{title}
{publish}
{head}
Nhằm khai thác điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ năm 2023, mô hình nuôi giống bò hướng thịt 3B đã được huyện Hướng Hóa triển khai tại một số địa phương trên địa bàn huyện. Qua đánh giá bước đầu, giống bò khá phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, bò phát triển tốt, ít dịch bệnh, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân.
Đàn bò 3B của anh Phạm Quang Chức ở thôn Tân Vĩnh, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa đang phát triển tốt -Ảnh: L.A
Sau khi tìm hiểu các mô hình nuôi bò 3B trên địa bàn tỉnh, tháng 8/2023, được sự hỗ trợ của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hướng Hóa, anh Phạm Quang Chức ở thôn Tân Vĩnh, xã Hướng Tân đã mua 10 con bò 3B giống trọng lượng 190 kg/con từ Thanh Hóa về nuôi thử nghiệm. Số bò giống này được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hỗ trợ 40% chi phí.
Anh Chức cho biết, để nuôi bò 3B, anh đã đầu tư xây dựng khu chuồng trại chắc chắn, mỗi con một ô chuồng riêng biệt. Xung quanh chuồng là có hơn 1 ha trồng cỏ voi và ngô được lắp đặt hệ thống tưới phun mưa đầy đủ, đảm bảo cung cấp thức ăn xanh theo nhu cầu phát triển của bò.
Trước khi đưa về trại, bò được tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh. Trong thời gian nuôi, bò được tẩy giun sán định kỳ 3 - 4 tháng/lần. Vì vậy, quá trình nuôi, dù môi trường mới nhưng bò thích ứng tốt và không xuất hiện dịch bệnh đáng kể.
Đến nay, đàn bò phát triển tốt, trọng lượng bình quân đạt khoảng 500 kg. Anh Chức dự tính sẽ tiếp tục nuôi thêm khoảng 2 - 3 tháng nữa, lúc đó bò sẽ đạt trọng lượng trên 600 kg/con mới xuất bán. Với giá bán hiện tại khoảng 76.000 - 80.000 đồng/kg, trừ chi phí ước tính 10 con bò của anh sẽ cho lãi ròng khoảng 100 triệu đồng.
Theo anh Chức, nuôi bò 3B khá đơn giản, chỉ cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, giữ chuồng trại sạch sẽ, cho ăn đầy đủ là bò sẽ phát triển tốt. Bò 3B ăn rất khỏe nên tùy theo số lượng nuôi mà người chăn nuôi cần chuẩn bị sẵn diện tích cỏ hoặc ngô, chuối. Nếu ủ chua lên men thức ăn xanh thì càng tốt. Ngoài ra, cần bổ sung thêm thức ăn viên công nghiệp, cám gạo, bã bia... theo yêu cầu tăng trọng của bò.
Hiện tại, mỗi ngày một con bò 3B của anh tiêu thụ khoảng 20 - 25 kg cỏ, 4 kg thức ăn công nghiệp. Theo đánh giá, đây là giống bò có mức tăng trọng nhanh, phù hợp với việc nuôi nhốt nên ít tốn công chăm sóc. Trung bình mỗi con bò giống sau khoảng 14 - 16 tháng, khi đạt trọng lượng từ 600 kg trở lên thì mới xuất bán.
Còn với ông Hồ Văn Miên ở thôn Doa Củ, xã Hướng Phùng, hộ tham gia mô hình với 6 con bò 3B, ngoài việc trồng cỏ, ngô để cung cấp cho bò, hằng ngày ông còn tới các vùng trồng chuối để thu mua thân cây chuối mang về thái mỏng trộn với cám gạo, thức ăn công nghiệp để cho bò ăn. Đây là nguồn thức ăn rẻ tiền, dễ tìm tại địa bàn.
Ông Miên cho biết, thuận lợi khi nuôi bò 3B đó là do bò nuôi nhốt hoàn toàn nên không lo về đồng đất chăn thả. Tại địa phương có rất nhiều diện tích trồng chuối, đây là nguồn thức ăn thô xanh phù hợp cho bò. Nhờ sự cần cù, chịu khó lại ham học hỏi kinh nghiệm thực tế về đặc tính, cách chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh nên chỉ một thời gian ngắn, đàn bò gia đình ông Miên thích ứng nhanh chóng. Trọng lượng bình quân đạt từ 350 - 400 kg/con.
Qua quá trình nuôi, ông Miên nhận thấy giống bò này có nhiều ưu điểm vượt trội như: thích ứng khá tốt với môi trường, khí hậu, thổ nhưỡng; sức đề kháng tốt, ngoại hình đẹp, ít dịch bệnh, tăng trọng nhanh. Nguồn thức ăn lại đơn giản, dễ tìm như: rơm rạ, cỏ, thân cây chuối kết hợp vỗ béo bằng cám gạo, bã bia, thức ăn công nghiệp.
“Khí hậu miền núi tương đối mát mẻ nên bước đầu cho thấy bò phát triển nhanh, không có dịch bệnh gì. Bên cạnh đó, tôi cũng tiêm đủ các loại vắc xin nên bò miễn dịch tốt. Theo tôi, nếu vùng Hướng Phùng có thể phát triển loài vật nuôi này thì người dân sẽ hưởng lợi rất nhiều. Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số cũng nhờ vậy mà thay đổi được tập tục và tư duy làm nông nghiệp. Sắp tới, khi mở rộng mô hình, tôi sẽ tìm hiểu cách ủ thức ăn lên men để vừa dự trữ thức ăn, chủ động chăm sóc bò vừa tăng hiệu quả chăn nuôi”, ông Miên cho hay.
Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng Phan Ngọc Long cho biết, địa phương có diện tích rộng, nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi bò 3B. Hiện tại, trên địa bàn xã đã có 2 mô hình thử nghiệm nuôi bò 3B và kết quả bước đầu cho thấy nhiều tín hiệu khả quan. Ông Long hy vọng những mô hình này thành công sẽ có sức lan tỏa để người dân địa phương tiếp cận phương thức chăn nuôi mới, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
“Hướng Phùng là địa bàn tiềm năng để phát triển nuôi bò 3B. Điều quan trọng là việc nuôi bò 3B đem lại hiệu quả thấy rõ và giúp thay đổi nhận thức của người dân trong chăn nuôi. Chúng tôi hy vọng từ một vài hộ thử nghiệm ban đầu, kỹ thuật nuôi bò 3B sẽ được chuyển giao, phổ biến rộng rãi để các hộ làm theo. Ở Hướng Phùng, nếu chăn nuôi bò 3B phát triển, nhiều hộ dân sẽ được hưởng lợi”, ông Long chia sẻ.
Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hướng Hóa Lê Hữu Tuấn thông tin, ngoài các mô hình nuôi bò 3B do huyện triển khai, hiện tại trên địa bàn còn có một số hộ dân đã đưa vào nuôi giống bò 3B và đã mang lại kết quả khả quan.
Theo ông Tuấn, ngoài diện tích rộng lớn phù hợp để trồng cỏ nuôi bò, trên địa bàn huyện còn có gần 4.000 ha chuối các loại. Cây chuối sau khi lấy quả phải chặt bỏ, rất lãng phí trong khi đây là nguồn thức ăn phù hợp cho chăn nuôi bò. Do vậy, nuôi bò 3B sẽ giúp người dân tận dụng và tiết kiệm được chi phí đầu vào để tăng hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra, việc nuôi nhốt bò 3B cũng giúp người dân thay đổi tập quán chăn nuôi, giúp địa phương và cơ quan chuyên môn dễ quản lý, theo dõi dịch bệnh trên đàn vật nuôi hơn.
“Thời gian tới, cùng với tiếp tục triển khai thực hiện các mô hình, Phòng Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn trong việc chuyển giao kỹ thuật để phát triển đối tượng nuôi mới này”, ông Tuấn khẳng định.
Lê An
QTO - Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị đã tập trung đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống giao thông, từ đường tỉnh đến đường huyện,...
QTO - Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn được xem là yếu tố quan trọng, giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền...
QTO - Với lợi thế đất đỏ ba dan dồi dào, màu mỡ, độ cao và khí hậu thích hợp nên cây cà phê được xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hướng...
QTO - Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ được ban hành những ngày qua khiến cả người bán lẫn người mua xe ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Trị rất vui mừng....
QTO - Toàn tỉnh hiện có trên 500 công trình thủy lợi lớn, nhỏ các loại, trong đó có 123 hồ chứa và 2 đập dâng với tổng dung tích khoảng 450 triệu m3 . Tuy...
QTO - Xác định quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường và đảm bảo QP-AN, thời gian...
QTO - Những năm qua, huyện Gio Linh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN). Trong điều kiện...
QTO - Địa bàn huyện Hướng Hóa có đặc thù lượng mưa hằng năm lớn, tập trung cùng thời điểm, kết hợp với địa hình đồi núi dốc, chia cắt theo 2 sườn Đông và...
QTO - Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ từ...
QTO - Thời gian qua, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), các sở,...
QTO - Thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH các huyện...
QTO - Điện lực Vĩnh Linh được giao nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện ở 15 xã, 3 thị trấn với dân số 91.000 người. Vượt qua bao khó khăn, thử thách trong...