Cập nhật:  GMT+7

Thanh niên Hướng Hóa sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi để lập nghiệp

Phát huy tinh thần sáng tạo, lập thân, lập nghiệp trên quê hương, trong những năm qua, các cấp bộ đoàn ở huyện Hướng Hóa có nhiều giải pháp tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ để đoàn viên, thanh nhiên (ĐVTN) phát triển kinh tế. Trong đó, hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi được coi là một trong những giải pháp tối ưu để xây dựng các mô hình kinh tế của tuổi trẻ có quy mô, đem lại hiệu quả cao.

Thanh niên Hướng Hóa sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi để lập nghiệp

Nhờ vào nguồn vốn vay ưu đãi anh Ngô Quang Vũ (bên phải), xã Tân Hợp có điều kiện đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng -Ảnh: M.L

Anh Nguyễn Hữu Vương ở thôn Tân Xuyên, xã Tân Hợp trước đây chủ yếu phát triển kinh tế bằng mô hình trồng cà phê nhưng do đất bạc màu nên hiệu quả mang lại không cao. Qua nghiên cứu điều kiện thực tế, năm 2020 anh quyết định chuyển đổi cách thức làm ăn. Cùng số tiền tích cóp được của gia đình, thông qua tín chấp của Đoàn thanh niên xã ở Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, anh vay thêm 70 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi bò và dê. Đến nay, đàn vật nuôi phát triển ổn định, không bị dịch bệnh với tổng đàn gần 50 con, mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng.

Anh Vương cho biết: “Sau 4 năm triển khai mô hình mới này, tôi nhận thấy điều kiện ở địa phương rất phù hợp để chăn nuôi bò, dê. Nhờ tiếp cận được nguồn vốn kịp thời cũng như được tập huấn khoa học kỹ thuật nên mô hình phát triển tốt. Tôi mong muốn các cấp, ngành tiếp tục được tạo điều kiện về vốn vay để mở rộng quy mô chăn nuôi”.

Xã đoàn Tân Hợp là một trong những đơn vị đồng hành tốt với ĐVTN lập thân, lập nghiệp. Tích cực tuyên truyền vận động, định hướng cho ĐVTN vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế. Đến nay, xã Tân Hợp có 156 hộ ĐVTN vay vốn thông qua tín chấp Ngân hàng Chính sách xã hội do Đoàn thanh niên quản lý với tổng dư nợ trên 12 tỉ đồng. Nhiều mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả khá cao, giúp người trẻ lập nghiệp thành công ngay trên mảnh đất quê hương.

Bí thư Xã đoàn Tân Hợp Lê Trung Nhân cho biết: “Chúng tôi xác định để ĐVTN lập nghiệp thành công thì song song với cung cấp kiến thức khoa học kỹ thuật chính là nguồn vốn vay ưu đãi. Với định hướng đó, chúng tôi đã tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ để họ có đủ tự tin xây dựng mô hình riêng phù hợp với điều kiện gia đình.

Qua đó, nhiều mô hình đã thành công, đem lại nguồn thu nhập ổn định và tạo việc làm cho nhiều thanh niên ở địa phương. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn ưu đãi để giúp cho ĐVTN sớm tiếp cận có điều kiện mở rộng sản xuất”.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cơ chế chính sách hỗ trợ các khoản vay từ ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, giải quyết việc làm... tạo điều kiện cho các hộ thoát nghèo, vươn lên trở thành hộ khá, hộ giàu, Huyện đoàn Hướng Hóa đã tích cực tuyên truyền giúp ĐVTN tiếp cận được các nguồn vốn vay.

Chỉ đạo xã, thị trấn tăng cường vận động hộ vay vốn tham gia gửi tiền tiết kiệm, đôn đốc thu nợ đến hạn, không để phát sinh nợ quá hạn mà không rõ lý do, tập trung giám sát các nội dung cam kết của hộ vay để bảo đảm sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kết nối các đơn vị liên quan để hỗ trợ tư vấn về kỹ thuật xây dựng mô hình, kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi.

