Cập nhật:  GMT+7

Tháo gỡ khó khăn để chính sách hỗ trợ phát triển cây trồng, vật nuôi phát huy hiệu quả

Năm 2021, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 162/2021/NQ-HĐND (Nghị quyết 162) quy định chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 - 2026, thay thế Nghị quyết số 03/2017/NQ - HĐND của HĐND tỉnh (Nghị quyết 03) về hỗ trợ một số cây trồng, con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020.

Tháo gỡ khó khăn để chính sách hỗ trợ phát triển cây trồng, vật nuôi phát huy hiệu quả

Nghị quyết 162 có hiệu lực từ tháng 1/2022 nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Nghị quyết 03. Tuy nhiên, sau gần 2 năm triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được thì đã nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc, cần có sự vào cuộc tích cực của các ngành, địa phương để phát huy hiệu quả của chính sách này.

Tiếp tục xác định 6 cây, 2 con chủ lực để triển khai các chính sách hỗ trợ, Nghị quyết 162 đã có sự điều chỉnh về định mức hỗ trợ cũng như đối tượng thụ hưởng. Năm 2022 - năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết 162, từ kết quả tổng hợp, đánh giá của ngành nông nghiệp cho thấy, chính sách hỗ trợ phát triển cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm chủ lực bước đầu đã tạo sự lan tỏa trên địa bàn tỉnh. Hiệu quả nổi bật từ các mô hình chăn nuôi bò, sản xuất lúa hữu cơ... đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng và giá trị ngành hàng nông sản của địa phương.

Điểm hạn chế trong năm đầu triển khai thực hiện là việc bố trí kinh phí chậm và thiếu hụt so với nhu cầu nên một số nội dung triển khai gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, năm 2023, tỉnh đã thực hiện phân bổ nguồn vốn sớm ngay từ đầu năm để các đơn vị chủ động trong quá trình triển khai thực hiện, thuận lợi cho quá trình lựa chọn đối tượng và thanh quyết toán.

Không còn khó khăn về việc bố trí nguồn vốn hỗ trợ, tuy nhiên, trong 9 tháng của năm 2023, việc triển khai Nghị quyết 162 tiếp tục gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đáng lưu ý, một số chính sách các địa phương, đơn vị không triển khai thực hiện được, dự kiến trả lại nguồn vốn ngân sách. Cụ thể, đối với chính sách hỗ trợ mô hình nuôi tôm công nghệ cao, kế hoạch giao năm 2023 sẽ thực hiện 5 dự án, tuy nhiên mới chỉ có 3 dự án đang triển khai ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong.

Trong đó, tại hai huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong, các hộ thực hiện dự án đang tiến hành xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống ao nuôi, ao ương đảm bảo quy mô, kỹ thuật nuôi 2-3 giai đoạn ứng dụng công nghệ cao; riêng dự án ở huyện Gio Linh đã tiến hành thả nuôi. Tại TP. Đông Hà, địa phương đã đề xuất trả lại nguồn kinh phí hỗ trợ là 350 triệu đồng do hộ đăng ký thực hiện dự án không có vốn đối ứng.

Trả lại nguồn vốn hỗ trợ, không triển khai thực hiện dự án cũng là thực trạng của huyện Cam Lộ, địa phương dự kiến trả lại 300 triệu đồng vốn hỗ trợ trồng cây dược liệu tập trung trên địa bàn huyện; hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật dự kiến trả 350 triệu đồng hỗ trợ thực hiện chứng nhận sản phẩm hữu cơ...

Đối với chính sách hỗ trợ trồng rừng nguyên liệu chất lượng cao, kế hoạch giao năm 2023 là 505 ha, tuy nhiên đến nay mới chỉ có huyện Hải Lăng thực hiện được 10 ha. Huyện Vĩnh Linh và TP. Đông Hà đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục để hỗ trợ người dân thực hiện dự án với tổng diện tích 20 ha. Đakrông là địa phương được giao chỉ tiêu thực hiện với diện tích lớn nhất (400 ha) nhưng đã có văn bản đề nghị không thực hiện trong năm 2023.

Lý do là trong quá trình triển khai chính sách, đa số người dân, các tổ chức tại các xã không đăng ký tham gia vì nguồn vốn đầu tư đối ứng theo chính sách cao (khoảng 4 triệu đồng/ha). Đối với những hộ dân có điều kiện kinh tế thì có sự so sánh về việc đầu tư trồng rừng bằng giống cây nuôi cấy mô (theo quy định nếu thụ hưởng chính sách hỗ trợ) giá thành cao hơn rất nhiều so với trồng cây giâm hom, do đó không “mặn mà” tham gia.

Quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ với các nội dung khác cũng nảy sinh một số vấn đề cần xử lý. Đơn cử, kế hoạch giao thực hiện chính sách phát triển cây lúa theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm của năm 2023 là 500 ha; kết quả thực hiện được hơn 443 ha tại các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh, Gio Linh.

Tuy nhiên, có địa phương lựa chọn thực hiện 2 vụ đông xuân 2022-2023 và hè thu 2023, có địa phương thực hiện vụ 2 vụ hè thu 2023, đông xuân 2023-2024; một số hộ dân chưa tuân thủ quy trình sản xuất dẫn đến không thực hiện chứng nhận hữu cơ được. Việc các địa phương chưa thực hiện đảm bảo đúng quy trình sản xuất lúa hữu cơ, chưa gắn quá trình sản xuất với đánh giá chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ đã dẫn đến tình trạng tỉ lệ diện tích sản xuất lúa hữu cơ được chứng nhận còn ít so với diện tích hỗ trợ thực hiện theo chính sách.

Nghị quyết 162 được kỳ vọng sẽ tạo động lực để tiếp tục phát huy, nhân rộng những kết của đạt được của Nghị quyết 03; đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn mới, giải quyết những vấn đề tồn tại, điểm nghẽn của giai đoạn trước, nhất là về sơ chế, chế biến, chứng nhận chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm gắn với công nghiệp chế biến, liên kết chuỗi giá trị...

Tuy nhiên, đã qua gần một nửa lộ trình triển khai, bên cạnh những kết quả đạt được thì không ít khó khăn nảy sinh, nếu không kịp thời tháo gỡ thì nguy cơ đến năm 2026 các chỉ tiêu không đạt theo kế hoạch đề ra.

Do đó, các địa phương cần quyết liệt hơn trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết, nhất là đối với việc tuân thủ các chỉ tiêu, kế hoạch được giao. Tăng tốc triển khai thực hiện các chính sách đảm bảo tiến độ giải ngân trong năm 2023, nhất là tuân thủ các quy định, khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn.

Kịp thời phát hiện, tháo gỡ hoặc đề xuất xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, tránh để xảy ra tình trạng một số chính sách không thực hiện được mà không có báo cáo như trong năm 2022. Đối với những chính sách đã được bố trí kinh phí đợt 1/2023 mà các địa phương không thực hiện, cần rà soát báo cáo cơ quan có thẩm quyền để kịp thời xử lý theo đúng quy định.

Mặt khác, đối với cơ quan chuyên môn, cần chú trọng hơn nữa trong việc khảo sát, lấy ý kiến các đối tượng thụ hưởng để xây dựng chính sách sát hợp hơn với yêu cầu thực tiễn, góp phần đắc lực phát huy các tiềm năng, thế mạnh, hỗ trợ ngành nông nghiệp tỉnh phát triển.

Bảo Bình

Tin liên quan:
  • Tháo gỡ khó khăn để chính sách hỗ trợ phát triển cây trồng, vật nuôi phát huy hiệu quả
    Hỗ trợ phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực theo chuỗi liên kết

    Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn mới và giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của tỉnh trong các giai đoạn trước, nhất là trong chế biến, cấp chứng nhận chất lượng sản phẩm, xây dựng liên kết chuỗi giá trị... bước vào đầu nhiệm kỳ mới 2021 - 2026, tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 162/2021/NQ-HĐND, ngày 9/12/2021 về quy định chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm ...

  • Tháo gỡ khó khăn để chính sách hỗ trợ phát triển cây trồng, vật nuôi phát huy hiệu quả
    Cần tháo gỡ khó khăn trong hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất để giảm nghèo ...

    Thời gian qua, thực hiện các hợp phần phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững đã góp phần giúp người dân, đặc biệt là các hộ khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập theo hướng bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn.


Bảo Bình

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tránh tiếp tay cho đối tượng lừa đảo

Tránh tiếp tay cho đối tượng lừa đảo
2024-07-27 05:00:00

QTO - Thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới rất tinh vi. Đối tượng lừa đảo...

Cảm xúc về tự do, độc lập

Cảm xúc về tự do, độc lập
2023-09-02 08:00:00

QTO - Phải đến ngày 15/11/2023, nhạc sĩ Văn Cao mới tròn 100 tuổi (ông sinh ngày 15/11/1923) nhưng chương trình kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông đã diễn...

Cần sớm có bãi đỗ xe trong đô thị

Cần sớm có bãi đỗ xe trong đô thị
2023-08-26 05:05:00

QTO - Tình trạng đỗ xe ô tô ở TP. Đông Hà khá lộn xộn, gây mất mỹ quan đô thị. Sau nhiều năm phát triển, thành phố vẫn còn thiếu rất nhiều bãi đỗ xe công...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết