{title}
{publish}
{head}
Tại lễ phát động phòng chống đuối nước cho trẻ em năm 2024, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) Hoàng Tuấn Anh chia sẻ một sự việc đau lòng khiến hai anh em ruột trú tại xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh tử vong. Sự việc xảy ra vào chiều tối ngày 26/4. Thời điểm này, hai em H.N.N. (5 tuổi) và H.T.B. (3 tuổi) ở nhà với mẹ và anh trai. Sau khi anh trai ra ngoài, người mẹ hoảng hốt đi tìm nhưng không thấy hai người con nhỏ đâu. Đến tối, chị ngã quỵ lúc mọi người phát hiện cả hai đứa trẻ dưới ao nước trong vườn nhà. Dù được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng N. và B. đều không qua khỏi.
Sự việc đau lòng cướp đi sinh mạng của hai em nhỏ nói trên xảy ra khi chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tháng Hành động vì trẻ em năm 2024. Đau lòng hơn, đây không phải là vụ việc hiếm hoi xảy ra trên địa bàn.
Theo số liệu thống kê của Sở LĐ,TB&XH, từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh có 134 trẻ em tử vong do tai nạn đuối nước. Bình quân mỗi năm có trên 20 trẻ tử vong do nguyên nhân này. Tính riêng năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh có 14 trẻ tử vong do đuối nước.
Trong tổng số trẻ em Quảng Trị tử vong do tai nạn thương tích, tỉ lệ trẻ tử vong vì đuối nước chiếm hơn 50%. Mất mát này không chỉ của riêng gia đình các em mà còn là nỗi đau, hồi chuông cảnh báo cho cả cộng đồng. Rộng ra trong cả nước, tình trạng trẻ tử vong do đuối nước cũng báo động không kém.
Lâu nay, nhắc đến các vụ đuối nước xảy ra ở trẻ em, công luận thường đề cập ngay đến trách nhiệm của người thân. Nhiều câu hỏi được đặt ra như: ba mẹ đứa trẻ đã ở đâu, làm gì trong lúc con mình đang vật lộn với cái chết? Hay tại sao không cho con học bơi? Tất nhiên, việc nhắc đến gia đình của trẻ trong trường hợp này là điều dễ hiểu.
Bởi, một số vụ đuối nước xảy ra ngay trong lúc ba mẹ đưa con em đi học tập, vui chơi. Sự việc đáng buồn nảy sinh vào thời điểm họ để tâm trí sao nhãng bởi thói quen lướt facebook, nói chuyện phiếm... hay bận chụp ảnh “sống ảo”. Tuy nhiên, nếu chỉ quy trách nhiệm cho riêng gia đình thôi thì chưa đủ. Bởi, ngăn ngừa thực trạng đuối nước không đơn thuần là câu chuyện của riêng mỗi gia đình.
Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của cộng đồng trong phòng, chống đuối nước, thời gian qua, các cấp, ngành, đơn vị liên quan trong tỉnh đã vào cuộc với những giải pháp cụ thể. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em được tăng cường. Cơ quan chức năng đã chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và xử lý theo quy định đối với vụ việc gây tử vong cho trẻ em do tai nạn thương tích, đuối nước.
Đặc biệt, các cấp, ngành, đơn vị liên quan trong tỉnh đã tích cực huy động nguồn lực, triển khai nhiều dự án góp phần phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Mới nhất, từ tháng 5/2022 đến nay, Sở LĐ, TB&XH phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Dự án Bơi an toàn tổ chức, triển khai các hoạt động phòng, chống đuối nước cho trẻ em tại Quảng Trị.
Dự án được thí điểm tại huyện Triệu Phong, sau đó mở rộng ra các địa phương khác như: Vĩnh Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa với nhiều cách làm hay, thiết thực. Tính riêng trong năm 2023, Dự án Bơi an toàn đã tổ chức 53 lớp học bơi an toàn cho 1.119 trẻ em, học sinh tại 5 bể bơi trên địa bàn 3 huyện trong tỉnh. Với sự vào cuộc của dự án, nhận thức của người dân về vai trò của bản thân trong công tác phòng, chống đuối nước đã có sự chuyển biến tích cực.
Những nỗ lực kể trên đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, có lúc, có nơi, ở một số địa phương trong tỉnh, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Mặt khác, một bộ phận người dân vẫn đang xem việc phòng, chống đuối nước là chuyện riêng của các gia đình có con nhỏ hoặc các cấp, ngành, đơn vị, dự án liên quan. Họ bàng quan khi chứng kiến trẻ em vui chơi ở những vùng nước sâu; biết rõ các địa điểm nguy hiểm, dễ dẫn đến đuối nước nhưng không cảnh báo hoặc đề xuất cắm biển cảnh báo; im lặng dù thấy các em nhỏ đi tàu, thuyền mà không mặc áo phao...
Đáng nói hơn, khi nỗ lực của các cấp, ngành, đơn vị, dự án liên quan càng nâng lên, sự bàng quan ấy dường như... tăng thêm. Bởi, một số người cho rằng, những việc mà mình nhìn thấy đã có tổ chức, cá nhân khác lo liệu, chịu trách nhiệm.
Đuối nước là nỗi ám ảnh chung đối với tất cả mọi người. Không riêng trẻ em, ngay một số người lớn biết bơi, thậm chí bơi giỏi vẫn có thể là nạn nhân của tai nạn đuối nước. Vì vậy, việc loại trừ những nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước là hết sức cần thiết. Điều này tất nhiên không dễ bởi Quảng Trị là miền quê thường xuyên gặp thiên tai, lũ lụt; có đường bờ biển dài; số lượng ao hồ, sông suối, kênh mương lớn...
Tuy nhiên, công tác phòng, chống đuối nước vẫn hoàn toàn có thể đạt kết quả như mong muốn nếu cả cộng đồng vào cuộc.
Trước tiên, mỗi tập thể, cá nhân cần xem phòng, chống đuối nước là trách nhiệm của mình, qua đó góp những hành động không khó để thực hiện như: quan tâm, giám sát, giáo dục con em về nguy cơ tai nạn đuối nước; rà soát, sửa chữa, cắm biển cảnh báo tại những điểm thường xuyên hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước ở trẻ em; làm rào chắn tại các ao hồ, lấp hồ nước, đậy nắp giếng; nhắc nhở trẻ mặc áo phao khi vui chơi trong môi trường nước...
Từ những việc nhỏ, mỗi tổ chức, cá nhân có thể tiếp tục phát triển hoặc liên kết với nhau để làm nên những điều lớn hơn như: vận động kinh phí tài trợ các hoạt động phòng, chống đuối nước ở địa phương; góp công, góp của để mở những lớp dạy bơi miễn phí; nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt trong phòng, chống đuối nước...
Cách đây không lâu, trong một chuyến tác nghiệp, tác giả bài viết có cơ hội gặp gỡ một giáo viên thể dục đã gần 19 năm cùng những người đồng chí hướng dạy bơi miễn phí cho hàng nghìn trẻ em ở vùng rốn lũ Hải Lăng trên con kênh quê.
Cống hiến với tất cả tâm huyết, vậy mà thầy chưa bao giờ hài lòng với kết quả của công việc đầy vất vả mà mình tự nguyện nhận về. Mỗi lần nghe tin ai đó bị đuối nước, lòng thầy lại quặn thắt và tự xem bản thân có một phần trách nhiệm. Thầy ước có nhiều thời gian, sức lực và bạn đồng hành hơn để hạn chế tối đa tình trạng trẻ em tử vong do đuối nước gây ra.
Tây Long
QTO - Ngày 29/11/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quyết định 204-QĐ/TW phê duyệt Đề án chuyển đổi số trong các cơ quan đảng. Mục tiêu của đề...
QTO - Một ngày trước khi bước qua năm mới 2025, UBND huyện Triệu Phong công bố quy hoạch các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn (1558 - 1626) vào sáng...
QTO - Hoạt động kinh doanh đa cấp xuất hiện tại Việt Nam từ đầu những năm 2000 khi chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Bên cạnh việc góp...
QTO - Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách...
QTO - Học bổng “Tấm lòng quê hương - Tiếp sức đến trường” là một chương trình mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc, có hiệu quả thiết thực tại tỉnh Quảng...
QTO - Thời điểm hiện nay, nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang thu hoạch cây hồ tiêu. Người dân rất phấn khởi vì giá hạt tiêu khô đang...
QTO - Trong 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2024, nhóm nhiệm vụ, giải pháp thứ 9 được các đại biểu dự Hội nghị lần thứ 17, Ban Chấp...
QTO - Lễ tri ân và trưởng thành là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc thường dành cho học sinh cuối cấp, nhất là cấp THPT. Đây là thời khắc học sinh thể...
QTO - Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, đến nay, chất lượng bộ phận một cửa các cấp không ngừng được nâng cao, góp phần...
QTO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của...
QTO - Sản phẩm lưu niệm là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tăng sức hấp dẫn, khuyến khích chi tiêu và quảng bá hình ảnh du lịch, điểm đến hiệu...
QTO - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn triển khai Tháng hành...