Cập nhật:  GMT+7

Từ gánh bún đến giảng đường âm nhạc

Là một cô bé sinh ra ở miền quê nghèo, lớn lên từ gánh bún của mẹ, với giọng ca ngọt ngào, Nguyễn Thị Minh Thi (sinh năm 2000), giảng viên Học viện Âm nhạc Huế đã vươn lên, trở thành một ca sĩ, giảng viên thanh nhạc. Đi qua khó khăn, cô gái người Quảng Trị này càng trân quý những gì đang có và luôn tìm cách trả nghĩa cuộc đời.

Từ gánh bún đến giảng đường âm nhạc

Minh Thi biểu diễn trên sân khấu quê hương - Ảnh: NVCC

Tuổi thơ vất vả

Mỗi lần nhìn thấy những gánh bún vội vã trên đường phố Huế hay lặng lẽ nép mình ở một khu chợ xô bồ, ký ức lại trỗi dậy, khiến lòng Minh Thi nao nao. Thi là một trong những đứa trẻ lớn lên từ gánh bún. Cô vẫn nhớ như in, thời thơ ấu, mỗi lần ba mẹ trở về nhà với gánh bún còn dư, 4 anh em Thi mừng ra mặt. Nhà bán bún nhưng anh em Minh Thi ít khi được thưởng thức. Thấy gương mặt “sáng như sao” của các con, ba mẹ Thi cũng phải bật cười. Mọi âu lo như thể được xua tan.

Quê Minh Thi ở xã Hải Định, huyện Hải Lăng. Ba mẹ cô đều xuất thân từ đồng ruộng. Thế nhưng, vì sức khỏe hạn chế, ba mẹ Thi chọn công việc bán bún ở chợ để mưu sinh. Ba mẹ Thi hy vọng, với công việc này, hai người có thể lo liệu cho đàn con học hành tử tế, để cuộc đời không còn sấp ngửa với nghèo khó như mình. Thế nhưng, việc giữ gìn và biến hy vọng ấy thành hiện thực không dễ. Nhiều đêm, Minh Thi nghe tiếng thở dài của ba mẹ vì tính toán mãi vẫn không đủ tiền trang trải cuộc sống. Trong khi đó, ngôi nhà cũ đã đến lúc cần sửa chữa để chống chọi với thiên tai, bão lũ.

Từ gánh bún đến giảng đường âm nhạc

Hình ảnh giản dị của Minh Thi giữa đời thường - Ảnh: NVCC

Trong nhà, Minh Thi là con gái út. Vì vậy, mọi tình yêu thương, sự ưu tiên của ba mẹ, anh chị hầu như đều hướng đến cô. Dẫu vậy, Thi không bàng quan, mà ngược lại sớm hiểu, âu lo trước hoàn cảnh của gia đình. Từ ngày đầu bước đến trường, Thi đã xác định phải học thật giỏi để không phụ lòng ba mẹ. Sau giờ lên lớp, những công việc trong nhà đều đến tay Thi. Hình ảnh cô bé nhỏ xíu, luôn tay, luôn chân hỗ trợ ba mẹ bán bún, thỉnh thoảng lại ngân nga tiếng hát đã trở nên thân thuộc với nhiều người. Mẹ thường bảo, tiếng hát của Minh Thi là “liều thuốc” giúp mình xua tan mọi muộn phiền, mệt mỏi.

Trước đây, Minh Thi mong trở thành một nhân viên văn phòng nhàn nhã, có thu nhập ổn định. Dù sở hữu giọng hát được mọi người cho là trời phú nhưng cô không chọn con đường âm nhạc. Minh Thi nghĩ, một cô bé ở thôn quê khó có cơ hội trong lĩnh vực này. Vì thế, Thi chỉ biết dành hết tình yêu, sự đam mê âm nhạc của mình cho những sân khấu nhỏ ở địa phương. Một lần, Minh Thi tham gia hội diễn văn nghệ ở trường. Ca khúc “Cúc ơi” do em trình bày khiến nhiều người rơi nước mắt. Khoảnh khắc ấy như làm Thi tỉnh thức, thay đổi suy nghĩ. Cô tự nhủ: “Thành công không phải đơn thuần là có một công việc ổn định. Người ta chỉ thực sự thành công khi sống đúng với đam mê và được cống hiến”.

Ba lần đoạt danh hiệu thủ khoa

Nhớ lại kỷ niệm xưa, Minh Thi cho biết, ở tuổi 18, việc chọn thi Học viện Âm nhạc là sự liều lĩnh của cô. Bởi, sau khi tốt nghiệp THPT, Thi mới có điều kiện vào TP. Huế học thanh nhạc. Bấy giờ, hầu hết các bạn có cùng mục tiêu đã trải qua nhiều năm ôn luyện, dạn dày về cả kiến thức lẫn kỹ năng. Vì thế, có lúc, cô cảm thấy hoang mang với lựa chọn của mình.

Càng lo lắng, Minh Thi càng quyết tâm học tập. Kết quả, Thi đã gây bất ngờ khi đoạt danh hiệu thủ khoa ở chuyên ngành Biểu diễn - Thanh nhạc. Nhớ lại thời điểm ấy, Minh Thi cho biết, hôm nhận kết quả, cô không thể tin vào mắt mình. Ba mẹ và anh chị của Thi cũng vui đến mức không diễn tả hết thành lời. “Những ngày ấy, em cảm thấy như đang sống trong mơ. Tuy nhiên, niềm vui đó đi liền với những âu lo. Em biết rằng, sắp tới, mình sẽ học tập với nhiều bạn tài năng, giỏi giang, được đào tạo bài bản từ nhỏ. Trong một tập thể như thế, nếu chỉ có năng khiếu và đam mê, em không thể khẳng định mình. Vì thế, danh hiệu thủ khoa có thể là một áp lực lớn”, Minh Thi bộc bạch.

Từ gánh bún đến giảng đường âm nhạc

Minh Thi không ngừng học tập, rèn luyện để có thể cống hiến nhiều hơn - Ảnh: NVCC

Biết điểm yếu và mạnh của bản thân nên ngay sau ngày nhập học, Thi đã dồn hết tâm sức để trau dồi, tập luyện. Ngoài thời gian lên lớp, cô tìm thầy, tìm bạn để học. Cảm nhận rõ quyết tâm của Minh Thi, nhiều cán bộ, giảng viên như cô Trần Thị Vân, Nguyễn Thị Lan Anh... đã nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ. Từ đây, tài năng của Thi nhanh chóng được mài dũa, rồi dần đạt đến độ chín. Không chỉ có kết quả học tập ấn tượng, Minh Thi còn tích cực tham gia và đoạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi như: Huy chương Đồng Tài năng trẻ học sinh, sinh viên toàn quốc; Giải “Người thể hiện ca khúc Việt Nam hay nhất” Bảng A Cuộc thi Âm nhạc mùa thu năm 2019, tổ chức tại Hà Nội; giải A Liên hoan Nghệ thuật quần chúng tỉnh Quảng Trị với chủ đề “Khúc hát tự hào”; giải B Liên hoan Nghệ thuật quần chúng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XI...

Cũng từ đây, tiếng hát của Minh Thi được nhiều người biết đến. Khác với hình ảnh một cô thủ khoa rụt rè từ quê vào phố nhập học, Thi đã lột xác trở thành một sinh viên tự tin, thực sự tỏa sáng với tài năng của mình. Vì vậy, không ai ngạc nhiên khi Minh Thi tiếp tục trở thành thủ khoa đầu ra của chuyên ngành mình theo đuổi. Mới đây, cô lại một lần nữa đoạt danh hiệu thủ khoa khi thi vào Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh để học lên thạc sĩ.

Trả nghĩa cuộc đời

Sống và làm việc tại TP. Huế, tuy khoảng cách với mảnh đất chôn nhau, cắt rốn không quá xa nhưng mỗi lần nhận được những cuộc gọi, tin nhắn từ quê, Minh Thi vẫn có những xúc cảm đặc biệt. Thông thường, sau các chương trình truyền hình, buổi biểu diễn lớn, những cuộc gọi, tin nhắn đến với Thi nhiều hơn. Một số người không ngờ cô bé nhỏ nhắn, thường phụ ba mẹ bán bún năm nào đã trở thành người của công chúng. Không những thế, Thi còn là một giảng viên trẻ tuổi, tài năng của Học viện Âm nhạc Huế.

Nói về điều này, Minh Thi cho biết, sự ngạc nhiên của mọi người là điều dễ hiểu. Bởi, có thời điểm, hoàn cảnh khó khăn khiến cô đứng trước nguy cơ tạm dừng việc học. Ngay những ngày đầu bước chân vào giảng đường, Minh Thi đã phải bươn chải kiếm tiền trang trải cho cuộc sống xa nhà. Biết hoàn cảnh của Thi, các giảng viên, bạn bè nhiệt tình giới thiệu em cộng tác với những đơn vị, doanh nghiệp uy tín. Nhờ khoản tiền cát xê đó, những lo toan của Minh Thi trong việc học cũng như cuộc sống vơi đi đáng kể. Hiện nay, tuy đã là giảng viên nhưng Thi vẫn thu xếp thời gian để đứng trên sân khấu với vai trò một ca sĩ.

Từ những trải nghiệm đã qua, Minh Thi càng trân quý hơn công việc của mình. Cô luôn tự nhủ bản thân làm việc, học tập, lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc, trách nhiệm. Trên giảng đường, ngoài tập trung vào nhiệm vụ chuyên môn, Minh Thi còn chú ý tìm hiểu, động viên, giúp đỡ những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khác. Xuất thân từ nghèo khó, Thi hiểu, đôi khi chỉ một lời khuyên chân thành hay sự giúp đỡ dù là nhỏ nhất cũng có thể làm thay đổi số phận của ai đó. “Hiện tại, em vẫn chưa thể làm được những điều to lớn cho mọi người xung quanh. Vì thế, em sẽ làm những việc nhỏ bằng một trái tim lớn”, Minh Thi chia sẻ.

Ngoài giờ lên lớp, Minh Thi còn dùng lời ca ngọt ngào của mình để trả nghĩa cuộc đời. Cô xuất hiện tại khá nhiều đêm nhạc thiện nguyện, đặc biệt các chương trình hướng về quê hương Quảng Trị luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Thi. Đến giảng đường từ gánh bún tảo tần của ba mẹ, Minh Thi luôn mong muốn trở về, không chỉ để báo đáp công lao của đấng sinh thành mà còn làm được những điều ý nghĩa cho mảnh đất nuôi mình khôn lớn.

Tây Long

Tin liên quan:
  • Từ gánh bún đến giảng đường âm nhạc
    Đường đến giảng đường âm nhạc của Thanh Thảo

    Không có điều kiện được đào tạo chuyên sâu, em Võ Thanh Thảo (sinh năm 2009), trú tại Khu phố 1, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, từng nghĩ mình không thể mang về thành công từ niềm đam mê âm nhạc. Vậy mà, chính tiếng hát đã giúp Thảo hai lần đoạt giải cao tại các cuộc thi và vươn đến giảng đường của Học viện Âm nhạc Huế bằng tấm vé đặc cách.

  • Từ gánh bún đến giảng đường âm nhạc
    “Em theo đoàn lưu dân”, từ thơ đến nhạc

    Anh Phạm Hòa Việt là cựu học sinh Trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị (1962-1969), cựu sinh viên Trường Đại học Văn khoa Huế. Anh đã từng kinh qua các chức vụ khác nhau như Phó Hiệu trưởng các trường PTCS Hải Thọ, Hải Ba, Hải Vĩnh (huyện Hải Lăng); Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai; là nhà thơ của Non mai sông Hãn quê nhà (Tuyển tập thơ - văn Quảng Trị thế kỷ XX, Nhà xuất bản Sở Văn hóa Thông tin, 1999, trang 650-654).


Tây Long

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Quảng Trị làm sao quên!

Quảng Trị làm sao quên!
2025-03-31 15:14:00

QTO - Đã định ăn Tết Hà Nội trọn vẹn, sáng mồng Một Tết 2025, nhớ nhà quá, tôi lên xe khách về Hà Tĩnh. Vắng khách, tôi yêu cầu người lái xe mở cho nghe...

Hải Lăng sâu thẳm mạch nguồn

Hải Lăng sâu thẳm mạch nguồn
2025-03-14 15:03:00

QTO - Vào buổi bình minh của lịch sử dân tộc, dải đất Hải Lăng là phần đất của bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Qua bao biến thiên của...

Sự đáp đền với miền cát Hải Lăng

Sự đáp đền với miền cát Hải Lăng
2025-03-13 08:06:00

QTO - Tròn một con giáp (12 năm) trôi qua, những gì đang diễn ra ở vùng cát duyên hải Đông Nam Quảng Trị làm dấy lên trong tôi ngổn ngang cảm xúc. Có thể...

Đổi thay ở vùng Càng

Đổi thay ở vùng Càng
2025-03-13 07:30:00

QTO - Khác với khung cảnh làng quê ngập chìm trong nước lũ, bao gương mặt buồn hiu hắt đối mặt với khó khăn của vài chục năm trước, giờ đây các “ốc đảo”...

Nối vòng tay hữu nghị

Nối vòng tay hữu nghị
2025-03-08 05:00:00

QTO - Tuy khác quốc tịch nhưng sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị và các bạn trẻ Trường Nông nghiệp và Khoa học đời sống (NN&KHĐS), Đại học Quốc...

Về xứ “4 kẻ”, “7 càng”

Về xứ “4 kẻ”, “7 càng”
2025-03-02 07:29:00

QTO - Dòng sông Ô Lâu như dải lụa biếc xanh vắt ngang giữa tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế), tạo nên những làng quê êm đềm gắn liền...

Hải Lăng - miền khát vọng

Hải Lăng - miền khát vọng
2025-03-01 05:25:00

QTO - Có nhiều cách để gọi tên một vùng quê nhưng cứ nghĩ đến Hải Lăng là bất giác tôi liên tưởng đến một miền khát vọng. Khát vọng vươn lên mãnh liệt.

Đoàn tụ sau 55 năm thất lạc

Đoàn tụ sau 55 năm thất lạc
2025-03-01 05:00:00

QTO - Nghẹn ngào và hạnh phúc là những cảm xúc khó tả trong giây phút bà Phan Thị Thúy (67 tuổi) và con trai gặp lại người thân ruột thịt của mình ở quê...

Thú chơi thủy sinh

Thú chơi thủy sinh
2025-02-22 05:00:00

QTO - Vài năm trở lại đây, nhiều người trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tìm đến thú chơi thủy sinh. Những tưởng, đây là “món” chỉ dành cho những người lớn tuổi,...

Khởi nghiệp từ đam mê công nghệ

Khởi nghiệp từ đam mê công nghệ
2025-02-15 05:00:00

QTO - Đến với công nghệ từ một sự lựa chọn, anh Nguyễn Tài Tâm (sinh năm 1990), Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên TPT Software, TP. Đông Hà đam mê lúc...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long