
{title}
{publish}
{head}
Nhiều dự án khai thác khoáng sản quan trọng tại các quốc gia ở “Lục địa đen”.
Trước nhu cầu gia tăng đối với khoáng sản quan trọng nhằm phục vụ ngành công nghệ cao, năng lượng tái tạo và công nghiệp quốc phòng, Trung Quốc đang tăng cường chiến lược mở rộng quyền kiểm soát đối với các nguồn tài nguyên này. Đặc biệt, châu Phi nổi lên như một khu vực trọng điểm trong kế hoạch khai khoáng của Bắc Kinh, thu hút hàng tỷ USD đầu tư từ các tập đoàn Trung Quốc.
Theo Viện Brookings, trong hai năm sau đại dịch, Trung Quốc đã từng bước nối lại quan hệ kinh tế với châu Phi, với trọng tâm là các khoản đầu tư vào lĩnh vực khoáng sản. Từ Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) đến Botswana và Zimbabwe, Trung Quốc đã rót hơn 10 tỷ USD vào việc mua lại các mỏ và dự án khai khoáng quan trọng.
Trung Quốc duy trì vị thế dẫn đầu về khai thác khoáng sản tại châu Phi. Ảnh: Xinhua
Những khoản đầu tư chiến lược
Cộng hòa Dân chủ Congo hiện là nhà sản xuất coban lớn nhất thế giới và là nguồn cung cấp đồng quan trọng. Năm 2023, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 1 tỷ USD vào các dự án khai khoáng tại quốc gia này. Botswana cũng thu hút các khoản đầu tư lớn, điển hình là thương vụ công ty khai khoáng MMG - được hỗ trợ bởi Tập đoàn Minmetals thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc - mua lại mỏ đồng Khoemacau với giá 1,9 tỷ USD. Dự kiến, MMG sẽ tăng gấp đôi công suất khai thác của mỏ này lên 130.000 tấn mỗi năm vào năm 2028.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã gia tăng sự hiện diện tại Mali, Zimbabwe, Nam Phi, Zambia, Guinea, Angola và Nigeria, với trọng tâm là các mỏ lithium, đất hiếm và kim loại chiến lược. Riêng trong năm 2023, tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào ngành khai khoáng tại châu Phi đạt 7,9 tỷ USD.
Ưu thế của Trung Quốc
Theo các chuyên gia, chiến lược này giúp Trung Quốc đảm bảo nguồn cung ổn định cho các ngành công nghiệp công nghệ cao, đồng thời giảm phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài và giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng.
Bà Yun Sun, chuyên gia tại Viện Brookings, nhận định khoáng sản châu Phi đóng vai trò quan trọng trong sản xuất xe điện, pin và tấm pin mặt trời – những lĩnh vực đang thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc.
Nhà phân tích kinh tế Aly-Khan Satchu cho rằng Trung Quốc đã đi trước các đối thủ trong cuộc đua khai thác khoáng sản tại châu Phi. Ông nhấn mạnh: "Là quốc gia nắm giữ vị thế thống lĩnh trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Trung Quốc không thể đứng ngoài cuộc. Họ buộc phải mở rộng tầm ảnh hưởng để bảo đảm nguồn cung tài nguyên ổn định và củng cố vị thế trong tương lai."
Ngoài ra, Trung Quốc sở hữu công nghệ tiên tiến trong khai thác và chế biến đất hiếm, giúp nước này duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực này. Theo Phó GS. Lauren Johnston từ Đại học Sydney, quá trình tinh chế đất hiếm ẩn chứa nhiều rủi ro đối với môi trường, khiến các nước phương Tây hạn chế tham gia. Điều này đã tạo điều kiện để Trung Quốc kiểm soát phần lớn chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu trong nhiều năm qua.
Gia tăng cạnh tranh trên toàn cầu
Trong bối cảnh nhu cầu khoáng sản tăng vọt do quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, các nền kinh tế công nghiệp hóa lớn đang bước vào một cuộc cạnh tranh quyết liệt.
Mỹ đã bắt đầu có những động thái để tăng cường tiếp cận các nguồn tài nguyên này. Theo một số nguồn tin, Washington đã mở các cuộc đàm phán với DRC về khả năng tiếp cận các khoáng sản quan trọng để đổi lấy sự hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế ngoài châu Phi, chẳng hạn như mở rộng đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng ở Úc và Canada. Một trong những dự án đáng chú ý là Hành lang đường sắt Lobito, được Mỹ khởi động vào cuối nhiệm kỳ chính quyền ông Biden, nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng vận chuyển khoáng sản từ châu Phi đến các thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, theo ông John Calabrese, chuyên gia tại Viện Trung Đông, Trung Quốc đã thiết lập một vị thế vững chắc trong lĩnh vực này. Ông nhấn mạnh Mỹ vẫn gặp nhiều thách thức khi cố gắng theo kịp Trung Quốc trong cuộc đua giành quyền tiếp cận khoáng sản quan trọng của châu Phi.
Xu hướng trong tương lai
Dù đang nắm lợi thế, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng, đặc biệt là tại châu Phi, nhằm duy trì vị thế dẫn đầu. Nhà phân tích Ovigwe Eguegu nhận định Bắc Kinh có thể sẽ tăng gấp đôi mức đầu tư trong những năm tới để củng cố vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng khoáng sản toàn cầu.
Một động thái đáng chú ý khác là vào năm ngoái, Trung Quốc đã ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu một số kim loại đất hiếm được coi là có mục đích sử dụng kép. Đây được xem là một phần trong chiến lược dài hạn nhằm kiểm soát nguồn cung và tạo lợi thế trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế.
Bên cạnh các vấn đề kinh tế, yếu tố địa chính trị cũng đang định hình thị trường khoáng sản toàn cầu. Việc tăng cường kiểm soát nguồn cung khoáng sản không chỉ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp công nghệ mà còn có thể tác động đến chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trong những thập kỷ tới.
Trong khi Mỹ và các nước phương Tây nỗ lực mở rộng nguồn cung và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn giữ vững lợi thế với mạng lưới khai thác và chế biến khoáng sản được thiết lập chặt chẽ trên toàn cầu. Với xu hướng hiện tại, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục đóng vai trò then chốt trong cuộc đua giành quyền kiểm soát các khoáng sản chiến lược trong tương lai.
Luật Anh
Cách tiếp cận mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc xung đột ở Ukraine gần đây liệu có phải một động thái tạm thời nhằm “thử phản ứng” của Tổng thống Putin?
Cảnh sát Campuchia ngày 16/7 cho biết lực lượng chức năng nước này đã bắt giữ trên 1.000 người trong chiến dịch đột kích nhằm vào hàng loạt trung tâm lừa đảo trực tuyến trên...
Tổng thống Donald Trump mới đây tuyên bố ông sẽ ủng hộ Ukraine mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong cuộc xung đột với Nga, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cách Nhà Trắng tiếp cận...
Ngày 15/7, các quan chức Ấn Độ cho biết, ít nhất 21 người đã thiệt mạng và nhiều người bị thương do sét đánh tại các bang Jharkhand và Bihar, miền Đông nước này, trong 48 giờ qua.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ngày 14/7, Văn phòng Tổng cục Phòng, chống lũ lụt Quốc gia Trung Quốc và Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc đã tổ chức một cuộc hội nghị với sự...
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng Thư ký NATO Mark Rutte sau khi nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố sẽ trừng phạt thuế quan...
Ngày 13/7, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã tiến hành cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Cuộc gặp diễn ra trong không khí thân mật,...
QTO - Những ưu điểm như giao dịch nhanh, phí thấp, thanh toán toàn cầu, mở rộng thị trường, minh bạch đã khiến stablecoin trở thành lựa chọn hấp dẫn cho...
QTO - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc giảm xuống mức âm trong tháng 2, lần đầu tiên kể từ đầu năm 2024. Điều này cho thấy nguy cơ giảm phát gia...
QTO - Các quốc gia tích cực hỗ trợ nền kinh tế tư nhân thông qua các chính sách hỗ trợ, đổi mới công nghệ và hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho DN phát...
QTO - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo miễn trừ mức thuế trừng phạt 25% đối với ô tô nhập khẩu từ Canada và Mexico trong một tháng, miễn là các nhà...
QTO - Một số nước châu Âu đề xuất đưa lực lượng quân sự đến Ukraine như một cam kết bảo đảm sau thỏa thuận hòa bình tiềm năng ở nước này. Tuy nhiên, kế...