
{title}
{publish}
{head}
Hiệp hội Du lịch Kinh doanh Toàn cầu vừa công bố mức độ lạc quan trong ngành du lịch kết hợp công tác toàn cầu đã giảm mạnh trong năm 2025.
Kết quả khảo sát hơn 900 chuyên gia trong lĩnh vực cho thấy tâm lý tích cực đã giảm từ 67% vào tháng 11/2024 xuống chỉ còn 31% vào tháng 4 năm nay.
Dưới góc nhìn của các chuyên gia, sự sụt giảm này chủ yếu bắt nguồn từ các chính sách kiểm soát biên giới nghiêm ngặt, gia tăng thuế quan và nhiều điều chỉnh khác trong chính sách của Mỹ. Hơn một phần tư số người được hỏi tại Canada, Mỹ và châu Âu bày tỏ thái độ bi quan về triển vọng ngành trong năm 2025, trong khi khoảng 40% cho biết họ không nghiêng về bất kỳ đánh giá tích cực hay tiêu cực nào.
Trả lời phỏng vấn tờ CNBC, bà Suzanne Neufang, Tổng giám đốc điều hành Hiệp hội Du lịch Kinh doanh Toàn cầu (GBTA), cho biết: “Trong suốt bốn năm đảm nhiệm vị trí này, tôi chưa từng chứng kiến mức độ bất ổn nào lớn đến vậy.” Bà cho biết gần 30% người phụ trách mua dịch vụ du lịch công tác cho hay doanh nghiệp của họ dự kiến sẽ cắt giảm các chuyến đi trong năm nay, trong khi khoảng 20% vẫn chưa đưa ra được đánh giá cụ thể.
Kết quả khảo sát cho thấy tâm lý tích cực đã giảm từ 67% vào tháng 11/2024 xuống chỉ còn 31% vào tháng 4 năm nay- ảnh: Interimm
“Họ thậm chí không đủ tự tin để khẳng định tình hình sẽ tốt lên hay xấu đi” - bà nhận định.
Ngoài ra, khoảng 27% số người tham gia khảo sát dự báo ngân sách dành cho hoạt động công tác trong năm nay cũng sẽ bị cắt giảm.
Báo cáo cũng cho thấy khoảng một phần ba doanh nghiệp đã điều chỉnh hoặc đang cân nhắc điều chỉnh chính sách liên quan đến việc đi lại đến và đi từ Mỹ. Trong số này, khoảng 6% cho biết họ đã chuyển địa điểm tổ chức hội nghị và sự kiện sang quốc gia khác nhằm tránh các thủ tục phức tạp và chi phí phát sinh tại Mỹ.
Bà Neufang nhận định các khu vực ngoài Mỹ như châu Á, châu Âu và Mỹ Latinh đang trở thành những lựa chọn thay thế đầy tiềm năng cho việc tổ chức hội họp và kết nối thương mại. Theo bà, đây là thời điểm thuận lợi để các khu vực này thu hút thêm hoạt động quốc tế và tái khẳng định vị thế trong mạng lưới giao thương toàn cầu.
Bên cạnh những thách thức trước mắt, các chuyên gia du lịch công tác cũng bày tỏ lo ngại về những tác động lâu dài từ chính sách hiện hành của Mỹ. Hai vấn đề được quan tâm nhiều nhất là chi phí đi lại gia tăng, được 54% người khảo sát nhắc đến, và những rào cản trong thủ tục xin thị thực, chiếm 46%.
Tuy nhiên, một điểm sáng đáng chú ý là giá vé máy bay quốc tế trong năm nay đã ghi nhận mức giảm nhẹ. Theo dữ liệu từ công ty FCM Consulting, giá vé trung bình đã giảm khoảng 17 USD, tương đương 2,2% so với cùng kỳ năm trước.
Bà Neufang khẳng định ngành du lịch công tác toàn cầu vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Nếu không phát sinh thêm những bất ổn lớn, quy mô thị trường có thể đạt 1.600 tỷ USD vào cuối năm 2025. Bà cũng dẫn dự báo của GBTA cho biết con số này có thể vượt mốc 2.000 tỷ USD vào năm 2028. Dù số chuyến đi vẫn chưa hồi phục hoàn toàn so với thời kỳ trước đại dịch, nhưng tổng mức chi tiêu cho du lịch công tác đã trở lại mức cao, phần nào nhờ tác động của lạm phát.
Đáng chú ý, bà Neufang cho rằng căng thẳng thương mại cũng có thể góp phần thúc đẩy nhu cầu đi lại, khi các doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm đối tác mới và mở rộng hoạt động sang những thị trường thay thế.
“Khi mất một khách hàng, bạn sẽ phải tìm một khách hàng khác. Vì vậy, tôi không cho rằng mọi thứ đều là u ám” - bà nhận định.
Tuy nhiên, bà cũng đưa ra cảnh báo nếu các mức thuế cao tiếp tục được duy trì, ngành du lịch công tác tại Mỹ sẽ khó tránh khỏi những tác động tiêu cực. Trong khi các tuyến bay giữa châu Âu và châu Á hoặc đến châu Phi vẫn được đánh giá là ổn định, thì các điểm đến tại Mỹ đang dần mất đi sức hút đối với cộng đồng doanh nghiệp quốc tế.
Trong lĩnh vực du lịch giải trí, triển vọng cũng không mấy khả quan. Năm 2025, chi tiêu của du khách quốc tế đến Mỹ được dự báo sẽ giảm 4,7% so với năm 2024, tương đương với mức thất thu khoảng 8,5 tỷ USD cho ngành du lịch. Đây là một bước lùi đáng kể, đặc biệt khi ngành từng kỳ vọng đạt mức tăng trưởng doanh thu trong năm nay.
An Thái
Trả lời phỏng vấn của báo chí, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines - Theresa Lazaro nhấn mạnh quan điểm của Philippines là không nên mất quá nhiều thời gian trong hoàn tất COC.
Vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga và Mỹ về các vấn đề song phương có thể diễn ra vào cuối mùa hè này. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang...
Tổng thống Donald Trump ngày 9/7 thông báo Mỹ sẽ bắt đầu áp thuế 50% đối với kim loại đồng nhập khẩu từ ngày 1/8.
Ngày 8/7, các Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức “bật đèn xanh” để Bulgaria chuyển sang sử dụng đồng euro từ ngày 1/1/2026. Sự kiện...
Nhà Trắng ngày 7/7 thông báo, Tổng thống Donald Trump sẽ ký một sắc lệnh hành pháp nhằm trì hoãn việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ thêm gần 1 tháng.
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, trong một động thái quyết liệt nhằm kích thích nền kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc vừa thông qua gói ngân sách bổ sung khổng lồ trị giá 31,8 nghìn tỷ...
QTO - Cuộc chiến 12 ngày giữa Israel và Iran trong tháng 6 vừa qua đã tạm lắng sau lệnh ngừng bắn do Mỹ làm trung gian, nhưng bất đồng sâu sắc về hạt nhân,...
QTO - Trước thực trạng tai nạn gia tăng và ý thức chấp hành giao thông còn hạn chế, một số quốc gia đã áp dụng biện pháp xử phạt nghiêm khắc nhằm lập lại...
QTO - Lạm phát cơ bản của Nhật Bản hiện đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn hai năm qua, điều này có thể khiến Ngân hàng Nhật Bản cân nhắc nâng lãi...
QTO - Một dự luật mới đang được thúc đẩy tại Thượng viện Mỹ có thể tạo ra những tác động sâu rộng đối với thị trường năng lượng và quan hệ thương mại quốc tế.
QTO - Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov ngày 28/5 cho biết Kiev đã chính thức chuyển tới phía Nga văn bản đề xuất liên quan đến việc thiết lập...
QTO - Hàng loạt vụ bắt cóc và tấn công nghiêm trọng ngay giữa lòng thủ đô hoa lệ của nước Pháp, trong đó các nạn nhân đều có liên hệ với giới kinh doanh...