{title}
{publish}
{head}
Cùng với nhiều quy định mới được ban hành nhằm đảm bảo an toàn giao thông, mới đây, Luật Trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường bộ đã được Quốc hội thông qua. Điểm đáng chú ý là luật này có quy định từ ngày 1/1/2025 sẽ tính điểm giấy phép lái xe (GPLX).
Theo đó, giấy phép lái xe có 12 điểm, nếu người tham gia giao thông phạm lỗi sẽ bị trừ điểm vào GPLX. Số điểm trừ tùy thuộc vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm của người tham gia giao thông. Cũng theo quy định này, người có GPLX nếu bị trừ hết điểm phải đợi trong khoảng thời gian ít nhất 6 tháng mới được kiểm tra các kiến thức về luật giao thông và khi kết quả đạt sẽ được phục hồi điểm số như trước.
Theo nhận định của nhiều người, quy định tính điểm GPLX sẽ nâng cao ý thức tham gia giao thông của các chủ phương tiện, góp phần đảm bảo an toàn và giảm thiểu tai nạn giao thông. So với quy định bị tước GPLX có thời hạn như hiện nay, khi bị trừ điểm GPLX (nếu chưa bị trừ hết 12 điểm), tài xế vẫn có thể điều khiển phương tiện giao thông.
Tuy nhiên, nếu người tham gia giao thông không cẩn thận rất dễ bị trừ điểm khi vi phạm nhiều lỗi nhỏ, điều mà không ít người thường chủ quan. Quy định trừ điểm chỉ căn cứ trên số lần vi phạm và càng vi phạm nhiều lần thì số điểm sẽ bị trừ tương ứng. Lâu nay, nhiều người tham gia giao thông thường chủ quan, bỏ qua những lỗi vi phạm nhỏ.
Ví dụ như tại địa bàn TP. Đông Hà, theo đánh giá của cơ quan cảnh sát giao thông, lỗi người tham gia giao thông thường gặp nhất là vi phạm quy định về tín hiệu đèn, nhất là tín hiệu đèn vàng. Qua hệ thống giám sát giao thông và thực tế tuần tra kiểm soát, lực lượng cảnh sát giao thông Công an tỉnh đã phát hiện, xử phạt hàng chục trường hợp không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu vàng.
Điều quan trọng là khi bị lực lượng chức năng tiến hành xử phạt hành chính, nhiều người vẫn không hiểu nguyên nhân vì sao mình bị xử phạt vì nghĩ đèn vàng là cứ đi bình thường. Trong khi đó theo quy định của pháp luật, khi đèn vàng báo hiệu thì người điều khiển phương tiện phải dừng lại trước vạch, trừ trường hợp đã quá vạch dừng thì được đi tiếp; nếu tín hiệu đèn vàng nhấp nháy thì phương tiện được phép đi, nhưng lái xe phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ. Những lỗi này, sau khi áp dụng tính điểm GPLX, nếu người tham gia giao thông không chú ý sẽ bị trừ điểm nhiều lần do vi phạm thường xuyên.
Thời gian qua, cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm góp phần vào việc kiềm chế tai nạn giao thông (TNGT). Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, tình hình trật tự an toàn giao thông trên cả nước vẫn diễn biến phức tạp, văn hóa giao thông chưa được hình thành rõ nét, tai nạn giao thông có giảm nhưng chưa bền vững.
Theo số liệu của Bộ Công an và Cục Hàng hải Việt Nam, quý I năm 2024, cả nước xảy ra 6.550 vụ TNGT, làm chết 2.723 người, bị thương 5.246 người. Quảng Trị là một trong 22 địa phương có số người chết do TNGT tăng trên 20% so với cùng kỳ 2023. Chỉ tính trong 5 tháng đầu năm 2024, tai nạn giao thông trên địa bàn toàn tỉnh tăng cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm 2023, trong đó tai nạn xảy ra 95 vụ, làm chết 42 người, bị thương 80 người.
Nhiều vụ vi phạm quy định Luật Giao thông đường bộ gây hậu quả đau lòng, trong đó đa phần các vụ tai nạn đều liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông.
