{title}
{publish}
{head}
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, điều kiện hạ tầng số, kinh nghiệm thực hiện chuyển đổi số, song với quyết tâm cao, huyện Đakrông đang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng, miền và mang lại cuộc sống tiện ích, tốt đẹp hơn cho người dân.
Công an huyện Đakrông hướng dẫn người dân cài đặt, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử VneID - Ảnh: H.T
Từng bước thay đổi nhận thức của người dân về chuyển đổi số
Thay vì phải đến tận điểm thu tiền điện của Công ty Điện lực như trước đây, 2 năm nay, chị Phan Thị Chung, ở thị trấn Krông Klang đều chủ động thanh toán qua ứng dụng ngân hàng điện tử trên điện thoại di động sau khi nhận được thông báo từ nhà cung cấp, đỡ mất thời gian đi lại, chờ đợi, thanh toán...
Chị Chung chia sẻ: “Sau thời gian trải nghiệm thanh toán không sử dụng tiền mặt, tôi thấy được rất nhiều lợi ích từ phương thức này. Ngoài các loại chi phí cố định hằng tháng như tiền điện thoại, tiền nước, tiền học phí..., các khoản chi tiêu khác tôi cũng thanh toán bằng ví điện tử, chuyển khoản ngân hàng hoặc quẹt thẻ ATM. Khi dùng ví điện tử thanh toán, tôi còn được tặng kèm các mã ưu đãi giảm giá, giúp tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể”.
Còn đối với em Hồ Thị Khoa, học sinh Trường PTDT Nội trú Đakrông, chỉ với chiếc điện thoại thông minh, em có thể dễ dàng tra cứu bài giảng điện tử, thông tin trên internet phục vụ học tập; đồng thời giữ liên lạc với gia đình thường xuyên hơn.
Em Khoa cho biết: “Gia đình em ở xã Húc Nghì, còn em đang theo học tại Trường PTDT Nội trú Đakrông, 1 tháng chỉ được về nhà 1 lần. Nhờ có điện thoại thông minh và internet ổn định mà em giữ được liên lạc thường xuyên với bố mẹ và anh chị em trong gia đình. Mặt khác, em còn được tiếp cận nhiều thông tin, tài liệu bổ ích phục vụ cho việc học tập”.
Có thể nói, giờ đây “chuyển đổi số”, “thanh toán điện tử” không còn là cụm từ xa lạ với một bộ phận người dân trên địa bàn huyện Đakrông bởi nhiều tiện ích như nhanh chóng, tiện dụng, dễ dàng tra cứu, tiết kiệm thời gian và giúp kiểm soát chi tiêu, quản lý tài chính tốt hơn.
Thực tế cũng cho thấy chuyển đổi số chỉ thành công khi người dân nhận thức rõ ý nghĩa của chuyển đổi số, từ đó thay đổi thói quen làm việc, sinh hoạt, tích cực tham gia vào nền tảng số do các cấp chính quyền triển khai để trở thành công dân số, thụ hưởng những tiện ích từ chuyển đổi số đem lại.
Nhiều kết quả đáng khích lệ
Thực hiện Chương trình hành động số 28-CTr/HU ngày 15/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đakrông (Khóa VI) về “Thực hiện Nghị quyết số 02- NQ/TW của Tỉnh ủy (Khóa XVII) về chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành tích cực chủ động phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin quá trình chuyển đổi số trong toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn huyện.
Hiện nay, huyện Đakrông có 11 điểm bưu chính tại các xã, 1 điểm bưu chính trung tâm tại thị trấn, 1 điểm kinh doanh dịch vụ internet và trò chơi điện tử công cộng, 3 điểm bưu chính chuyển phát, 7 điểm cung cấp thiết bị di động viễn thông. 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện có dịch vụ internet 4G, 5G; 74/78 thôn bản được phủ sóng điện thoại di động mặt đất 4G,5G chiếm tỉ lệ 94,87%; 72/78 thôn bản có internet băng rộng cố định mặt đất.
Số hộ có điện thoại thông minh chiếm 79% (9.489/12.002 hộ); số người dân có điện thoại thông minh trong độ tuổi lao động chiếm 78% (20.328/26.056 người); số hộ có thuê bao cáp quang internet chiếm 35,4% (4.254/12.002 hộ); số thuê bao di động 14.887 thuê bao...
