày giữa Israel và Iran trong tháng 6 vừa qua đã tạm lắng sau lệnh ngừng bắn do Mỹ làm trung gian, nhưng bất đồng sâu sắc về hạt nhân,...
Với tỷ lệ 50/50 và lá phiếu quyết định của Chủ tịch Thượng viện, Phó Tổng thống Vance, Thượng viện Mỹ vừa thông qua siêu dự luật mang tên “Một đạo luật vĩ đại và tuyệt vời” do...
Ngày 28/6, Ngoại trưởng Iran Seyed Abbas Araghchi bày tỏ, Iran sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán với Mỹ về chương trình hạt nhân, đồng thời nhấn mạnh lập trường kiên định của...
QTO - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc giảm xuống mức âm trong tháng 2, lần đầu tiên kể từ đầu năm 2024. Điều này cho thấy nguy cơ giảm phát gia...