{title}
{publish}
{head}
Hơn 1.000 vụ rò rỉ khí nhà kính trong những năm qua đang đe dọa đến sự sống còn của nhân loại.
Tờ Guardian cho biết kể từ năm 2019, có hơn 1.000 vụ rò rỉ lượng lớn khí methan từ các bãi rác thải trên khắp thế giới. Trong đó, dữ liệu vệ tinh trên toàn cầu cho thấy các nước đông dân ở Nam Á, Argentina và Tây Ban Nha là những điểm nóng của hiện tượng siêu phát thải loại khí nhà kính này.
Các bãi chôn lấp rác thải phát ra khí methan khi các chất thải hữu cơ như: phế liệu thực phẩm, gỗ, thẻ, giấy phân hủy trong điều kiện không có oxy. Do đặc điểm giữ nhiệt trong khí quyển gấp 86 lần so với khí CO2 trong 20 năm, giảm phát thải khí methan đã trở thành mục tiêu quan trọng trong các chương trình hành động vì khí hậu. Các nhà khoa học cho biết lượng khí thải từ các bãi chôn lấp rác thải tự phát sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050 khi dân số đô thị tăng lên, dẫn đến những hiểm họa tiềm tàng về khí hậu trong tương lai.
Các bãi rác đang là nguồn phát thải khí methan khổng lồ. Ảnh: The Guardian
Theo dữ liệu mới, tổng cộng có 1.256 vụ siêu phát thải khí methan trong quãng thời gian từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2023. Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh dẫn đầu danh sách các quốc gia có lượng khí rò rỉ lớn nhất, tiếp theo đó là Argentina, Uzbekistan và Tây Ban Nha.
Thủ đô New Delhi, Ấn Độ đã chứng kiến ít nhất 124 vụ phát khí thải từ các bãi chôn lấp rác kể từ năm 2020. Vào tháng 4/2022, thành phố này đối mặt với vụ ô nhiễm nghiêm trọng chưa từng có khi lượng khí methan tràn vào bầu khí quyển với tỷ lệ 434 tấn/giờ, tương đương với mức độ ô nhiễm do 68 triệu xe chạy bằng xăng đồng loạt gây ra.
Tại Pakistan, một vụ nổ gần TP Lahore hồi tháng 2 đã làm rò rỉ khí methan với tỷ lệ 214 tấn/giờ, tương đương với 34 triệu khí thải ô tô. Tại Bangladesh, việc đánh giá tình hỉnh rò rỉ khí methan rất phức tạp do việc khai thác trái phép các đường ống dẫn khí đốt xảy ra phổ biến, gây ra lượng rò rỉ khí methan khổng lồ tại các khu vực thành thị và khó có thể phân biệt được với nguồn khí thải từ các bãi chôn lấp. Trong khi đó, Argentina đang bị bủa vây bởi khí methan, với việc 100 vụ siêu phát thải khí này từ các bãi rác ở thủ đô Buenos Aires kể từ năm 2019. Điều khủng khiếp nhất đã xảy ra với đất nước Nam Mỹ này vào tháng 8/2020 khi lượng khí methan đã thải ra với tỷ lệ 230 tấn/giờ, tương đương với mức ô nhiễm được gây ra bởi 36 triệu ô tô chạy bằng xăng.
Lượng khí methan đã tăng nhanh kể từ năm 2007 và gây ra 1/3 lượng khí thải nóng trên toàn cầu, khiến khủng hoảng khí hậu ngày càng trầm trọng. Các nhà khoa học lo ngại đây sẽ là thách thức lớn nhất đối với nỗ lực của các nước trong việc giữ nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C và có thể dẫn đến việc vượt qua các điểm giới hạn, gây ra thảm họa khí hậu tàn khốc.
Việc phân hủy chất thải là nguyên nhân dẫn đến khoảng 20% lượng khí thải methan do con người tạo ra. Trong khi đó, hoạt động sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ra 40% lượng khí thải. Tờ Guardian tiết lộ rằng chỉ riêng trong năm 2022 đã có hơn 1.000 vụ siêu phát thải metan từ các mỏ dầu, khí đốt và than đá. Các cánh đồng chăn nuôi gia súc tạo ra 40% lượng khí thải còn lại.
Giáo sư Euan Nisbet, chuyên gia về khí metan tại Đại học Royal Holloway tại London, cho biết: “Sẽ không tốn kém nhiều chi phí để lấp đất trên các bãi rác thải bốc mùi đang tạo ra nhiều khí methan. Vi khuẩn trong đất sẽ chuyển khí methan thành CO2, và dần dần tiến tới việc giảm được đến 97% tác động của khí nhà kính”.
Carlos Silva Filho, chủ tịch Hiệp hội chất thải rắn quốc tế, cho biết cam kết của 150 quốc gia nhằm cắt giảm 30% lương khí thải methan vào năm 2030 sẽ không đạt được nếu không giải quyết lượng khí thải từ ngành công nghiệp xử lý chất thải.
“Cắt giảm khí methan là giải pháp duy nhất để đáp ứng mục tiêu duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5 độ C. Nếu chúng ta thực sự tập trung vào việc giảm lượng khí methan từ lĩnh vực quản lý chất thải thì đó sẽ là yếu tố quan trọng để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng về khí.” – ông Filho cho biết.
Luật Anh (Theo The Guardian)
QTO - Trong bối cảnh xuất khẩu toàn cầu gặp nhiều khó khăn, ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc tiếp tục nổi lên như một điểm sáng với những thành tựu...
QTO - Các công tố viên tại Nga đã được lệnh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) rộng rãi hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng - theo chỉ thị của Tổng Công tố...
QTO - Hầu hết cử tri Mỹ đều cho rằng Tổng thống Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump không còn đủ sức khỏe để dẫn dắt nước Mỹ.
QTO - Sri Lanka đang xây dựng một chiến lược du lịch mới nhằm tăng cường nguồn thu, thông qua việc lan tỏa các thông điệp quảng cáo, thu hút dân du mục kỹ...
QTO - Theo kế hoạch mới, người lao động nước ngoài có tay nghề cao sẽ được làm việc, sinh sống lâu dài tại Nhật Bản.
QTO - Theo kế hoạch này, EU sẽ sử dụng nguồn tài chính thu được từ những công ty tài chính chưa rời khỏi Nga để duy trì viện trợ cho Kiev.
QTO - Cộng đồng châu Á tại Mỹ đang nỗ lực để Tết Nguyên đán được công nhận là ngày lễ chính thức.
(BVPL) - Các nhà hòa giải của Mỹ, Qatar và Ai Cập đã chuẩn bị một nỗ lực ngoại giao nhằm thu hẹp những khác biệt giữa Israel và phong trào kháng chiến Hamas ở Palestine về kế...
QTO - Hơn 50 quốc gia, chiếm đến một nửa dân số hành tinh, sẽ tổ chức bầu cử trong năm nay. Từ Mỹ, Nga, Ấn Độ đến El Salvador và Nam Phi, các cuộc tranh cử...
QTO - Những nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột tại Trung Đông đang đẩy giá dầu thế giới nhích nhẹ.
QTO - Một lệnh cấm của EU đối với nhôm từ Moscow có thể sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của một số thành viên trong khối.
QTO - Thiếu nguồn lao động, sự trỗi dậy của cánh cực hữu, sụt giảm sản xuất, thắt chặt ngân sách là bốn thử thách lớn mà nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu...