Cập nhật:  GMT+7

Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo để xây dựng nông thôn mới

Xác định giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH gắn với công tác an sinh xã hội, huyện Vĩnh Linh đã thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 và các chính sách giảm nghèo, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo, cận nghèo. Đặc biệt, thông qua việc lồng ghép các chương trình MTQG, đề án phát triển KT-XH xây dựng nông thôn mới (NTM) 3 xã: Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà đã tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo qua các năm.

Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo để xây dựng nông thôn mới

Hội viên phụ nữ nghèo được nhận “Mái ấm tình thương” tại chương trình “Nối vòng tay nhân ái” do huyện Vĩnh Linh tổ chức -Ảnh: Hội LHPN Vĩnh Linh cung cấp

Theo đó, thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Vĩnh Linh đã triển khai thực hiện 98 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo với kinh phí thực hiện trên 29.647 triệu đồng. Qua đó đã triển khai 392 mô hình, tiêu biểu như dự án chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn... tại các xã miền núi với hàng trăm hộ là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, trong đó ưu tiên hộ có chủ hộ là nữ, hộ là người dân tộc thiểu số tham gia.

Đồng thời, các cấp hội, đoàn thể đã tổ chức nhiều chương trình hướng đến đoàn viên, hội viên nghèo, cận nghèo như xây dựng 88 nhà ở với trị giá gần 5.280 triệu đồng; hỗ trợ 128 mô hình sinh kế cho 128 hội viên với kinh phí 1.220 triệu đồng; huy động trên 1.746 triệu đồng trao trên 4.245 suất quà; 152 nhà tiêu hợp vệ sinh cho phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phối hợp tổ chức 134 lớp nghề cho 2.020 hội viên tham gia và 26 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho 1.250 hội viên. Nhờ vậy, 70% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm và kết nối việc làm thành công. Tỉ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 100%; tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi giảm xuống dưới 5%; 70% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet.

Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, đến cuối năm 2023, huyện Vĩnh Linh còn 520 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 1,96% (giảm 1.670 hộ, tương ứng giảm 10,14% so với năm 2011); 679 hộ cận nghèo, chiếm tỉ lệ 2,57% (giảm 1.447 hộ, tương ứng giảm 6,07% so với năm 2011). Tỉ lệ nghèo đa chiều chung toàn huyện là 4,53%, trong đó khu vực nông thôn 3,44%; tỉ lệ nghèo đa chiều tiêu chí NTM toàn huyện là 2,79%, trong đó khu vực nông thôn là 2%.

Năm 2024, huyện Vĩnh Linh đã rà soát, xác định các chỉ số thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nguyên nhân nghèo của từng hộ gia đình để có giải pháp phù hợp; phân công thành viên ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp theo dõi, hỗ trợ người dân để thoát nghèo.

Địa phương đã hỗ trợ triển khai 21 dự án phát triển sản xuất với 335 mô hình chăn nuôi, trồng trọt, ngư nghiệp cho 335 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo với kinh phí 8.899 triệu đồng. 15.893 lượt hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ vay 746.712 triệu đồng từ các chương trình tín dụng ưu đãi; hỗ trợ BHYT cho 3.552 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo với kinh phí 2.827 triệu đồng; miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho 2.322 lượt học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo với kinh phí 2.193 triệu đồng; hỗ trợ tiền điện (55.400 đồng/tháng) cho 100% hộ gia đình thuộc hộ nghèo. Từ nguồn kinh phí của Nhà nước và xã hội hóa, huyện Vĩnh Linh đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 125 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo với kinh phí 8.754 triệu đồng.

Cùng với đó, huyện Vĩnh Linh đã thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, tổ chức phát động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện tích cực hưởng ứng với kinh phí trên 1,7 tỉ đồng/năm hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn. Hằng năm, địa phương đã mở được trên 22 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đẩy mạnh thực hiện các dự án, tiểu dự án chương trình MTQG giảm nghèo năm 2024 nhằm khắc phục các chỉ số thiếu hụt như dinh dưỡng, nhà tiêu hợp vệ sinh; trình độ giáo dục của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em; sử dụng dịch vụ viễn thông và chỉ số phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin. Tiếp tục tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo, quyết tâm thực hiện giảm mạnh và bền vững tỉ lệ nghèo đa chiều.

Hiện nay, 15/15 xã ở huyện Vĩnh Linh đã giữ vững tiêu chí tỉ lệ nghèo đa chiều về xã NTM. Tất cả các xã đều có mức thu nhập bình quân đạt từ 45,7 triệu đồng/người/năm trở lên. Ước đến cuối năm 2024, thu nhập bình quân ở huyện Vĩnh Linh đạt 62,7 triệu đồng/người/năm, tăng 44,5 triệu đồng so với năm 2011. Mục tiêu đến cuối năm 2024, tỉ lệ hộ nghèo đa chiều còn 1,72%; tỉ lệ hộ cận nghèo đa chiều còn 2,03%; tỉ lệ nghèo đa chiều giảm từ 0,2 - 0,4%.

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp để cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân nên đến nay, huyện Vĩnh Linh đã từng bước hoàn thành mục tiêu trong công tác giảm nghèo. Qua đó, khơi dậy tính tự lực, tự cường của người dân trong phát huy vai trò chủ thể, tích cực tham gia xây dựng NTM.

Thanh Lê

Tin liên quan:
  • Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo để xây dựng nông thôn mới
    Đoàn kết đồng lòng xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững

    Chỉ thị 59-CT/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 19-NQ/ TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khẳng định: “Hội nông dân là trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới” và “Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới”. Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, trong thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động thu hút đông đảo hội viên nông dân tham gia trong công cuộc phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững.

  • Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo để xây dựng nông thôn mới
    Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng nông thôn mới

    Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), có 2 tiêu chí thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đó là tiêu chí số 5 về trường học và tiêu chí số 14 về GD&ĐT. Ngay từ những ngày đầu thực hiện chương trình xây dựng NTM, ngành GD& ĐT đã chủ động, tích cực vào cuộc một cách quyết liệt với quyết tâm hoàn thành 2 tiêu chí của ngành. Nhờ vậy, những kết quả mà ngành đạt được đã góp phần quan trọng vào kết quả chung của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

  • Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo để xây dựng nông thôn mới
    Tập trung thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo

    Những năm qua, Đakrông huy động cả hệ thống chính trị tập trung đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo thông qua các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, nhiều người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện sống tốt hơn, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.


Thanh Lê

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Vươn lên vì mục tiêu giảm nghèo bền vững

Vươn lên vì mục tiêu giảm nghèo bền vững
2024-10-30 05:50:00

QTO - Nhắc tới huyện miền núi Đakrông, trước đây, mọi người thường nghĩ đến một vùng đất nghèo khó, lạc hậu. Để thay đổi góc nhìn ấy, thời gian qua, cán...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long