
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Vụ đông xuân 2019-2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA) nhân rộng trên cây mướp đắng tại xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh. Qua triển khai cho thấy mô hình đã mang lại hiệu quả rất thiết thực cho nông dân nơi đây.
![]() |
Người dân xã Gio Mỹ thu hoạch mướp đắng. Ảnh: PVT |
Thời gian qua, ngày nào bà Hoàng Thị Thúy ở Đội 4, thôn Lại An, xã Gio Mỹ cũng thu hoạch mướp để cung cấp cho tư thương. Vụ mướp năm nay, gia đình bà được tham gia vào mô hình nhân rộng CSA do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai với diện tích 4 sào. Để diện tích mướp đắng được sai quả, bà Thúy đã đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các lần tập huấn của cán bộ kỹ thuật phụ trách mô hình vào quá trình chăm sóc. Không dùng đến thuốc hóa học nhưng cây mướp vẫn sinh trưởng xanh tốt. Giàn mướp được bà làm cao trên 1,5m tạo không gian thoáng đãng để cây có thể hấp thu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt, bà chú trọng áp dụng các kỹ thuật như bón phân hữu cơ vi sinh, áp dụng phương pháp dẫn dụ côn trùng và bắt sâu, sử dụng chế phẩm sinh học làm từ rượu, gừng, tỏi, ớt để phòng ngừa sâu bệnh cho mướp. Tận dụng nguồn phân chuồng nuôi bò, bà thường xuyên ủ các đống ủ bằng chế phẩm trichoderma để tạo nguồn phân hữu cơ bón cho vườn mướp. “Sau khi thu hoạch trong ngày, chiều tối là tư thương vào mua tận nơi. Hiện nay trung bình mỗi ngày tôi cung cấp cho người mua khoảng 1 tạ mướp đắng. Giá bán thì tùy từng thời điểm đầu vụ hay cuối vụ, nhưng dao động trong khoảng 15.000 đến 40.000 đồng/kg. Tính ra sau khi vụ mướp kết thúc, trừ toàn bộ chi phí, mang lại cho gia đình tôi nguồn thu trên 60 triệu đồng, lãi hơn nhiều nếu cùng diện tích này mà trồng các loại cây khác”, bà Thúy nói.
Không chỉ bà Thúy, tất cả 40 hộ dân khi tham gia vào mô hình đều rất phấn khởi. Với 7ha mướp mà Trung tâm Khuyến nông triển khai đã khẳng định được hiệu quả của mô hình thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu trên cây mướp đắng. Đây là cơ sở để người dân áp dụng và là nơi để nông dân trong vùng đến tham quan, học tập.
Ông Nguyễn Văn Đắc, Giám đốc HTX Lại An cho biết: “Mướp đắng sau khi gieo 45 - 50 ngày bắt đầu thu hoạch lứa đầu tiên, thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 3 -5 tháng tùy theo mức độ thâm canh của nông dân. Kỹ thuật trồng và chăm sóc là yếu tố quyết định đến năng suất cây mướp đắng, do vậy dưới sự hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông, Ban giám đốc HTX luôn theo dõi, có những thông báo kịp thời trên hệ thống truyền thanh, hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh ở từng thời điểm. Trong đó chú trọng đến các biện pháp sinh học để tạo ra sản phẩm an toàn cung cấp cho người tiêu dùng”.
Hiện nay toàn xã Gio Mỹ có trên 20 ha mướp đắng. Để mô hình trồng mướp đắng trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của địa phương, thời gian qua xã đã có những chính sách hỗ trợ người dân phát triển sản xuất như tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật.
Chủ tịch UBND xã Gio Mỹ Trần Xuân Lộc cho biết, mướp đắng là cây trồng phù hợp với vùng đất của địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Thời gian tới, UBND xã sẽ tập trung các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ xây dựng khu vực trồng mướp đắng tập trung. Đồng thời, quy hoạch để phát triển loại cây trồng này thay thế một số cây trồng kém hiệu quả. Hiện nay xã đang tiến hành các thủ tục xây dựng thương hiệu và mã vạch cho sản phẩm mướp đắng.
Với những hiệu quả mang lại cũng như những định hướng sắp đến của các cấp chính quyền, cây mướp đắng sẽ giúp nhiều hộ nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Phan Việt Toàn
Nhằm giúp người dân cải thiện một phần sinh kế khi tham gia quản lý và bảo vệ rừng, được sự hỗ trợ của Dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính ...
Xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có vùng đất cát pha rộng lớn. Trước đây, vùng đất này gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp do đất đai bạc ...
Dù không đầu tư quá nhiều cho giống, phân bón hay công chăm sóc, song cây mướp khía vẫn đạt năng suất và sản lượng cao. Thời gian qua, mô hình trồng mướp khía ...
Để tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng cát ven biển, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã thông qua dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng ...
Vừa qua, có dịp đến thăm cơ ngơi của Hợp tác xã (HTX) Nông sản hữu cơ Gio Linh, ông Nguyễn Giang, Giám đốc HTX Nông sản hữu cơ Gio Linh tiếp chuyện và chia sẻ ...
2 năm qua, tuy gặp những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc tổ chức, chỉ đạo sản xuất trên tất cả các ...
Hôm nay 22/8, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình trồng ngô sinh khối ...
Xã Hải Ba, huyện Hải Lăng là địa phương thuần nông, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào “chân đồng, chân cát” nên đời sống của bà con nhìn chung còn nhiều ...
QTO - Bãi tắm Cửa Việt (xã Cửa Việt) từ lâu đã nổi tiếng với bờ cát dài, sạch đẹp và mực nước nông, trong xanh, trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút lượng...
QTO - Ngày 1/7/2025 đánh dấu bước ngoặt lịch sử khi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị chính thức “về chung một nhà”. Không chỉ mang ý nghĩa về mặt hành...
QTO - Với những ưu điểm vượt trội như thời gian nuôi ngắn hơn, hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với...
QTO - Không phải công nghệ cao hay sản phẩm lạ lẫm, Lê Thanh Triển chọn bắt đầu hành trình khởi nghiệp từ... đôi đũa gỗ. Giản dị, bền bỉ và đậm đà hồn quê,...
QTO - Thời gian qua, các cấp hội Cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung...
QTO - Đối với người trồng rừng, việc xử lý thực bì sau khai thác rừng bằng cách sử dụng lửa để đốt là thói quen phổ biến. Tuy nhiên, ngoài một vài cái lợi...
QTO - Tự hào là “thủ phủ” của TP. Đồng Hới (cũ) những năm kháng chiến chống Mỹ, qua những lần sáp nhập, nay phường Đồng Sơn được mở rộng quy mô về diện...
QTO - Năng động với cơ chế mới và chú trọng đầu tư phát triển theo hướng bền vững, hiện đại giúp Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Thống...