
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Nhiều năm nay, không nhớ hết tôi đã có bao nhiêu chuyến đi dọc dài lên biên cương phía Bắc. Lạ lùng thay, khi đi qua những bản làng nghèo khó Lai Châu hay đứng trước những nghĩa trang trên chênh vênh núi đá ở Hà Giang, tôi lại nghe vang vọng trong lòng mình đoạn văn của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết những dòng kết thúc thiên bút ký “Đêm chong đèn nhớ lại”: “Từ đáy lòng quằn quại, tôi cố gắng giải mã bức thông điệp câm lặng của các anh chị để lại. Rằng những người chết đi không hề mong ước được phong anh hùng và được thấy hoa tươi dâng trước mộ! Không, không, không! Họ chết cho một lẽ duy nhất là khát vọng sống, là đằng sau họ cuộc sống sẽ được thiết kế trở lại trên ấm no, công bằng và nhân phẩm”. Khát vọng về “cuộc sống ấm no, công bằng và nhân phẩm” ấy giờ đây vẫn thao thức từng ngày, từng giờ trên những bản làng biên cương mây mù ải Bắc. Khi đi dọc biên giới phía Bắc, nhất là từ Lào Cai lên Lũng Pô-đúng điểm đầu tiên “nơi sông Hồng chảy vào đất Việt”- ta sẽ thấy dọc theo bờ sông Hồng, nhìn sang đất Trung Quốc phía bờ bên kia với con đường cao tốc bề thế từ Côn Minh chạy về Hà Khẩu, bỗng thấy thấm thía nỗi buồn của những con đường biên ải phía ta im lặng trườn qua những bản làng nghèo khó! Còn nhiều câu chuyện tương tự như thế khi chúng ta làm một phép so sánh dọc dặm dài biên cương phía Bắc! Tháng Hai, không chỉ là nhắc nhở để không ai được lãng quên quá khứ vệ quốc hào hùng. Cuộc chiến tranh biên giới ấy cần được nhớ đến không chỉ trong một vài ngày, không chỉ nhắc trong một vài bài báo và càng không chỉ nằm trên chữ nghĩa. Những nén nhang của lòng dân, những chữ nghĩa gọi tên các anh có thể khiến các anh ấm lòng một chút dưới thẳm sâu đất đai kia. Nhưng có lẽ mơ ước lớn nhất của người lính không phải được nhắc tên hay vinh danh chiến công, như bao nhiêu thế hệ người lính đã ngã xuống trước đó. Ai cũng hy vọng và khao khát cuộc sống của những người dân trên mảnh đất từng thắm máu các anh sẽ ngày càng ấm no, tươi đẹp hơn! Vì thế, nhắc nhớ để quá khứ hào hùng không bị lãng quên là điều đáng trân trọng. Nhưng càng trân trọng hơn khi chúng ta dành nhiều hơn nữa sự chăm sóc cho những đời dân đang sống nơi biên ải, bởi với những người lính đã không tiếc gì tuổi trẻ của mình, cuộc đời của mình, có lẽ với các anh, chỉ một cành hoa sim gói gém trĩu nặng tấm lòng thành thật biết ơn với máu xương đổ xuống là đủ. Không ai phủ nhận rằng nhiều năm qua, cả nước đã dồn nhiều công sức cho cuộc sống dân sinh nơi biên ải, nhiều bản làng có điện, có đường, có trường, có trạm…, nhưng dường như những đầu tư ấy chưa đền đáp hết so với sự hy sinh của chính những người dân nơi đây cho đất nước. Chăm lo cho biên ải phía Bắc cũng là để trao gửi thêm tin yêu với những đứa trẻ mà sau này lớn lên, các em sẽ là những người lính đầu tiên cầm súng bảo vệ cột mốc, bảo vệ bản làng của mình- điều ấy cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ bình yên cho chúng ta, những người vốn đang sống ở “tuyến sau”! Hãy làm cho những bản làng biên ải ấy ấm no hơn. Bữa cơm mỗi ngày của các em có nhiều cơm và nhiều thịt thay cho nồi mèn mén. Tấm áo ấm mùa đông sẽ đủ ấm thay cho bếp lửa sưởi khói mù chống rét. Chỉ vậy thôi và đấy mới chính là lời nhắc nhớ của tháng Hai với mỗi chúng ta! LÊ ĐỨC DỤC
Ngày 3/3 năm nay kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng và 35 năm ngày Biên phòng toàn dân. Nghĩ tới những người lính quân hàm xanh và những đời ...
Đến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên - nơi linh thiêng miền biên ải, trong lòng mỗi người dân đất Việt lại trào dâng ý thức bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh ...
Chuyến đi dâng hương cho các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc tại Nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) ...
Mùa hạ thứ bao nhiêu rồi tôi rời miền quê yên ả ấy để rong ruổi, ngược xuôi theo những tháng năm. Tôi đã đi qua bao gập ghềnh, giông bão...Tôi đã có những ...
Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn công tác Báo Quảng Trị do Phó Tổng Biên tập Nguyễn Tý dẫn đầu có dịp đến với vùng đất cao nguyên đá Hà Giang dâng hương tưởng ...
Chuyến trở lại Tây Bắc mấy tuần trước, tôi gặp lại hai sĩ quan ở Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên. Cả hai anh đều từng là Đồn trưởng Đồn Biên ...
Đã mấy năm nay, cứ vào cữ cuối tháng Bảy dương lịch, tức tháng Sáu ta, tôi cùng với một người bạn lại đi thăm những Bà mẹ Việt Nam anh hùng hiện còn sống trên ...
Một ngày đầu tháng Tư năm nay, tôi có chuyến đi cùng anh Phạm Quyến, 68 tuổi, người Quảng Trị là Việt kiều ở Mỹ. Đợt về nước lần này, anh Quyến nhờ tôi đưa anh ...
Giới chuyên môn nhận định, hành động của quốc gia về khắc phục ô nhiễm môi trường và quản lý chất lượng môi trường không khí nói chung và Chỉ thị 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ...
Tình trạng lừa đảo công nghệ ngày càng diễn biến phức tạp và gây thiệt hại cho người dân. Hiện có một số công cụ công nghệ trợ giúp việc cảnh báo, phát hiện sớm các nguy cơ lừa...
QTO - Từ đầu tháng 7/2025, hơn 1.500 cán bộ, công chức, viên chức từ Quảng Trị (cũ) chuyển ra trung tâm của tỉnh Quảng Trị mới để phục vụ công việc sau khi...
QTO - Tại hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến,...
Vội - Đó là nhận xét của nhiều du khách nước ngoài khi tham gia giao thông ở Việt Nam. Cứ ra đường là ai cũng muốn đi nhanh, vượt lên trước. Chính vì vậy mà tình hình giao...
QTO - Mấy chục năm trước, mỗi lần có công chuyện phải đi ô tô ra Hà Nội, nhiều người ngán nhất cảnh phải ngồi chờ xe qua phà Gianh. Quãng thời gian chờ đợi...
QTO - Sáng nay 30/6, tại hội trường Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình diễn ra sự kiện đặc biệt quan trọng: Lễ công bố nghị quyết, quyết định...
(QT) - Trong những năm qua, thực hiện phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuộc tỉnh quản lý giai đoạn 2011 - 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại...