
{title}
{publish}
{head}
VOV.VN - Ngày 3/6, đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài Chính Nguyễn Văn Thắng dẫn đầu đã tham dự phiên khai mạc Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (MCM) năm 2025 tại thủ đô Paris, Pháp.
Với chủ đề “Dẫn đầu con đường hướng tới sự thịnh vượng bền vững, toàn diện và kiên cường thông qua luật lệ thương mại, đầu tư và đổi mới”, Hội nghị MCM năm nay diễn ra trong hai ngày 03 và 04/06.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann nhấn mạnh triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong năm 2025 đang có dấu hiệu sụt giảm do căng thẳng thương mại liên quan đến chính sách thuế quan của Mỹ. Các dự báo mới của Tổ chức đã hạ mức tăng trưởng toàn cầu từ 3,1% và 3,0% cho năm 2025 và 2026 xuống còn 2,9% cho cả 2 năm.
Tổng Thư ký OECD, Mathias Cormann nhấn mạnh triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong năm 2025 đang có dấu hiệu sụt giảm
“Các quốc gia thiết lập nhiều rào cản thương mại hay áp dụng lâu dài các chính sách thuế quan sẽ phải đối mặt với khả năng giảm sút triển vọng tăng trưởng cũng như nguy cơ đẩy lạm phát lên cao”.
Ông Cormann cũng khẳng định Mỹ sẽ là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất liên quan đến vấn đề thuế quan, đồng thời dự báo nền kinh tế nước này sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 1,6% trong năm nay và 1,5% vào năm tới, với giả định rằng Washington sẽ tiếp tục áp dụng các mức thuế quan có hiệu lực từ giữa tháng 5/2025 đến hết 2026. Các dự báo tăng trưởng trước đó của Mỹ là 2,2% cho năm 2025 và 1,6% cho năm 2026.
Liên quan đến Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của OECD, ông Cormann cho biết đây là một sáng kiến chiến lược, góp phần hỗ trợ cải cách kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và tăng cường kết nối giữa OECD và ASEAN - một khu vực năng động hàng đầu thế giới. Tổng thư ký OECD đặc biệt khen ngợi những cống hiến của Việt Nam và Australia trong vai trò đồng chủ tịch SEARP nhiệm kỳ 2022-2025.
“Với tư cách là đồng chủ tịch kể từ năm 2022, Việt Nam và Australia đã có những đóng góp đáng kể vào việc làm sâu sắc hơn sự hợp tác cùng có lợi của OECD tại Đông Nam Á. Việt Nam đã thể hiện sự chủ động và trách nhiệm, tổ chức thành công hai diễn đàn cấp bộ trưởng liên tiếp của chương trình (SEARP) tại Hà Nội vào năm 2022 và 2023, tập trung phục hồi chuỗi cung ứng và đầu tư bền vững”.
Về phần mình, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Nguyễn Văn Thắng bày tỏ niềm tự hào khi Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của SEARP như một nền tảng hợp tác khu vực hiệu quả và lâu dài.
“Trong nhiệm kỳ 2022–2025, Việt Nam và Australia đồng chủ trì SEARP trong bối cảnh thế giới đối mặt với nhiều thách thức: phục hồi sau đại dịch, chuyển đổi số, và ứng phó với biến đổi khí hậu, bất bình đẳng, đứt gãy chuỗi cung ứng. Những nỗ lực này đã đem lại những kết quả nổi bật như Ký kết Biên bản ghi nhớ đầu tiên giữa OECD và ASEAN; Tổ chức thành công Diễn đàn Đông Nam Á tại Hà Nội năm 2022 mở ra cơ chế đối thoại cấp Bộ trưởng thường niên giữa OECD và khu vực về chính sách và phát triển; và lần đầu triển khai Prospectus – kế hoạch hợp tác thực chất trong các lĩnh vực như chuyển đổi xanh, số, tăng trưởng bao trùm và nâng cao năng suất”.
Bộ trưởng Bộ Tài Chính Nguyễn Văn Thắng bày tỏ niềm tự hào khi Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của SEARP như một nền tảng hợp tác khu vực hiệu quả và lâu dài
Nhân dịp này, thay mặt chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục đồng hành, đóng góp tích cực và xây dựng vì một Đông Nam Á phát triển bền vững, gắn kết chặt chẽ hơn với cộng đồng quốc tế, đồng thời gửi lời cảm ơn tới các nước, đặc biệt là Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc trong việc hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác giữa OECD với Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong thời gian qua.
Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm
Chức vụ Chủ tịch SEARP của OECD sẽ được chuyển giao cho Philippines và Canada đồng chủ tịch trong nhiệm kỳ tới.
Anh Tuấn/VOV-Paris
Người phát ngôn Ủy ban An ninh Quốc gia và Chính sách Đối ngoại của Quốc hội Iran Ebrahim Rezaei ngày 19/7 cảnh báo Tehran có thể rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt...
Tỉnh Hải Nam và Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, đã ban bố tình trạng cảnh báo cao độ khi bão Wipha tiến vào Biển Đông, mang theo gió mạnh và mưa lớn đến hai tỉnh này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu mức thuế tối thiểu 15% - 20% với hàng hóa EU trong đàm phán, nếu không sẽ triển khai thuế 30% từ 1/8, nhằm thúc đẩy đạt thỏa thuận thương mại...
Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, chiến dịch triệt phá các cơ sở lừa đảo trực tuyến liên tục được tăng cường mở rộng trên địa bàn thủ đô Phnom Penh và nhiều địa phương trong...
Cách tiếp cận mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc xung đột ở Ukraine gần đây liệu có phải một động thái tạm thời nhằm “thử phản ứng” của Tổng thống Putin?
Cảnh sát Campuchia ngày 16/7 cho biết lực lượng chức năng nước này đã bắt giữ trên 1.000 người trong chiến dịch đột kích nhằm vào hàng loạt trung tâm lừa đảo trực tuyến trên...
Tổng thống Donald Trump mới đây tuyên bố ông sẽ ủng hộ Ukraine mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong cuộc xung đột với Nga, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cách Nhà Trắng tiếp cận...
Ngày 3/6, người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov, tuyên bố: Chính phủ Nga hoàn toàn ủng hộ các nỗ lực, nhằm giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân của Iran.
QTO - Iran đã đẩy mạnh hoạt động làm giàu uranium với khối lượng tích trữ hiện tại tiến gần mức có thể được sử dụng cho mục đích quân sự. Đó là báo cáo mới...
QTO - Hiệp hội Du lịch Kinh doanh Toàn cầu vừa công bố mức độ lạc quan trong ngành du lịch kết hợp công tác toàn cầu đã giảm mạnh trong năm 2025.
QTO - Trước thực trạng tai nạn gia tăng và ý thức chấp hành giao thông còn hạn chế, một số quốc gia đã áp dụng biện pháp xử phạt nghiêm khắc nhằm lập lại...
QTO - Lạm phát cơ bản của Nhật Bản hiện đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn hai năm qua, điều này có thể khiến Ngân hàng Nhật Bản cân nhắc nâng lãi...