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực. 100% cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị, UBND xã, thị trấn được trang bị máy tính để làm việc. Tỉ lệ máy tính các cơ quan nhà nước có kết nối internet đạt 100% (trừ những máy tính ở các bộ phận bảo mật); 100% các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện có sử dụng mạng nội bộ (LAN) để trao đổi công việc.
13/13 xã, thị trấn có máy tính nối internet cáp quang tốc độ cao, kết nối mạng nội bộ để tận dụng tài nguyên dùng chung giữa các máy như chia sẻ máy in, gửi nhận tài liệu. 100% cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp cấp huyện, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện ứng dụng phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc.
Cùng với việc phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng nhân lực công nghệ thông tin, nhiều ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai rộng rãi trong hoạt động các cơ quan nhà nước, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, gửi và nhận văn bản qua mạng được triển khai đồng bộ từ huyện đến xã. Mặt khác, huyện đã cung cấp 238 dịch vụ công trực tuyến toàn phần và một phần, đồng thời tích hợp 100% dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Chỉ tính riêng 10 tháng của năm 2023, tỉ lệ hồ sơ giải quyết đúng và trước hạn đạt 98,16%; tỉ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 79,2%; tỉ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến đạt 30,3%. Tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, thôn đã tổ chức hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng dịch vụ số phục vụ cho nhu cầu thiết yếu như y tế, giáo dục, chính sách xã hội, phòng chống dịch, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các nền tảng số.
Qua công tác tuyên truyền phổ biến về chuyển đổi số, người dân bước đầu đã làm quen với khái niệm chuyển đổi số, từng bước cài đặt và sử dụng các ứng dụng thông minh phục vụ công việc và cuộc sống.
Từ những kết quả đạt được, bước đầu có thể khẳng định, chuyển đổi số là một trong những dấu ấn nổi bật của huyện miền núi Đakrông sau hơn nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Những kết quả trên đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện.
Đây sẽ là tiền đề quan trọng để huyện Đakrông tiếp tục có những giải pháp thiết thực, hiệu quả hơn nữa trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện, phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn.
Thu Hạ
QTO - Sau hơn một năm triển khai thí điểm, học bạ số được phần đông cán bộ, giáo viên tại các trường tiểu học, trường có cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh...
QTO - Với vai trò là cầu nối để nông dân tiếp cận với công nghệ hiện đại, hướng tới chuyển đổi số (CĐS) trong nông nghiệp, các cấp hội nông dân trong tỉnh...
Hướng dẫn một số cách chụp màn hình Macbook
QTO - Xác định chuyển đổi số nhằm thay đổi cách sống, phương thức làm việc, sản xuất, kinh doanh của người dân, chính quyền, doanh nghiệp dựa trên các công...
QTO - Tăng cường hoạt động chuyển giao, đổi mới công nghệ tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa...
QTO - Xác định chuyển đổi số đang là xu hướng và có nhiều lợi ích cho sự phát triển trên nhiều lĩnh vực hiện nay, thời gian qua, huyện Hải Lăng đẩy mạnh...
QTO - Diễn đàn khoa học do Viện Công nghệ Nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (VNUHCM), CEA-LETI-MINATEC, Cộng hòa Pháp, UBND Bình Thuận đồng...
QTO - Xác định chuyển đổi số bắt đầu từ chính trong tổ chức đoàn, từ đó lan tỏa đến đoàn viên thanh niên (ĐVTN) và xã hội, Ban Thường vụ (BTV) Huyện đoàn...
QTO - Thời gian qua, việc triển khai Đề án 06 của Chính phủ trong ngành y tế bước đầu mang lại những kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả và tiện...
QTO - Trung tâm Giám sát điều hành thông minh (IOC) Quảng Trị là hệ thống công nghệ thông tin có chức năng giám sát, điều hành tổng hợp nhiều hoạt động của...
QTO - Thiếu hụt thông tin là một trong những chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trong bộ tiêu chí nghèo đa chiều. Thời gian qua, để giảm nghèo về...
QTO - Từng có người thân bị mất tài khoản facebook và phải mất khá nhiều thời gian mới lấy lại được, anh Trần Đức Lập (sinh năm 1988), trú tại thị trấn Lao...