Đánh giá chung của cơ quan chức năng cho thấy trong nhiều nhóm nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, lỗi từ việc chủ quan, thiếu ý thức chấp hành của người tham gia giao thông vẫn chiếm chủ yếu, tập trung vào nguyên nhân như điều khiển phương tiện khi trong hơi thở có nồng độ cồn, chất ma tuý; không đảm bảo khoảng cách an toàn, không làm chủ tốc độ; vượt xe không đúng quy định, đi sai phần đường, làn đường; không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu, biển báo giao thông; thiếu chú ý quan sát khi chuyển hướng hoặc đi bộ qua đường...
Mới đây nhất, vào ngày 27/6, một người phụ nữ ở TP. Vũng Tàu điều khiển xe với tốc độ cao, gây ra vụ va chạm liên hoàn dẫn đến cái chết của hai người dân đang đi bộ trên đường và 5 người khác bị thương. Điều đáng nói là mặc dù không có bằng lái xe và nồng độ cồn ở mức kịch khung nhưng người này vẫn tự tin điều khiển xe trên đường.
Sự liều lĩnh này đánh đổi bằng mạng sống của 2 người dân vô tội và 1 bản án nghiêm minh của pháp luật dành cho người vi phạm. Dư luận bày tỏ sự thương xót đối với các nạn nhân, đồng thời lên án hành vi của người phụ nữ điều khiển phương tiện gây tai nạn cũng như chủ nhân của chiếc xe nói trên.
Bởi lẽ, với nhận thức của mình, cả hai phải biết rõ các quy định của pháp luật về việc điều khiển phương tiện ô tô khi tham gia giao thông. Đây không phải là sự bất cẩn mà là hành vi cố ý vi phạm Luật giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Trở lại với quy định trừ điểm GPLX, trên thế giới, một số quốc gia đã áp dụng quy định này và được đánh giá mang lại tín hiệu tích cực. Khi chính thức áp dụng, Bộ Công an sẽ có những quy định hướng dẫn chi tiết, phù hợp để pháp luật phát huy hiệu quả khi đi vào thực tế. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, người tham gia giao thông phải “đón đầu” quy định mới để rèn ý thức tuân thủ và chấp hành luật giao thông.
Quy định tính điểm GPLX không phải chế tài mà là biện pháp quản lý để tính yếu tố “tái phạm” trong vi phạm hành chính về giao thông. Tuy nhiên, việc triển khai quy định này trong thực tiễn sẽ góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giúp người dân nâng cao ý thức chấp hành khi điều khiển phương tiện, từ đó tránh vi phạm luật và hạn chế tối đa việc gây ra các vụ tai nạn.
Hoài Nam
QTO - Một ngày trước khi bước qua năm mới 2025, UBND huyện Triệu Phong công bố quy hoạch các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn (1558 - 1626) vào sáng...
QTO - Càng gần đến tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, tình hình buôn bán pháo lậu trên địa bàn Quảng Trị càng diễn biến phức tạp. Và tại không ít khu dân cư,...
QTO - Khái niệm chuyển đổi số đã dần trở nên phổ biến, tuy nhiên, có một thực tế là còn không ít người vẫn chưa hiểu được thực chất của chuyển đổi số là...
QTO - Những ngày này, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Quảng Trị đang chờ đón các sự kiện: Lễ hội Vì Hòa bình, Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Trị...
QTO - Tại lễ phát động phòng chống đuối nước cho trẻ em năm 2024, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) Hoàng Tuấn Anh chia sẻ một...
QTO - Hoạt động kinh doanh đa cấp xuất hiện tại Việt Nam từ đầu những năm 2000 khi chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Bên cạnh việc góp...
QTO - Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách...
QTO - Học bổng “Tấm lòng quê hương - Tiếp sức đến trường” là một chương trình mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc, có hiệu quả thiết thực tại tỉnh Quảng...
QTO - Thời điểm hiện nay, nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang thu hoạch cây hồ tiêu. Người dân rất phấn khởi vì giá hạt tiêu khô đang...
QTO - Trong 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2024, nhóm nhiệm vụ, giải pháp thứ 9 được các đại biểu dự Hội nghị lần thứ 17, Ban Chấp...
QTO - Lễ tri ân và trưởng thành là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc thường dành cho học sinh cuối cấp, nhất là cấp THPT. Đây là thời khắc học sinh thể...
QTO - Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, đến nay, chất lượng bộ phận một cửa các cấp không ngừng được nâng cao, góp phần...