{title}
{publish}
{head}
Bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây, Moscow vẫn cho thấy mức tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng.
Nền kinh tế Nga đang tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với dự đoán của các nhà kinh tế, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Gita Gopinath trả lời trong cuộc phỏng vấn truyền thông hôm thứ Hai.
Theo đó, GDP của Nga đã tăng 3,6% vào năm 2023, vượt dự báo của IMF vào khoảng 2,6%, trong khi mức tăng năm 2024 dự kiến ở mức 2,3%.
Kinh tế Nga đang cho thấy mức tăng đáng kinh ngạc. Ảnh: RT
Dự báo của tổ chức này đối với kinh tế Nga trong năm 2025 cũng tăng 0,1 điểm phần trăm so với ước tính vào tháng 10.
Tổ chức tài chính có trụ sở tại Washington này đã nhiều lần bị chỉ trích do đưa ra những đánh giá lạc quan đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế Nga bất chấp những áp lực mạnh mẽ của phương Tây.
“Tăng trưởng của Nga đã mạnh hơn dự kiến. Chúng tôi đã phải điều chỉnh tăng thêm 1-1,5% so với dự đoán ban đầu. Rõ ràng nền kinh tế nước này đang hoạt động hiệu quả” – bà Gopinath cho biết.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho biết nền kinh tế Nga đang có dấu hiệu phát triển nóng do chi tiêu tài chính, quân sự và xã hội lớn, dẫn đến tình trạng thâm hụt ngày càng gia tăng và áp lực lạm phát.
Bà nhận định rằng Nga đang dần có những đặc điểm của một nền kinh tế thời chiến, thiếu tính ổn định trong triển vọng phát triển trung hạn.
Trước đó, trong bài phát biểu tại diễn đàn Mọi thứ vì Chiến thắng tại TP Tula (Nga) vào tháng 11, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định nền kinh tế Nga đang trên đà tăng trưởng và đã trở thành nền kinh tế lớn nhất châu Âu, thứ năm thế giới, nếu xét theo sức mua tương đương (PPP). Trong đó, PPP là một thước đo được nhiều nhà kinh tế sử dụng để so sánh năng suất kinh tế và mức sống giữa các quốc gia thông qua những khác biệt về chi phí hàng hóa và dịch vụ.
Nhà lãnh đạo Nga cho biết nền kinh tế nước này thể hiện sự ổn định, khác với Mỹ và EU hiện đang bộc lộ những suy thoái.
“Mặc dù các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế Mỹ và EU đang cho thấy những mặt tốt và tiềm năng tăng trưởng, tuy nhiên họ đang ở mức đáy, trong khi chúng ta đang trỗi dậy”- người đứng đầu Điện Kremlin khẳng định.
Luật Anh (Theo RT)
QTO - Các quan chức liên tục đặt câu hỏi về khả năng của châu Âu trong việc lấp đầy khoảng trống viện trợ nếu Washington hoàn toàn rút khỏi xung đột.
QTO - Trong bối cảnh xuất khẩu toàn cầu gặp nhiều khó khăn, ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc tiếp tục nổi lên như một điểm sáng với những thành tựu...
QTO - Kế hoạch của chính phủ Paris giúp tránh leo thang xung đột tại biên giới Israel-Lebanon cũng như chấm dứt những tranh chấp tại điểm nóng này.
QTO - Hơn 1.000 vụ rò rỉ khí nhà kính trong những năm qua đang đe dọa đến sự sống còn của nhân loại.
QTO - Hầu hết cử tri Mỹ đều cho rằng Tổng thống Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump không còn đủ sức khỏe để dẫn dắt nước Mỹ.
QTO - Sri Lanka đang xây dựng một chiến lược du lịch mới nhằm tăng cường nguồn thu, thông qua việc lan tỏa các thông điệp quảng cáo, thu hút dân du mục kỹ...
QTO - Theo kế hoạch mới, người lao động nước ngoài có tay nghề cao sẽ được làm việc, sinh sống lâu dài tại Nhật Bản.
QTO - Theo kế hoạch này, EU sẽ sử dụng nguồn tài chính thu được từ những công ty tài chính chưa rời khỏi Nga để duy trì viện trợ cho Kiev.
QTO - Cộng đồng châu Á tại Mỹ đang nỗ lực để Tết Nguyên đán được công nhận là ngày lễ chính thức.
(BVPL) - Các nhà hòa giải của Mỹ, Qatar và Ai Cập đã chuẩn bị một nỗ lực ngoại giao nhằm thu hẹp những khác biệt giữa Israel và phong trào kháng chiến Hamas ở Palestine về kế...
QTO - Hơn 50 quốc gia, chiếm đến một nửa dân số hành tinh, sẽ tổ chức bầu cử trong năm nay. Từ Mỹ, Nga, Ấn Độ đến El Salvador và Nam Phi, các cuộc tranh cử...
QTO - Những nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột tại Trung Đông đang đẩy giá dầu thế giới nhích nhẹ.