Cập nhật:  GMT+7

Thêm trợ lực giúp đồng bào vùng cao thoát nghèo

Nhiều năm qua, nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã phủ đến tất cả các vùng quê trên địa bàn tỉnh, trong đó có huyện vùng cao Đakrông. Thông qua nguồn vốn, hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có cơ hội phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Thêm trợ lực giúp đồng bào vùng cao thoát nghèo

Sau một thời gian chăm sóc, đàn bò của gia đình anh Thi phát triển khỏe mạnh, đã tăng lên thành 6 con - Ảnh: T.T

Trước đây, hoàn cảnh gia đình anh Hồ Văn Thi (sinh năm 1979), ở thôn Klu, xã Đakrông, huyện Đakrông đặc biệt khó khăn. Vợ chồng anh không có việc làm ổn định, thu nhập bấp bênh, lại đông con, nên cái nghèo, cái khổ mãi “bám riết” không buông.

Thế rồi từ sự h trợ của cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Đakrông, anh Thi có cơ hội tiếp cận với các chương trình tín dụng chính sách. Cầm đồng vốn trong tay, người đàn ông này bàn bạc, tính toán với vợ đầu tư trồng trọt và chăn nuôi. Nhờ chăm chỉ làm lụng, đến nay, cuộc sống của gia đình anh đã từng bước khởi sắc, con cái được đến trường như bao bạn bè đồng trang lứa.

“Tôi được h trợ vay lần lượt là 30 triệu đồng; 50 triệu đồng và gần đây nhất là 80 triệu đồng vào năm 2023. Có tiền, vợ chồng tôi đầu tư trồng 2 ha tràm, mua 2 con bò về nuôi. Sau một thời gian chăm sóc, hiện rừng tràm đang phát triển tốt; bò đã tăng lên thành 6 con. Gia đình tôi rất biết ơn Đảng, Nhà nước vì đã quan tâm, kịp thời h trợ nguồn vốn vay ưu đãi để vợ chồng tôi làm ăn, phát triển kinh tế gia đình”, anh Thi phấn khởi nói.

Theo Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Klu Phạm Thị Thơ, không riêng gia đình anh Thi mà nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng CSXH trở thành nguồn trợ lực lớn cho hàng chục hộ dân người đồng bào DTTS trên địa bàn. Hiện, tổ vay vốn của bà có 45 thành viên với tổng dư nợ trên 2,8 tỉ đồng.

“Thông qua các chương trình vay vốn của ngân hàng CSXH như: chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và giải quyết việc làm... chúng tôi đã có thêm nguồn vốn để xây nhà, an cư lạc nghiệp; mở rộng sản xuất, kinh doanh. Thời gian qua, các thành viên trong tổ đã sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, phát huy hiệu quả đồng vốn. Nhờ đó, kinh tế mi gia đình đều có sự chuyển biến tích cực, đời sống được nâng cao, giảm nghèo bền vững”, bà Thơ bộc bạch.

Chị Hồ Thị Kham (sinh năm 1982), sống tại thôn Ty Nê, xã A Bung, huyện Đakrông là một trong những tấm gương thoát nghèo tiêu biểu nhờ có sự giúp sức của nguồn vốn tín dụng chính sách.

Nhìn lại hành trình vượt khó của mình, chị Kham cho hay: “Nếu không có nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện, không biết cuộc sống của gia đình tôi giờ sẽ ra sao”. Được biết, năm 2009, thông qua chương trình cho vay hộ nghèo, chị được vay 30 triệu đồng đầu tư xây dựng chuồng trại, mua 10 con lợn thịt, 2 con lợn nái về nuôi.

Vừa chăn nuôi, vừa học hỏi kinh nghiệm, lứa lợn đầu tiên đã mang lại cho gia đình chị nguồn thu trên 10 triệu đồng. Khoảng 3 năm sau khi hoàn trả số nợ ban đầu, chị tiếp tục vay vốn ưu đãi 50 triệu đồng để mở rộng chăn nuôi thêm gà, vịt, bò, dê; đào ao thả cá, khai hoang trồng rừng, xây dựng vườn rau dinh dưỡng.

Ngoài ra, chị còn mở một quầy bán hàng tạp hóa phục vụ nhu cầu của người dân trong vùng. Đến nay, tuy không còn nuôi lợn nhưng mô hình kinh tế tổng hợp kể trên cũng đã mang lại cho gia đình chị nguồn thu hơn 50 triệu đồng/năm. Chị Kham chia sẻ: “Ngân hàng CSXH huyện đã mang vốn ưu đãi đến gần hơn với người dân vùng sâu, vùng xa. Đây chính là người bạn đồng hành giúp đồng bào DTTS vượt qua khó khăn, đói nghèo”.

