{title}
{publish}
{head}
Theo quy định tại khoản 3a Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện hành quy định mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, các doanh nghiệp sản xuất phân bón đã kiến nghị sửa đổi quy định này do doanh nghiệp không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả hoạt động đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất phân bón mà phải tính vào chi phí sản phẩm, khiến giá thành tăng và lợi nhuận giảm dẫn đến bất lợi trong cạnh tranh với phân bón nhập khẩu, khó khăn về nguồn vốn nên doanh nghiệp không chủ động trong đầu tư, mở rộng sản xuất.
Với những lý do trên, nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón và Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã kiến nghị, phản ánh khó khăn của doanh nghiệp sản xuất phân bón và đề nghị chuyển phân bón sang đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 5%. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có nhiều văn bản chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi chính sách thuế GTGT để tháo gỡ khó khăn cho các dự án sản xuất phân bón.
Theo kinh nghiệm quốc tế cho thấy phân bón là mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp nên chính sách thuế GTGT (hoặc thuế hàng hóa dịch vụ, thuế bán hàng) của nhiều nước được thiết kế theo hướng ưu đãi hơn so với các mặt hàng thông thường khác. Chính phủ nhiều nước đã thông qua các chính sách và chương trình h trợ trên các phương diện khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển ngành phân bón, trong đó chính sách h trợ về thuế cũng là công cụ thường được các nước sử dụng.
Như vậy, để vừa thúc đẩy ngành sản xuất phân bón trong nước cạnh tranh được với phân bón nhập khẩu, đồng thời vừa thực hiện mục tiêu thu hẹp đối tượng không chịu thuế GTGT, Chính phủ đã trình Quốc hội quy định áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5% đối với phân bón tại điểm b khoản 2 Điều 9 dự thảo Luật.
Tác động của việc sửa đổi, bổ sung việc chuyển thuế suất mặt hàng phân bón
Tác động về giá:
Mức thuế suất GTGT 5% sẽ được áp dụng thống nhất đối với mặt hàng phân bón nhập khẩu và phân bón sản xuất trong nước.
- Đối với phân bón nhập khẩu:
Theo quy định của Luật Thuế GTGT, số thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế (trị giá tính thuế hàng nhập khẩu) nhân với thuế suất GTGT. Trường hợp áp dụng thuế suất GTGT 5% thì giá phân bón nhập khẩu sẽ tăng thêm 5%.
- Đối với phân bón sản xuất trong nước:
Theo đánh giá của Hiệp hội Phân bón Việt Nam tại công văn số 42/CV-HHPBVN, giá bán phân bón trong nước ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có một số yếu tố quan trọng như: diễn biến giá dầu mỏ và giá phân bón trên thế giới; chính sách xuất nhập khẩu phân bón của Trung Quốc, quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu tới hơn 40% tổng lượng phân bón nhập khẩu; thay đổi cơ cấu cây trồng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất; yếu tố mùa vụ và thời tiết; yếu tố giá nông sản.
Sau khi Luật số 71/2014/QH13 có hiệu lực thì giá phân bón có giảm nhẹ. Giá phân urê trong nước năm 2016 và 2017 đều giảm nhẹ (năm 2016 giảm khoảng 7% tương đương khoảng 500 đồng/kg so với năm 2015; năm 2017 giảm khoảng 9,21% - 14,75% tương đương 700 - 900 đồng/kg, nguyên nhân do nhu cầu thị trường thấp, nguồn cung trong nước dồi dào, nguồn hàng nhập khẩu giá thấp; tồn kho lớn, giá thị trường thế giới giảm.
Tuy nhiên, từ năm 2018 đến năm 2022, giá phân bón urê đều tăng với tỉ lệ tăng khá mạnh (năm 2022 có mức tăng kỷ lục kể từ khi Luật số 71/2014/QH13 có hiệu lực cho đến nay tăng từ 29,71% - 43,60% (hơn 5.000 đồng/kg) do căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ucraina gây lo ngại thiếu hụt urê cũng như thiếu nguyên liệu sản xuất.
Giá phân bón năm 2023 chủ yếu có xu hướng giảm, đặc biệt là phân bón urê (giảm từ 6,29% - 6,40%). Nguyên nhân chủ yếu do cầu yếu, chi phí sản xuất giảm và chính sách mở cửa trở lại của Trung Quốc khiến nguồn cung phân bón toàn cầu tăng, hoạt động logistic trở nên thông suốt, cước vận chuyển giảm mạnh trong khi nhu cầu sử dụng yếu đã làm giá phân bón giảm mạnh.
Theo số liệu của Hiệp hội Phân bón Việt Nam tại công văn số 42/CV-HHPBVN, số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào chi phí sản xuất - kinh doanh của 3 công ty sản xuất phân bón lớn như sau: Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (có 11 đơn vị sản xuất phân bón): 885,5 triệu đồng (năm 2023) và 477 triệu đồng (năm 2024); Tổng Công ty Phân bón và hóa chất dầu khí: 596,4 triệu đồng (năm 2023) và 474 triệu đồng (năm 2024); Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau: 404,4 triệu đồng (năm 2023) và 474 triệu đồng (năm 2024).
Nếu áp dụng mức thuế suất 5% thì tỉ lệ chi phí giảm xuống do được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của 3 công ty này khoảng 4 - 6%. Theo đánh giá của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, về lâu dài, do các doanh nghiệp trong nước được giảm chi phí thuế GTGT đầu vào, giảm giá thành dẫn tới có thể giảm giá phân bón nhằm cạnh tranh với phân bón nhập khẩu, bình ổn giá trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân yên tâm sản xuất.
Đối với nhà sản xuất trong nước được h trợ khoản chênh lệch giữa khấu trừ thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra (2 - 3%) trong khi hàng nhập khẩu phải chịu thêm 5% GTGT đầu ra nên sẽ tạo môi trường bình đẳng hơn giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Mặt khác, việc được khấu trừ thuế GTGT đầu vào cũng khuyến khích các nhà sản xuất trong nước đầu tư sản xuất, nhất là các dự án sử dụng công nghệ cao, thiết bị hiện đại.
Theo số liệu của Tổng cục Thuế báo cáo tại điểm 2a nêu trên, nếu áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đối với mặt hàng phân bón thì doanh nghiệp sản xuất phân bón vẫn còn số thuế GTGT đầu vào phải tiếp tục chuyển sang khấu trừ GTGT đầu vào hoặc được hoàn thuế GTGT (nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trên 300 triệu đồng) như vậy, doanh nghiệp có dư địa để giảm giá bán sản phẩm phân bón.
Đối với thu ngân sách nhà nước:
Theo số liệu báo cáo tại điểm 2a nêu trên, nếu áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đối với mặt hàng phân bón và tính toán theo số liệu của năm 2023 thì chỉ có 10 doanh nghiệp phát sinh số thuế phải nộp trong đó có 3 doanh nghiệp lớn có số thuế phải nộp là 70,097 tỉ đồng; 70,1 tỉ đồng và 154,4 tỉ đồng.
Đối với số thu thuế GTGT tại khâu nhập khẩu: Theo số liệu của Tổng cục Hải quan cung cấp, trị giá phân bón nhập khẩu năm 2023 là khoảng 1,26 tỉ USD, nếu áp dụng thuế suất GTGT 5% thì tại khâu nhập khẩu số thu thuế GTGT khoảng 1.500 tỉ đồng.
Trịnh Xuân Thành (tổng hợp)
QTO - Trước đây, từng có thời điểm, một bộ phận người dân thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông mất niềm tin vào nghề nông. Nhờ sự vào cuộc của các cấp hội...
QTO - Nhiều năm qua, nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã phủ đến tất cả các vùng quê trên địa bàn tỉnh, trong đó có huyện vùng cao...
QTO - Trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), tổ chức sản xuất là một trong những tiêu chí quan trọng, có vai trò thúc đẩy KT-XH ở các...
QTO - Đến thôn Nguồn Rào Pin, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, nhiều người thường dừng lại trước một căn nhà khang trang, nổi bật ở thôn và...
QTO - Với những chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cho vùng dân tộc miền núi, cùng tinh thần chịu khó học hỏi, nỗ lực vươn lên, thời gian qua,...
QTO - Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 được Thủ tướng...
QTO - Trong thời gian qua, triển khai các chủ trương của Đảng, chương trình hành động của Chính phủ và phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình...
QTO - Phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn là một nhiệm vụ mang tính chiến lược. Đại hội XIII của Đảng...
QTO - Những năm qua, phát huy tinh thần tuổi cao gương sáng, hội viên người cao tuổi huyện Đakrông không chỉ gương mẫu, đi đầu thực hiện các phong trào,...
QTO - Cùng với việc thực hiện các phong trào thi đua, thời gian qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Hướng Hóa đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ hội viên...
QTO - Nhờ nguồn vốn vay chính sách, vợ chồng thương binh, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Xuân Lai (60 tuổi) và bà Nguyễn Thị Hương (53 tuổi) ở thôn Dương Văn...
QTO - Công tác đo đạc, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho...