{title}
{publish}
{head}
Huyện Triệu Phong có diện tích đất tự nhiên trên 35.000 ha nên rất thuận lợi trong việc phát triển chăn nuôi. Thời gian qua, bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020- 2025, cấp ủy, chính quyền huyện Triệu Phong tập trung chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương tái đàn, khôi phục tổng đàn chăn nuôi, đồng thời khuyến khích chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, chăn nuôi trang trại có sự liên kết các yếu tố đầu vào, đầu ra cũng như quy hoạch vùng chăn nuôi xa khu dân cư nhằm bảo vệ môi trường.
Chợ Ái Tử, huyện Triệu Phong là nơi cung cấp các nguồn thịt từ chăn nuôi của người dân địa phương - Ảnh: T.Q
Theo đó, người chăn nuôi thực hiện hiệu quả chương trình zêbu hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn đi đôi với phát triển mạnh đàn lợn nái ngoại và lợn nái F1 nhằm nâng cao chất lượng, số lượng đàn vật nuôi. Huyện cũng đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi, xây dựng khu giết mổ tập trung bảo đảm kiểm soát giết mổ chặt chẽ, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đầu năm 2024, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn cấp tỉnh kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhằm đảm bảo chất lượng vật tư thú y, thủy sản phục vụ hoạt động chăn nuôi. Ngày 31/1/2024, UBND huyện ban hành Kế hoạch số 27 về phòng, chống dịch bệnh gia súc gia cầm năm 2024 nhằm chủ động các biện pháp để phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, góp phần phát triển chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.
Cùng với đó, để chủ động bảo vệ đàn vật nuôi, ngày 21/2/2024, UBND huyện ban hành Kế hoạch số 03 về tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện năm 2024. Tính đến ngày 23/4/2024, toàn huyện đã tiêm phòng được 4.194 liều vắc xin dại chó, 12.500 liều kép lợn, 500 liều tụ huyết trùng trâu, bò, 400 liều viêm da nổi cục trâu, bò, 369.500 liều cúm gia cầm.
Đến nay, trên địa bàn huyện có 59 cơ sở chăn nuôi đạt quy mô trang trại, trong đó 46 trang trại quy mô nhỏ, 13 trang trại quy mô vừa. Đến đầu tháng 4/2024, tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện có 42.600 con, trong đó trâu 1.100 con, bò 7.500 con (tỉ lệ lai zebu 70%), lợn 34.000 con, dê 690 con, gia cầm 870.000 con.
Trong thời gian tới, huyện Triệu Phong tiếp tục phát triển đàn trâu lên 1.260 con, 8.000 con bò, trong đó tỉ lệ bò lai zebu 70%, 37.000 con lợn, 730 con dê, 900.000 con gia cầm, đồng thời ưu tiên phát triển các mô hình chăn nuôi công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị, chăn nuôi theo hướng hữu cơ gắn với bảo vệ môi trường.
Để đạt được kết quả đó, UBND huyện Triệu Phong chỉ đạo ngành nông nghiệp và đơn vị liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, tăng cường giám sát dịch bệnh đến tận hộ chăn nuôi nhằm phát hiện, xử lý kịp thời dịch bệnh, hạn chế tối đa lây lan gây thiệt hại cho người chăn nuôi, đồng thời hướng dẫn thực hiện biện pháp phòng, chống nắng nóng, thiếu nước cho vật nuôi trong mùa hè. Tăng cường tuyên truyền sâu rộng Luật Chăn nuôi, Luật Thú y đến người chăn nuôi cũng như chỉ đạo các địa phương đảm bảo hoạt động chăn nuôi theo kế hoạch của UBND tỉnh, UBND huyện đã ban hành.
Huyện đẩy mạnh chăn nuôi theo quy mô trang trại, công nghệ cao, nhất là các địa phương đã được UBND tỉnh phê duyệt trong quy hoạch vùng huyện cũng như đẩy mạnh chăn nuôi nông hộ theo hình thức hữu cơ, mở rộng chăn nuôi áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp VietGAP và khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng.
Tiếp tục triển khai quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, rà soát quy hoạch chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp sang thâm canh trồng cỏ và ngô sinh khối cung cấp thức ăn chăn nuôi cũng như tận dụng triệt để các nguồn nguyên liệu, phế phụ phẩm của nông nghiệp và thuỷ sản địa phương để giảm chi phí thức ăn.
Tăng cường kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng cũng như xây dựng các vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tăng cường công tác tiêm phòng đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi...
Tuấn Quang
QTO - Xác định giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH gắn với công tác an sinh xã hội, huyện Vĩnh Linh đã thực hiện có...
QTO - Thời điểm này, người trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa đang bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ năm 2024. Hiện tại giá cà phê quả tươi đang ở mức...
QTO - Bà HỒ THỊ LỆ HÀ, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị trả lời phỏng vấn
Những ngày này, người dân tại “xứ sở gió Lào” Quảng Trị đang phải chịu cái nóng bức đến ngột ngạt của thời tiết đầu mùa. Vậy làm gì để thanh nhiệt trước cái nóng dài ngày ở...
QTO - Từ một cậu bé vùng cao quen với khô rát vị gió Lào, anh Trương Thanh Hùng (sinh năm 1979) đã vươn lên trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi...
QTO - Qua việc kiểm tra kỹ thuật định kỳ, cơ quan chức năng phát hiện trên cầu treo Đakrông thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây xuất hiện các sự cố hư...
QTO - Sau khi hoàn thành thu hoạch lúa vụ đông xuân, thời điểm này, nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tập trung ra đồng làm đất và chuẩn bị...
QTO - Nhờ kết quả tích cực từ chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, thời gian qua, nhiều lao động tại huyện Hướng Hóa đã...
QTO - Quỹ “Vì người nghèo” là một trong những mô hình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Tại huyện Vĩnh Linh, việc tích...
QTO - Năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có tính chất quyết định để hoàn thành kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc...
QTO - Là một trong 11 xã biên giới của huyện Hướng Hóa, xã Thanh là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Vân Kiều. Những năm trước đây, cơ sở hạ tầng...
QTO - Thời gian qua, huyện Hướng Hóa đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực...