{title}
{publish}
{head}
Ngành Y tế tỉnh Quảng Trị đang lên kế hoạch triển khai tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trên phạm vi toàn tỉnh. Việc thực hiện kế hoạch này nhằm chủ động phòng ngừa dịch bệnh, giảm tỉ lệ tử vong do bệnh này gây ra tại các vùng nguy cơ cao.
Lập chốt chặn nhằm kiểm soát dịch bệnh bạch hầu tại xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh năm 2020 -Ảnh: H.N
Theo đó, trong thời gian tới, tất cả hc sinh lp 2 (năm học 2024-2025) v tr 7 tui không đi hc ti cng đng trên địa bàn 125 xã, phường, thị trấn sẽ được tiêm vắc xin bạch hầu - uốn ván. Dự kiến trong đợt này toàn tỉnh có 13.085 trẻ được tiêm, tập trung đông nhất là huyện Hướng Hóa với 2.420 trẻ; Triệu Phong có 1.584 trẻ; TP. Đông Hà 1.945 trẻ...
Để việc tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng mở rộng tỉnh Quảng Trị được diễn ra đúng kế hoạch và đạt mục tiêu trên 90% trẻ 7 tuổi tại địa phương triển khai được tiêm, ngành tế sẽ tổ chức đồng loạt nhiều điểm tiêm khác nhau. Cụ thể, trẻ đi học sẽ được tiêm tại trường học; trẻ không đi học và tiêm vét sẽ được tiêm tại các trạm y tế; riêng các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận sẽ được triển khai tiêm chủng lưu động.
Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai kế hoạch tại địa phương, chủ động phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành, đoàn thể liên quan nhằm huy động nguồn nhân lực hỗ trợ việc rà soát nhóm trẻ 7 tuổi không đi học đang c mt tại đa phương, bao gồm cả đối tượng vãng lai. Ngành y tế lưu ý các địa phương không được b st trẻ, nhất là trẻ tại vùng sâu, vùng xa, vùng giáp ranh và nơi có biến động dân cư, trẻ sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội như trung tâm giáo dưỡng, trại trẻ mồ côi, đền chùa, nhà bảo trợ xã hội...
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu; xây dựng kế hoạch truyền thông về lợi ích của tiêm chủng vắc xin Td trên phương tiện thông tin đại chúng và thông báo rộng rãi trong cộng đồng để đảm bảo tỉ lệ tiêm chủng cao. Trung tâm tiếp nhận vắc xin từ Viện Pasteur Nha Trang bảo quản theo quy định, phân bổ cho các trung tâm y tế tuyến huyện đảm bảo phù hợp, khoa học và kịp thời. Kiểm tra giám sát trước, trong và sau tiêm chủng vắc xin; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
Đối với trung tâm y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố, cần xây dựng kế hoạch và bố trí nhân lực, thuốc, phương tiện, cơ sở vật chất triển khai các hoạt động chuyên môn theo đúng quy định và đảm bảo an toàn trong tiêm chủng. Các trạm y tế chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu tại địa phương; chủ động phối hợp với nhà trường, chính quyền địa phương điều tra, lập danh sách đối tượng tại trường học và cộng đồng theo biểu mẫu quy định. Thực hiện tuyên truyền liên tục trước khi triển khai tiêm chủng bằng loa phát thanh xã, thị trấn, truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên, thôn trưởng, cộng tác viên y tế...Tổ chức thực hiện buổi tiêm chủng an toàn theo quy định, cũng như có kế hoạch tiêm vét cho những đối tượng vắng mặt hoặc hoãn tiêm.
Ngoài ra, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện đa khoa tỉnh, khu vực Triệu Hải và khu vực Vĩnh Linh lên kế hoạch, sẵn sàng phối hợp với các địa phương để hỗ trợ nhân lực, thuốc, phương tiện... khi có yêu cầu. Theo các chuyên gia, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở vùng mũi, họng và lây chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua đồ dùng, quần áo, thức ăn... có chứa mầm bệnh. Bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong cho trẻ vì trụy tim mạch. Còn uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn uốn ván gây ra. Bệnh lây chủ yếu qua da và niêm mạc tổn thương. Đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi và người lớn tuổi thường bị bệnh nặng với tỉ lệ tử vong cao, khoảng từ 30-50%; riêng trẻ sơ sinh có tỉ lệ tử vong rất cao.
Vì vậy, hiện nay việc tiêm vắc xin bạch hầu - uốn ván là biện pháp hiệu quả và an toàn nhất để phòng ngừa hai bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm trên, đồng thời góp phần làm giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng, nhất là đối với trẻ em và người cao tuổi.
Nguyễn Hoài Nam
QTO - Đó là chuyện buồn của gia đình anh Lưu Quang Dũng và chị Hoàng Thị Lang ở thôn A Ngo, xã A Ngo, huyện Đakrông. Nhiều năm nay, 2 người con trai của...
QTO - Tọa lạc trên mảnh đất Thành Cổ anh hùng, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (DTNT) tỉnh từ lâu đã trở thành nơi nuôi dưỡng khát vọng học tập của con em...
QTO - Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn huyện Hải Lăng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, đặc biệt...
QTO - Thực hiện chủ trương của trung ương, Chính phủ và Đề án của Bộ Công an về hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ dân bị thiệt hại...
QTO - Để giúp những người từng một thời lầm lỗi sớm tái hòa nhập cộng đồng cần triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính...
QTO - Mặc dù tỉnh chưa có số liệu thống kê cụ thể về lao động nằm trong độ tuổi trẻ em, song với số lượng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt đông, nguy cơ dẫn đến...
QTO - NGUYỄN ANH TÀI (sinh năm 1999), một họa sĩ trẻ đến từ Phường 5, TP. Đông Hà vừa được trao giải Nhất tại Lễ trao giải và khai mạc triển lãm các tác...
QTO - Hướng đến Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị lần thứ IV năm 2024, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Báo Quảng Trị chủ trì, phối hợp với...
QTO - Nhiều thửa đất bị chồng lấn ranh giới; nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) được cấp không có số tờ bản đồ và số thửa; nhiều sổ đỏ cấp sai...
QTO - Theo thông tin từ Trường Đại học Khoa họa tự nhiên (VNUHCM) và Đại học Công nghệ thông tin (UIT) thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, sinh viên...