{title}
{publish}
{head}
Ngày 3/3 năm nay kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng và 35 năm ngày Biên phòng toàn dân. Nghĩ tới những người lính quân hàm xanh và những đời dân biên ải không thể không trĩu nặng niềm tri ân.
Chủ quyền biên giới quốc gia được phân định bằng những cột mốc vững chải làm bằng đá granit cắm dọc dài theo hàng ngàn kilomet đường biên. Nhưng còn có những cột mốc khác, được gọi là “cột mốc sống” - đấy là những người dân biên ải và người lính biên phòng.
Tôi nhớ tầm này năm ngoái, cũng vào dịp tháng Ba, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Năng lượng xanh, Công ty TNHH CEA PROJECTS tổ chức khánh thành công trình “Ánh sáng vùng biên” tại bản Tà Păng, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa.
Gần một cây số đường qua bản được chiếu sáng bằng 30 bóng đèn năng lượng mặt trời với tổng số tiền hỗ trợ từ hai công ty là 150 triệu đồng. Một quãng đường không dài, kinh phí đầu tư không lớn nhưng ý nghĩa của nó đối với vùng biên ải lại không hề nhỏ.
Và câu chuyện về hai doanh nghiệp góp phần thắp sáng một góc bản biên giới này chỉ là một ví dụ sinh động về câu chuyện “biên phòng toàn dân”, nghĩa là không chỉ người dân biên ải mà biên phòng toàn dân còn là câu chuyện của bất cứ người dân nào vẫn nặng lòng với chủ quyền Tổ quốc.
Không chỉ ở Hướng Lập, dọc dài tuyến biên giới Quảng Trị còn có nhiều công trình thắp sáng vùng biên như thế. Không chỉ góp phần thay đổi diện mạo vùng biên giới, giúp Nhân dân đi lại, vui chơi an toàn, đảm bảo an ninh trật tự, giảm thiểu các tệ nạn xã hội, ánh sáng nơi biên ải như là niềm nhắc nhở về chủ quyền và nối kết câu chuyện “biên phòng toàn dân”.
Trong cuộc đời làm báo của mình, tôi không nhớ đã ngủ bao nhiêu đêm dọc đường công tác ở các đồn biên ải. Những đêm sâu hun hút biên thùy ấy, trong quầng sáng nhờ nhờ của ánh sao đêm, tôi vẫn thấy bóng những người lính trực gác phía bên ngoài cánh cửa.
“Biên cương thao thức”, cụm từ ấy hình như chúng tôi đã gặp rất nhiều trong những bài viết ca ngợi người lính biên phòng. Nhưng khi ở những đồn biên, trong đêm mùa đông dưới cái rét tê cóng người mới cảm nhận nỗi thao thức ấy hiển hiện cụ thể, không cần phải giải thích văn hoa hay hình tượng, rằng người lính biên phòng đang canh cho giấc ngủ của hàng triệu người dân. Trên đất nước mình, luôn có một nơi không bao giờ ngủ, đấy là biên cương và biển đảo.
Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng - cũng được chọn là “Ngày Biên phòng toàn dân” nhưng ít ai biết khởi đầu cho một phong trào rộng lớn hướng về biên giới, gìn giữ biên cương này lại bắt đầu từ một câu chuyện nhỏ của hai gia đình người Mông và Dao ở miền rẻo cao Thanh Hóa, giáp biên giới Việt-Lào.
Hơn 40 năm trước, năm 1982, gia đình các ông: Thao Sáy Ly ở bản Kéo Uộn, xã Pù Nhi và Tăng Phú Minh, dân tộc Dao ở bản Con Dao, xã Quang Chiểu (cùng huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) đã vận động con cháu phát quang cột mốc biên giới gần nương rẫy của mình, xếp đá xung quanh để bảo vệ cột mốc. Mỗi lần lên nương, các thành viên trong gia đình thay nhau trông nom, gìn giữ. Từ câu chuyện của hai gia đình ở Mường Lát vào năm 1982 ấy, đến năm 1989 đã được nhân rộng thành một phong trào và có chung ngày truyền thống 3/3: Ngày “Biên phòng toàn dân”.
Hoàn cảnh lịch sử và địa lý của mỗi quốc gia khiến câu chuyện biên cương, chủ quyền tùy vào đó mà trở nên nhẹ nhàng hay phức tạp. Nhưng lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt luôn là những trang sử gắn liền với hàng chục cuộc chiến tranh vệ quốc và bảo vệ chủ quyền.
Câu chuyện những người dân rẻo cao Thanh Hóa bảo vệ cột mốc khởi đầu cho “Ngày biên phòng toàn dân” hơn 40 năm trước hay tấm lòng doanh nhân góp từng bóng đèn năng lượng để xua bóng tối nơi biên ải Quảng Trị cũng là câu chuyện trách nhiệm không của riêng ai. Và mỗi ngày ta sống, luôn là một ngày biết ơn với những người lính đang gìn giữ biên cương, nơi từ mấy ngàn năm qua, hằng đêm luôn có những người lính đã thao thức như thế. Và cũng sẽ mãi thao thức như thế đến muôn đời sau.
Chủ quyền Tổ quốc, trong tâm thức người Việt, luôn lớn hơn sinh mệnh của chính mình!
Lê Đức Dục
QTO - Ngày 29/11/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quyết định 204-QĐ/TW phê duyệt Đề án chuyển đổi số trong các cơ quan đảng. Mục tiêu của đề...
QTO - Một ngày trước khi bước qua năm mới 2025, UBND huyện Triệu Phong công bố quy hoạch các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn (1558 - 1626) vào sáng...
QTO - Để từng bước hình thành thói quen, văn hóa “đã uống rượu bia thì không lái xe” cho toàn xã hội, thời gian qua lực lượng cảnh sát giao thông tăng...
QTO - Sau khi nghe thông tin về vụ tai nạn xảy ra trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Giao thông vận tải...
QTO - Một trong những chính sách mới của ngành Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) có hiệu lực từ giữa tháng 2/2024 được dư luận quan tâm, đó là quy định không được...
QTO - Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 4/11/2021 của Tỉnh ủy về Đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 và nhiều văn bản chỉ...
QTO - Cùng với cả nước, sau những ngày nghỉ tết Nguyên đán, các địa phương tỉnh Quảng Trị đã tiến hành phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân...
QTO - Cách đây một phần tư thế kỷ, khi lần đầu đến Thái Lan, nhìn hàng hàng xe hơi ken đặc trên đường phố Thủ đô Bangkok, tôi nghĩ không biết khi nào hình...
QTO - Trong không khí hân hoan đón chào năm mới, thời khắc chuyển giao giữa hai năm Quý Mão - Giáp Thìn, cũng là lúc tiếng pháo bắt đầu nổ ở nhiều nơi trên...
QTO - Năm qua, nhuận 2 tháng Hai, mùa mưa bão ở Miền Trung kéo dài đến tận cuối Thu, đầu Đông nhưng dường như thời tiết cũng chuyển sang Tết sớm hơn. Mới cuối tháng Chạp mà mưa...
QTO - Trước khi vào dự buổi tiếp của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, ông Lee Won hee, Giám đốc đối ngoại Hội Nhà báo Hàn Quốc nói với các nhà...
QTO - Ngày nay, bên cạnh chiều hướng, biểu hiện tích cực, phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, giá trị đạo đức, góp phần xây dựng đời sống xã hội...