{title}
{publish}
{head}
(Tin Tức) - Căn cứ vào thông lệ đã xảy ra đối với các thành phố, gồm Gaza, Khan Younis, sau các cuộc không kích sẽ là hoạt động quân sự trên bộ ở Rafah, đúng như mệnh lệnh của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đối với quân đội nước này.
Một số hình ảnh thành phố Rafah trước thời điểm quân đội Israel triển khai tấn công trên bộ. Ảnh cắt từ clip của hãng tin Reuters
Tình hình ở Rafah và Dải Gaza
Rafah là một thành phố của Palestine ở phía Nam Dải Gaza. Đây là thủ phủ của tỉnh Rafah, nằm cách Thành phố Gaza 30 km về phía Tây Nam và giáp với biên giới Ai Cập. Theo kết quả điều tra dân số năm 2017, dân số của Rafah là 171.889 người. Tuy nhiên, sau khi Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ném bom và tấn công mặt đất vào Thành phố Gaza, sau đó là thành phố Khan Younis, người Palestine ở Dải Gaza đã phải di chuyển từ phía Bắc sang phía Nam. Theo người phát ngôn của Văn phòng Cao uỷ nhân quyền Liên hợp quốc, bà Ravina Shamdasani hôm 12/2, hiện Rafah là nơi nương náu của khoảng 1,5 triệu. Điều đó có nghĩa dân số của Rafah đã tăng gấp gần 9 lần chỉ trong hơn 5 tháng.
Xung đột giữa Israel và phong trào Hamas ở Gaza bùng nổ vào ngày 7/10/2023 sau cuộc tấn công bất ngờ của các tay súng Hamas nhằm vào miền Nam Israel khiến 1.200 người thiệt mạng, trong đó đa số là dân thường. Ngoài ra, các tay súng Hamas còn bắt khoảng 250 người về Dải Gaza làm con tin. Sau những đợt trao đổi con tin theo thoả thuận ngừng bắn từ 24/11 – 1/12/2023, hiện còn khoảng 130 con tin vẫn ở Gaza, nhưng không phải tất cả đều còn sống.
Cuộc tấn công của Hamas đã kéo theo đòn trả đũa của Israel, bắt đầu bằng các cuộc không kích, sau đó là chiến dịch tấn công trên bộ nhằm vào Gaza vào hôm 27/10/2023. Tới ngày 14/2, theo cơ quan y tế Gaza do Hamas điều hành, hoạt động bắn phá của Israel đã khiến ít nhất 28.576 người thiệt mạng và 68.291 người khác bị thương, phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Trước đó vào ngày 9/2, Liên hợp quốc cho biết hơn 650.000 người ở Gaza không còn nhà để trở về và nhiều người khác sẽ không thể trở về nơi ở của họ do thiệt hại do cuộc chiến tranh của Israel gây ra trên lãnh thổ và những rủi ro do chất nổ còn sót lại sau cuộc chiến.
Những tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 12/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Kết quả phân tích hình ảnh vệ tinh do Trung tâm Vệ tinh Liên hợp quốc (UNOSAT) công bố hôm 2/2 dựa trên so sánh hình ảnh vệ tinh thu được vào ngày 6, 7/1/2024 với với các hình ảnh thu được trong các ngày 1/5/2023, 10/5/2023, 18/9/2023, 15/10/2023, 7/11/2023 và ngày 26/11/2023 cho thấy có 22.131 công trình bị phá hủy, 14.066 công trình khác bị hư hại nghiêm trọng và 32.950 công trình bị hư hỏng vừa phải. Tổng cộng có 69.147 công trình kiến trúc, tương đương với khoảng 30% tổng số công trình của Dải Gaza, bị ảnh hưởng.
