{title}
{publish}
{head}
2 năm qua, tuy gặp những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc tổ chức, chỉ đạo sản xuất trên tất cả các lĩnh vực; sự quyết tâm của nông dân đã giúp cho ngành nông nghiệp huyện Gio Linh có bước phát triển vững chắc. Đặc biệt, đã có nhiều mô hình nông-lâm-thủy sản mới được triển khai thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi cá vược trên sông Bến Hải của anh Nguyễn Thiên Thọ mang lại hiệu quả kinh tế cao - Ảnh: HA
Đến thôn Nam Sơn, xã Trung Giang, chúng tôi được nhiều người kể về cách làm mới của anh Nguyễn Thiên Thọ (sinh năm 1990) trong phát triển mô hình nuôi cá lồng trên sông Bến Hải. Anh Thọ cho biết, năm 2019, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, anh được đi tham quan nhiều mô hình nuôi cá lồng trên sông với mục đích là học hỏi kinh nghiệm để về áp dụng tại sông Bến Hải. Sau khi trở về, anh sử dụng nguồn vốn tích cóp được và vay mượn qua nhiều kênh khác nhau để đầu tư nuôi cá vược, cá mú, cá nâu, cá dìa..., với tổng số tiền khoảng 200 triệu đồng.
Đến năm 2020, mô hình nuôi cá lồng trên sông bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Nhận thấy nhu cầu của thị trường và lợi thế từ sông nước quê hương, anh tập trung đầu tư phát triển các loại cá vược, cá dìa...ở 3 lồng nuôi; liên kết đầu ra ổn định cho sản phẩm, đem lại thu nhập bình quân hằng năm đạt trên 150 triệu đồng, lãi khoảng 70 triệu đồng.
Những năm qua, từ các nguồn kinh phí khuyến nông tỉnh, huyện và các tổ chức, dự án, trên địa bàn huyện Gio Linh đã triển khai thực hiện và nhân rộng nhiều mô hình thủy sản như: mô hình nuôi cá leo trong ao ở thôn Hà Thượng (xã Gio Châu), thôn Thủy Khê (xã Gio Mỹ), với quy mô nông hộ có diện tích thực hiện 0,2 ha/mô hình; mô hình nuôi cá kình trong ao tại thôn Nam Sơn (xã Trung Giang), với quy mô 0,3ha; mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ enzim được triển khai ở xã Trung Giang với diện tích 1ha.
Điển hình là mô hình nuôi tôm công nghệ cao của ông Trương Quang Nhật Thắng (xã Gio Mai), với diện tích ao nuôi là 3.800 m2, sản lượng thu hoạch 12 tấn; kích cỡ tôm 27- 29 con/kg, năng suất tính trên diện tích ao nuôi 31 tấn/ha; lợi nhuận 780 triệu đồng/vụ.
Lĩnh vực trồng trọt tiếp tục thực hiện nhiều mô hình mới, hiệu quả, phù hợp với mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Các mô hình liên kết phát triển sản xuất lúa theo hướng hữu cơ mang lại hiệu quả cao.
Năng suất lúa tươi bình quân đạt trên 65 tạ/ ha; doanh nghiệp thu mua lúa tươi ngay tại ruộng hoặc lúa khô với giá thỏa thuận từ đầu vụ, người sản xuất thu nhập 65 - 78 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí nông dân có lãi gần 30 triệu đồng/ha. Diện tích xuất lúa theo hướng hữu cơ ngày càng tăng, từ 25 ha được thực hiện ở HTX Phước Thị, trong 2 năm (2022 - 2023) diện tích canh tác đã tăng lên gần 170 ha do các HTX: Cẩm Phổ, Lại An, An Mỹ, Lan Đình, Quang Hạ, Xuân Hòa... liên kết với nhiều công ty tổ chức thực hiện.
Các mô hình khác trong lĩnh vực trồng trọt cũng mang lại hiệu quả cao, như: mô hình sản xuất ném theo hướng hữu cơ tại xã Gio Mỹ với diện tích 4 ha; mô hình sản xuất tiêu hữu cơ ở xã Gio An với sự liên kết sản xuất và tiêu thụ của Công ty Organis More Co.Ltd, với quy mô trên 52 ha, hiện nay tiếp tục nhân rộng tại một số vùng trồng tiêu trọng điểm của huyện như Hải Thái, Linh Hải...; mô hình trồng cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn hữu cơ ở xã Phong Bình có diện tích 5 ha, ở xã Gio Sơn có diện tích 2 ha; mô hình trồng lạc thâm canh thích ứng biến đổi khí hậu ở thôn Nhĩ Hạ (xã Gio Hải) với diện tích 6 ha; mô hình sản xuất khoai lang ruột vàng trên cát tại xã Trung Giang với diện tích khoảng 2 ha; mô hình trồng dưa hấu trên đất trồng lúa thiếu nước vụ hè thu..., đã mang lại giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân, góp bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.
Phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao được triển khai ở nhiều địa phương. Toàn huyện có 6 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt chuẩn theo quy định với vốn đầu tư sản xuất gần 26,5 tỉ đồng và có trên 400 mô hình kinh tế theo hướng kinh tế trang trại chăn nuôi.
Các trang trại chăn nuôi và các mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao; các mô hình chăn nuôi với quy mô lớn, vừa, đều thực hiện chăn nuôi liên kết với các doanh nghiệp từ khâu cung cấp vật tư, con giống, đầu vào cho đến bao tiêu sản phẩm đầu ra; hầu hết các trang trại đều áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi ứng dụng quy trình công nghệ cao...
Trên lĩnh vực lâm nghiệp, đã triển khai thực hiện mô hình nông-lâm kết hợp ở xã Linh Hải, với quy mô 2,2 ha; mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn cây keo lai nuôi cấy mô ở xã Phong Bình, với quy mô 9 ha; mô hình trồng thâm canh cây tràm năm gân làm nguyên liệu chưng cất lấy tinh dầu xã Gio Hải, với quy mô 10 ha...
Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gio Linh Nguyễn Văn Thức cho biết, ngành nông nghiệp huyện tiếp tục thực hiện các kế hoạch liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; chú trọng khuyến khích phát triển chăn nuôi theo liên kết chuỗi giá trị, chăn nuôi công nghệ cao; tổ chức triển khai nhân rộng các mô hình thủy sản có hiệu quả cao; xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững...
Đồng thời đẩy mạnh công tác chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, phương thức canh tác mới, hiệu quả, phù hợp với điều kiện sản xuất trên địa bàn như quy trình sản xuất hữu cơ, canh tác tự nhiên, chăn nuôi an toàn sinh học... để người dân nắm bắt và áp dụng thông qua việc triển khai các mô hình. Khuyến khích người dân tham gia vào chuỗi liên kết hoặc các tổ, nhóm sản xuất để cùng tạo ra các sản phẩm chuyên biệt, đồng nhất về chủng loại và chất lượng.
Hoài An
QTO - Thời gian qua, Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn tỉnh tích cực hướng về cơ sở, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm nâng...
BTO- Quyết định chấp thuận đầu tư số 2158/QĐ-UBND, ngày 11/12/2024 do Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng ký ban hành đã Quyết định chấp thuận nhà đầu tư đối với Liên danh Công ty...
QTO - Bộ tiêu chí, đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP với nhiều tiêu chuẩn khá khắt khe được xem là thử thách lớn đối với chủ thể sản xuất các sản phẩm nông...
QTO - Sau gần 6 năm triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay toàn tỉnh đã có 138 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, trong đó có...
QTO - Thời gian qua, dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu, bò đã phát sinh và lây lan tại nhiều xã, thị trấn thuộc 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông. Hiện...
QTO - Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 4 ngày, từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9. Kỳ nghỉ lễ dài...
QTO - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Gio Linh đã xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể sản xuất - kinh doanh giỏi, khai thác, tận dụng tốt thế mạnh của địa...
QTO - Những con đường đất đỏ lầy lội được trải nhựa thẳng tắp; du lịch, dịch vụ phát triển, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan,...
QTO - Nhận thấy cây bưởi da xanh phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương, cho quả quanh năm, giá bán và đầu ra ổn định, ông Trần Đình Bình ở thôn Thượng...
QTO - Không cam phận nghèo, thời gian qua, nhiều gia đình đoàn viên, thanh niên ở huyện Gio Linh đã quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để làm giàu cho mình,...
QTO - Trước đây, một bộ phận phụ nữ huyện Gio Linh quan niệm: “Giàu nghèo có số, cố cũng không xong”. Từ sự tuyên truyền, vận động của cán bộ Hội LHPN...
QTO - Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mảnh đất Gio Linh ngày càng thay da, đổi thịt. Để vùng quê một thời nghèo khó ngày càng khởi sắc,...