Người biết thương biển
1 . Có lần Thạc bảo chị chẳng thương biển. Năm đó Thạc mười sáu, dạn dày nắng gió, nước da ngâm đen, bờ vai rộng, tóc húi cua. Làng nằm cuối bãi, hoang sơ và cô liêu. Người làng chỉ sống bằng nghề đi biển. Mực, tôm, cá, ốc hay bất cứ thứ gì từ biển khơi bao la cũng mang ra chợ để đổi lại tiền. Người làng quen dần từ thế hệ này đến thế hệ khác. Cái chữ cũng chỉ đủ để viết cái tên, tính toán mớ cá, đếm được đúng tiền. Lắm khi kêu ký bất cứ giấy tờ gì đó, có đứa ngơ ngác hỏi nhau ký sao? Cái cách vẽ nguệch ngoạc như rồng như phượng gì đó là của người trên phố. Xứ biển này ghi đúng cái tên là xong. Vẽ tới vẽ lui nhìn cứ y như mấy đường gãy trên đồi cát. Mấy đường gãy bị gió thổi xiêu vẹo thành vệt vô định. Mấy đường gãy bị người ta trượt, người ta xoạc chân tạo dáng chụp hình thành vằn vện rối tung. Bắt người làng vẽ lại mấy cái đường gãy đó lên giấy tờ, không khéo họ lại vẽ thành cả một đồi cát.
Tin đọc nhiều
Thời tiết
Thông báo triển khai Quy chế quản lý, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý cấp phép đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Thể lệ cuộc thi báo chí chủ đề: “Hải Lăng - Tự hào và Khát vọng”
- Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh thông báo mời thầu
- Danh sách các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông lâm thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phầm được cấp giấy chứng nhận
- Thông báo phương án tạm cấm đường, vị trí đậu, đỗ xe phục vụ chương trình Chào năm mới - Coundown Camel Quảng Trị 2025