
{title}
{publish}
{head}
QTO - Trước thực trạng tai nạn gia tăng và ý thức chấp hành giao thông còn hạn chế, một số quốc gia đã áp dụng biện pháp xử phạt nghiêm khắc nhằm lập lại trật tự, nâng cao trách nhiệm và xây dựng môi trường giao thông an toàn, hiệu quả.
Trung Quốc đã triển khai hàng loạt biện pháp mạnh nhằm giảm thiểu vi phạm giao thông-Ảnh: XINHUA
Trung Quốc xử lý nghiêm hành vi vi phạm
Trong những năm gần đây, chính quyền Trung Quốc đã triển khai hàng loạt biện pháp mạnh nhằm giảm thiểu vi phạm giao thông và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Mục tiêu của các chính sách này là xây dựng một môi trường giao thông an toàn, văn minh và phục vụ hiệu quả cho quá trình phát triển bền vững của đất nước.
Theo Luật An toàn giao thông đường bộ của Trung Quốc, các hành vi vi phạm phổ biến như không đội mũ bảo hiểm, không thắt dây an toàn hoặc chạy quá tốc độ ở mức nhẹ sẽ bị phạt tiền từ 20 - 200 nhân dân tệ (tương đương khoảng 3 - 30 USD). Trong khi đó, các lỗi nghiêm trọng hơn như lái xe khi say rượu với nồng độ cồn vượt 0,08% có thể bị phạt từ 500 đến 2.000 nhân dân tệ (75 - 300 USD), kèm theo hình phạt bổ sung như tạm giữ giấy phép lái xe từ 3 - 6 tháng. Với những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng như gây tai nạn giao thông, người vi phạm có thể phải đối mặt với án tù và bị tước giấy phép vĩnh viễn.
Trung Quốc còn áp dụng hệ thống điểm phạt để quản lý hành vi của người điều khiển phương tiện. Mỗi tài xế được cấp 12 điểm mỗi năm và sẽ bị trừ điểm tương ứng với từng lỗi vi phạm. Chẳng hạn, vượt đèn đỏ hoặc chạy xe quá tốc độ từ 20% - 50% so với quy định sẽ bị trừ tới 6 điểm. Nếu hết 12 điểm trong năm, người vi phạm buộc phải tham gia khóa đào tạo bắt buộc và thi lại để lấy lại quyền điều khiển xe.
Với những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng như gây tai nạn rồi bỏ trốn, mức xử lý còn nghiêm khắc hơn. Trong những trường hợp này, người lái sẽ bị thu hồi giấy phép vĩnh viễn và có thể bị kết án từ 3 - 7 năm tù, tùy theo mức độ thiệt hại gây ra. Ngoài các biện pháp trực tiếp đối với hành vi lái xe, Chính phủ Trung Quốc cũng chú trọng đến việc xử lý nạn gian lận trong quản lý giao thông, đặc biệt là hành vi mua bán điểm phạt. Những người tham gia các giao dịch bất hợp pháp này có thể bị phạt tới 50.000 nhân dân tệ (khoảng 7.000 USD) và bị trừ toàn bộ 12 điểm trong hệ thống quản lý lái xe.
Thụy Sĩ áp dụng hình phạt theo thu nhập
Thụy Sĩ là một trong những quốc gia có hệ thống xử phạt giao thông nghiêm khắc và minh bạch hàng đầu thế giới. Bên cạnh việc áp dụng mức phạt cao, nước này còn tiên phong sử dụng cơ chế “phạt theo thu nhập”, đồng thời triển khai mạng lưới giám sát rộng khắp nhằm bảo đảm mọi hành vi vi phạm đều được phát hiện và xử lý một cách công bằng. Cách tiếp cận này phản ánh triết lý quản trị đặc trưng của Thụy Sĩ: nghiêm luật, công chính và không phân biệt địa vị xã hội.
Một trong những điểm nổi bật nhất trong hệ thống pháp luật giao thông Thụy Sĩ là hình thức xử phạt “day-fine” - tiền phạt được tính dựa trên số ngày phạt và thu nhập ròng hàng ngày của người vi phạm. Điều này giúp bảo đảm sự công bằng giữa các tầng lớp thu nhập và tránh tình trạng người giàu coi tiền phạt như một chi phí có thể dễ dàng chi trả.
Thụy Sĩ phân loại rõ ràng các hành vi vi phạm giao thông, áp dụng mức xử phạt tăng dần theo mức độ nghiêm trọng. Với lỗi vượt quá tốc độ dưới 5km/h, mức phạt có thể chỉ từ 22 - 44USD. Tuy nhiên, nếu vượt quá 30km/h trong khu vực đô thị hoặc 50km/h trên đường cao tốc, người điều khiển phương tiện có thể đối mặt với án tù từ một đến bốn năm, bị tước bằng lái ít nhất 2 năm và bắt buộc phải trải qua đánh giá tâm lý trước khi được cấp lại bằng. Một số lỗi phổ biến như vượt đèn đỏ có thể bị phạt khoảng 275 USD, không thắt dây an toàn bị phạt 66 USD, dùng điện thoại khi lái xe bị phạt 110 USD. Ngay cả việc để chìa khóa trên xe khi rời khỏi xe cũng có thể bị phạt 66 USD.
Hệ thống xử phạt nghiêm khắc của Thụy Sĩ được hỗ trợ bởi mạng lưới camera giám sát dày đặc và công nghệ phát hiện vi phạm tự động, giúp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. Hơn thế, ý thức tuân thủ luật giao thông của người dân Thụy Sĩ rất cao, thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và tôn trọng pháp luật.
Nhật Bản quản lý giao thông bằng hệ thống pháp luật chặt chẽ
Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống pháp luật giao thông nghiêm ngặt, chi tiết và hiệu quả bậc nhất thế giới. Với triết lý ưu tiên an toàn, trật tự và tính mạng con người, Nhật Bản không chỉ xử phạt nặng các hành vi lái xe nguy hiểm mà còn mở rộng quản lý tới cả người đi xe đạp - điều ít thấy ở nhiều quốc gia khác. Cách tiếp cận toàn diện này giúp giảm thiểu tai nạn và nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông.
Về hệ thống xử phạt, Nhật Bản chia các vi phạm thành hai nhóm chính: vi phạm nhẹ (xử lý bằng “vé xanh”) và vi phạm nghiêm trọng (xử lý bằng “vé đỏ”). Các lỗi nhẹ như chạy quá tốc độ dưới 30km/h, vượt đèn đỏ hoặc vi phạm làn đường sẽ bị xử lý tại chỗ bằng vé xanh. Người vi phạm phải nộp phạt trong vòng 7 - 11 ngày để tránh bị truy tố hình sự. Ngược lại, những vi phạm nặng như chạy quá tốc độ trên 30km/h, lái xe khi say rượu hoặc gây tai nạn nghiêm trọng sẽ bị xử lý bằng vé đỏ, có thể dẫn đến việc tước bằng lái ngay lập tức và đối mặt với án phạt tù.
Cùng với các biện pháp xử phạt hành chính, Nhật Bản duy trì hệ thống điểm trừ để quản lý hành vi của người điều khiển phương tiện. Nếu chạy quá tốc độ 50km/h, tài xế sẽ bị trừ 12 điểm; nếu lái xe với nồng độ cồn từ 0,25mg/l trở lên, sẽ bị trừ 25 điểm. Trong vòng một năm, nếu bị trừ từ 6 điểm trở lên, người lái sẽ bị đình chỉ bằng lái ít nhất 30 ngày; từ 15 điểm trở lên, bằng lái bị thu hồi trong một năm. Cơ chế này tạo ra áp lực liên tục để người dân tuân thủ luật giao thông, hạn chế tái phạm và nâng cao trách nhiệm cá nhân.
Ngoài ô tô, Nhật Bản siết chặt quy định với người đi xe đạp - một phương tiện phổ biến trong đô thị. Từ tháng 11/2024, luật mới cho phép phạt đến 100.000 yen (tương đương 670 USD) hoặc giam tới một năm với người sử dụng điện thoại khi đạp xe hoặc đạp xe khi say rượu. Từ tháng 4/2026, hệ thống vé xanh sẽ được mở rộng với 113 hành vi vi phạm nhẹ khi đi xe đạp, cho phép cảnh sát xử lý tại chỗ mà không cần đưa ra tòa. Bên cạnh đó, Nhật Bản đặc biệt nghiêm khắc với hành vi lái xe nguy hiểm.
Không chỉ dừng ở xử phạt, Nhật Bản còn chú trọng từ khâu đào tạo và sát hạch lái xe rất nghiêm ngặt. Kết hợp với cơ sở hạ tầng hiện đại, hệ thống biển báo rõ ràng và ý thức tuân thủ cao của người dân, quốc gia này đã xây dựng được một môi trường giao thông an toàn, có tính mẫu mực trên thế giới.
An Thái
Đó là câu nói cửa miệng của nhiều người kể từ khi TP. Đông Hà áp dụng hình thức phạt nguội thông qua hệ thống camera giám sát. Coi chừng phạt nguội! Câu nói ...
Thời gian qua, cùng với lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh, Đội Cảnh sát giao thông Công an TP. Đông Hà đã tích cực chuyển đổi trạng thái, ứng dụng khoa ...
Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh vừa có văn bản về việc triển khai xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông bằng hệ thống camera giám sát (phạt nguội) trên ...
Thực hiện Kế hoạch số 299/KHBCA-C08 ngày 13/6/2022 của Bộ Công an về mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, Phòng Cảnh ...
Nhằm hạn chế tai nạn giao thông (TNGT), lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) trong toàn tỉnh tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm về trật ...
Thời gian qua, Công an TP. Đông Hà đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, trong đó chú trọng kiểm tra, xử lý nghiêm ...
Chiều nay 1/3, thông tin từ Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự (CSGT-TT), Công an huyện Hướng Hóa cho biết, đơn vị vừa phối hợp lực lượng công an các xã vùng ...
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh nói chung, TP. Đông Hà nói riêng, tình trạng thanh thiếu niên, học sinh vi phạm pháp luật về an toàn giao thông diễn biến phức ...
Cảnh sát Campuchia ngày 16/7 cho biết lực lượng chức năng nước này đã bắt giữ trên 1.000 người trong chiến dịch đột kích nhằm vào hàng loạt trung tâm lừa đảo trực tuyến trên...
Tổng thống Donald Trump mới đây tuyên bố ông sẽ ủng hộ Ukraine mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong cuộc xung đột với Nga, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cách Nhà Trắng tiếp cận...
Ngày 15/7, các quan chức Ấn Độ cho biết, ít nhất 21 người đã thiệt mạng và nhiều người bị thương do sét đánh tại các bang Jharkhand và Bihar, miền Đông nước này, trong 48 giờ qua.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ngày 14/7, Văn phòng Tổng cục Phòng, chống lũ lụt Quốc gia Trung Quốc và Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc đã tổ chức một cuộc hội nghị với sự...
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng Thư ký NATO Mark Rutte sau khi nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố sẽ trừng phạt thuế quan...
Ngày 13/7, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã tiến hành cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Cuộc gặp diễn ra trong không khí thân mật,...
QTO - Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kristi Noem cho biết đang tiến hành thảo luận với chính quyền của 5 bang về việc xây dựng các trung tâm tạm giữ người...
QTO - Lạm phát cơ bản của Nhật Bản hiện đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn hai năm qua, điều này có thể khiến Ngân hàng Nhật Bản cân nhắc nâng lãi...