Qua đó, nhiều ĐVTN trên địa bàn huyện đầu tư phát triển sản xuất, sử dụng vốn đúng mục đích, làm ăn hiệu quả. Các mô hình kinh tế chủ yếu của tuổi trẻ ở huyện là trồng trọt và chăn nuôi; cơ khí; mộc; du lịch sinh thái... Đến nay, Huyện đoàn Hướng Hóa quản lý 42 tổ tiết kiệm vay vốn tại 16 xã, thị trấn, tổng dư nợ gần 104 tỉ đồng với trên 900 lượt ĐVTN vay vốn.

Bên cạnh đó, Huyện đoàn đẩy mạnh công tác rà soát, đề xuất các mô hình phát triển kinh tế của thanh niên nhằm hỗ trợ vốn sản xuất theo Nghị quyết số 103/NQ-HĐND, ngày 9/12/2022 của HĐND tỉnh về phát triển thanh niên tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 - 2030, qua đó đã hỗ trợ 9 mô hình với tổng kinh phí 900 triệu đồng, nhờ vậy các mô hình phát huy tốt hiệu quả.

Để tăng cường hỗ trợ thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, từ năm 2021 đến nay, Huyện đoàn Hướng Hoá đã kêu gọi xã hội hoá trao tặng 2 mô hình khởi nghiệp cho thanh niên với kinh phí 100 triệu đồng/mô hình; triển khai xây dựng 15 mô hình sinh kế thanh niên với kinh phí xây dựng 5 triệu đồng/mô hình; phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Trạm Khuyến nông huyện tổ chức 6 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho ĐVTN các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhờ tích cực tuyên truyền vận động và hỗ trợ nên ĐVTN trên địa bàn huyện Hướng Hoá phát huy tốt nguồn vốn ưu đãi, lấy đó làm cơ sở vững chắc để tự tin lập thân, lập nghiệp, góp phần hạ thấp tỉ lệ hộ nghèo do thanh niên làm chủ xuống đến nay còn 26,5%.

Bí thư Huyện đoàn Hướng Hoá Nguyễn Anh Cư cho biết: “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện triển khai các chương trình vay vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của ĐVTN. Đồng thời, vận động ĐVTN sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chương trình giảm nghèo, đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển KT-XH ở địa phương”.

Minh Long

Tin liên quan:
  • Thanh niên Hướng Hóa sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi để lập nghiệp
    Vốn vay ưu đãi giúp thanh niên lập thân, lập nghiệp

    Thanh niên nông thôn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu lao động của tỉnh. Vấn đề lao động và việc làm nói chung, việc làm của thanh niên nói riêng, nhất là thanh niên nông thôn luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh. Những năm qua, công tác giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả quan trọng.

  • Thanh niên Hướng Hóa sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi để lập nghiệp
    Hiệu quả từ việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi

    Sau 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78 ngày 4/10/2002 của Chính phủ đã góp phần nâng cao đời sống cho người dân ở huyện Triệu Phong. Số hộ nghèo giảm qua từng năm, năm 2003 với 3.425 hộ, chiếm 15,5%, thì đến năm 2021 còn 1.257 hộ, chiếm 4,99% số hộ, bình quân mỗi năm giảm từ 2,5% - 3%.


Minh Long

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tập trung xuống giống lúa vụ đông xuân

Tập trung xuống giống lúa vụ đông xuân
2025-01-08 05:25:00

QTO - Vụ đông xuân là vụ sản xuất chính trong năm, giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Thời điểm này, ngành nông nghiệp,...

Bước qua “lời dạy” của Yàng

Bước qua “lời dạy” của Yàng
2024-11-30 05:55:00

QTO - Cho đến tận bây giờ, trong ánh hồi quang ký ức chưa xa của Hồ Ước, Hồ Văn Cu Ta vẫn còn văng vẳng lời của già làng, dân bản rằng trong các hoạt động...

Đi Hàn Quốc làm ngư nghiệp

Đi Hàn Quốc làm ngư nghiệp
2024-11-30 05:30:00

QTO - Sau gần 20 năm thực hiện việc đưa người lao động sang Hàn Quốc làm nghề ngư nghiệp theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (gọi...

Để cà phê Khe Sanh vươn xa

Để cà phê Khe Sanh vươn xa
2024-11-29 05:15:00

QTO - Xác định cà phê là loại cây trồng chủ lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, nhiều năm qua, cùng với hỗ trợ nông dân ứng dụng các...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long