Trong báo cáo tình hình mới nhất, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (UNOCHA) ước tính có khoảng 12 triệu tấn mảnh vụn từ việc Israel phá hủy các ngôi nhà của người dân trên dải đất thuộc Palestine và sẽ mất hơn 4 năm để dọn sạch chúng. Nhưng đáng quan tâm hơn hiện nay, theo UNOCHA, là nguy cơ xảy ra nạn đói ở Gaza ngày càng gia tăng, đặc biệt đối với hàng trăm nghìn người ở phía Bắc lãnh thổ của Palestine đã bị cắt nguồn cung cấp viện trợ.
Lý do Israel muốn chiếm Rafah
Hôm 9/2, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã ra lệnh cho quân đội chuẩn bị sơ tán dân thường khỏi Rafah trước khi tiến hành chiến dịch trên bộ chống lại Hamas ở thành phố này.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh ABC phát sóng ngày 11/2, ông Netanyahu tuyên bố quân đội Israel sẽ cung cấp hành lang an toàn cho dân thường ở Rafah trước khi triển khai chiến dịch quân sự trên bộ tại thành phố cửa khẩu này.
Xem xét phát biểu của các quan chức cao cấp của Israel có thể thấy có hai lý do chính để họ thúc đẩy chiến dịch tấn công Rafah.
Thứ nhất, Israel vẫn kiên định mục tiêu loại bỏ Hamas thì mới kết thúc hành động quân sự nhằm vào Gaza. Trong khi đó, theo thông tin của Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 9/2 thì ở Rafah vẫn có 4 tiểu đoàn của Hamas. Cho nên, việc tấn công Rafah là để hoàn thành mục tiêu loại bỏ Hamas được đề ra khi Israel phát động chiến dịch Những thanh kiếm sắt nhằm vào Gaza để trả đũa cuộc tấn công của Hamas hôm 7/10/2023.
Thứ hai, Israel cũng nghi ngờ một số trong khoảng 130 con tin còn lại đang bị giam giữ ở Rafah và họ hy vọng một chiến dịch ở đây sẽ giúp giải cứu con tin. Đêm 12/2, dưới sự yểm trợ của các cuộc không kích chết người nhằm vào Rafah, quân đội Israel đã giải cứu thành công hai con tin và điều này càng củng cố thêm hi vọng của họ. Trong một tuyên bố đưa ra cùng ngày, ông Netanyahu cho rằng chỉ có việc tiếp tục gây áp lực quân sự cho đến khi chiến thắng hoàn toàn mới dẫn đến việc thả tất cả những người bị Hamas bắt cóc và Israel sẽ không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để đưa con tin trở về nhà.
Cộng đồng quốc tế phản ứng về chiến dịch quân sự tại Rafah
Ngày 14/2, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, Tiến sỹ Richard Peeperkorn cho rằng hoạt động quân sự ở khu vực tập trung đông dân cư như Rafah, chắc chắn sẽ là một thảm họa không thể đo lường được... và thậm chí sẽ làm mở rộng thêm thảm họa nhân đạo ngoài sức tưởng tượng. Theo ông Peeperkorn, cuộc tấn công trên bộ nhằm vào Rafah sẽ dẫn tới một làn sóng di cư mới và chắc chắn, các cuộc tấn công quân sự sẽ làm gia tăng thương vong.
Trước đó một hôm, Liên hợp quốc (LHQ) đã phản đối cuộc tấn công trên bộ của Israel vào thành phố Rafah tại Dải Gaza, cảnh báo các hoạt động quân sự có thể gây nhiều thương vong tại khu vực có hơn 1 triệu người đang sinh sống này. Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp, ông Martin Griffiths nhấn mạnh chiến dịch quân sự tại Rafah có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động nhân đạo vốn đã gặp nhiều khó khăn trong khu vực. Ông cho biết hơn một nửa trong tổng dân số 2,3 triệu người tại Gaza đang nương náu tại Rafah. Họ không có đủ thực phẩm, nơi trú ngụ và gần như không thể tiếp cận dịch vụ y tế. LHQ đang thiếu nguồn cung cứu trợ và nhân lực để duy trì hoạt động nhân đạo, trong khi cộng đồng quốc tế đã phản đối kịch liệt các cuộc tấn công trên bộ vào Rafah. Phó Tổng Thư ký LHQ hối thúc Chính phủ Israel không nên bỏ qua những lời kêu gọi này.
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 12/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Cũng trong ngày 13/2, Pakistan và Cuba đã phản đối chiến dịch tấn công quân sự của Israel nhằm vào thành phố Rafah. Trong khi đó, Nam Phi đã hối thúc Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) gây sức ép để buộc Israel dừng tấn công tại đây.
Về phần mình, Trung Quốc kêu gọi Israel ngừng hoạt động quân sự tại thành phố Rafah của Gaza “càng sớm càng tốt”, đồng thời cảnh báo về “thảm họa nhân đạo nghiêm trọng” nếu giao tranh không dừng lại. Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Trung Quốc theo dõi chặt chẽ những diễn biến ở khu vực Rafah, phản đối và lên án những hành động gây tổn hại cho dân thường và vi phạm luật pháp quốc tế”. Bắc Kinh kêu gọi Israel “ngưng hoạt động quân sự càng sớm càng tốt, (và) thực hiện mọi nỗ lực để tránh thương vong cho dân thường vô tội, nhằm ngăn chặn thảm họa nhân đạo nghiêm trọng hơn ở khu vực Rafah”.
Còn vào hôm 11/2, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và tuyên bố Israel không nên tiến hành một chiến dịch quân sự ở Rafah mà không có kế hoạch đảm bảo an toàn cho khoảng 1 triệu người đang trú ẩn trong khu vực. Theo hãng tin Reuters, cuộc điện đàm giữa Tổng thống Biden và Thủ tướng Netanyahu là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo đối thoại sau khi ông Biden nói rằng phản ứng của Israel đối với khu vực Gaza là “quá mức”.
Thành Nam/Báo Tin tức (Theo Reuters, AFP, DW, ABC)
QTO - Nhiều công ty đang chuyển hướng sang đầu tư ở Malaysia, bởi lo ngại về chính sách thuế quan mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
QTO - Theo IMF, lời đe dọa áp thuế thương mại của ông Donald Trump đang đẩy chi phí vay dài hạn lên cao, làm gia tăng áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.
QTO - Bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây, Moscow vẫn cho thấy mức tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng.
QTO - Kế hoạch của chính phủ Paris giúp tránh leo thang xung đột tại biên giới Israel-Lebanon cũng như chấm dứt những tranh chấp tại điểm nóng này.
QTO - Hơn 1.000 vụ rò rỉ khí nhà kính trong những năm qua đang đe dọa đến sự sống còn của nhân loại.
QTO - Hầu hết cử tri Mỹ đều cho rằng Tổng thống Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump không còn đủ sức khỏe để dẫn dắt nước Mỹ.
QTO - Sri Lanka đang xây dựng một chiến lược du lịch mới nhằm tăng cường nguồn thu, thông qua việc lan tỏa các thông điệp quảng cáo, thu hút dân du mục kỹ...
QTO - Theo kế hoạch mới, người lao động nước ngoài có tay nghề cao sẽ được làm việc, sinh sống lâu dài tại Nhật Bản.
QTO - Theo kế hoạch này, EU sẽ sử dụng nguồn tài chính thu được từ những công ty tài chính chưa rời khỏi Nga để duy trì viện trợ cho Kiev.
QTO - Cộng đồng châu Á tại Mỹ đang nỗ lực để Tết Nguyên đán được công nhận là ngày lễ chính thức.
(BVPL) - Các nhà hòa giải của Mỹ, Qatar và Ai Cập đã chuẩn bị một nỗ lực ngoại giao nhằm thu hẹp những khác biệt giữa Israel và phong trào kháng chiến Hamas ở Palestine về kế...
QTO - Hơn 50 quốc gia, chiếm đến một nửa dân số hành tinh, sẽ tổ chức bầu cử trong năm nay. Từ Mỹ, Nga, Ấn Độ đến El Salvador và Nam Phi, các cuộc tranh cử...