Những năm qua, các chương trình tín dụng ưu đãi đã giúp các hộ khó khăn vùng đồng bào DTTS tại huyện Đakrông có điều kiện đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi trâu, bò, xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình nước sạch, vệ sinh môi trường, h trợ kinh phí học tập... Qua đó, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn cho hàng trăm nghìn lượt hộ; giúp cho hộ nghèo tại vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, hộ đồng bào DTTS từng bước quen dần với cơ chế thị trường.

Cũng từ đây, nhiều hộ đồng bào DTTS ở vùng khó khăn đã mạnh dạn sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng trên quê hương. Đặc biệt, các chương trình cho vay đạt được hiệu quả thiết thực, góp phần giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH, ổn định an ninh chính trị tại các địa phương, bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS. Giúp đồng bào các dân tộc ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Ngoài ra còn làm giảm tình trạng tín dụng “đen” ở vùng đồng bào DTTS.

Trao đổi với phóng viên, Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Đakrông Ngô Văn Bảo thông tin, tính đến ngày 30/9/2024, tổng dư nợ trên địa bàn toàn huyện đạt gần 557 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 8,7%, với 181 tổ tiết kiệm và vay vốn tại 13 xã.

“Một trong những cản trở lớn nhất của đồng bào DTTS khi phát triển kinh tế là thiếu vốn sản xuất. Nắm bắt được thực trạng trên, chúng tôi đã tạo thuận lợi nhất để người nghèo trên địa bàn được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Qua đó, giúp đồng bào phát huy nội lực, thế mạnh của địa phương để từng bước vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế”, ông Bảo nói.

Cũng theo ông Bảo, để phát huy hiệu quả hơn nữa nguồn vốn tín dụng chính sách đối với đồng bào DTTS trong thời gian tới, cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp uỷ, chính quyền địa phương. Ngoài nguồn lực của trung ương, địa phương cần chủ động ưu tiên dành một phần ngân sách uỷ thác sang ngân hàng CSXH để bổ sung nguồn vốn h trợ cho vay.

Cần phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông trong tuyên truyền, vận động người dân hiểu biết về mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm của mình trong việc sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả.

Thảo Trang

Tin liên quan:
  • Thêm trợ lực giúp đồng bào vùng cao thoát nghèo
    Giúp đồng bào dân tộc thiểu số vượt khó, thoát nghèo

    Các chính sách tín dụng dành riêng cho người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó có Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ thời gian qua đã tiếp sức cho người dân tại vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh có vốn để xây dựng, sửa chữa nhà ở; đầu tư sản xuất, kinh doanh; tạo việc làm, ổn định kinh tế gia đình, nâng cao đời sống.

  • Thêm trợ lực giúp đồng bào vùng cao thoát nghèo
    Động lực giúp người dân thoát nghèo

    Qua 20 năm đi vào cuộc sống, chương trình triển khai tín dụng chính sách cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ - CP của Chính phủ đã mang lại hiệu quả lớn, giúp cho hàng chục nghìn hộ dân có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.


Thảo Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hải Lăng chú trọng xây dựng sản phẩm OCOP

Hải Lăng chú trọng xây dựng sản phẩm OCOP
2025-01-21 05:20:00

QTO - Với lợi thế tài nguyên phong phú và bề dày văn hóa, huyện Hải Lăng đang đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm tạo đột phá trong...

Người phụ nữ Vân Kiều vượt khó vươn lên

Người phụ nữ Vân Kiều vượt khó vươn lên
2024-11-19 05:10:00

QTO - Đến thôn Nguồn Rào Pin, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, nhiều người thường dừng lại trước một căn nhà khang trang, nổi bật ở thôn và...

Những “triệu phú” mang họ Bác Hồ

Những “triệu phú” mang họ Bác Hồ
2024-11-18 08:30:00

QTO - Với những chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cho vùng dân tộc miền núi, cùng tinh thần chịu khó học hỏi, nỗ lực vươn lên, thời gian qua,...

“Bệ đỡ” cho nông thôn mới Triệu Phong

“Bệ đỡ” cho nông thôn mới Triệu Phong
2024-11-18 05:37:00

QTO - Trong thời gian qua, triển khai các chủ trương của Đảng, chương trình hành động của Chính phủ và phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long