Cập nhật:  GMT+7

Thầm lặng làm việc không lương

Tuy không lương thưởng, phụ cấp nhưng thời gian qua, 8 đầu mối liên lạc cộng đồng của MAG ở Quảng Trị đã dồn toàn tâm, toàn sức cho công việc. Sinh ra, lớn lên trên mảnh đất mang nặng vết thương chiến tranh, mong muốn lớn nhất của họ là được góp sức giúp quê hương không còn ẩn họa bom mìn, vật nổ.

Thầm lặng làm việc không lương

Chị Phan Thị Ánh Tuyết (phải) và anh Phan Đức Quý tình nguyện làm công việc không lương suốt 2 năm nay - Ảnh: T.L

Sự mách bảo của con tim

Chị Phan Thị Ánh Tuyết (sinh năm 1972), trú tại thôn Nhan Biều 3, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong và chồng đều là nông dân. Trước đây, mỗi lần vác cuốc cày ra đồng, anh chị luôn lo lắng bởi ẩn họa bom mìn, vật nổ. Ở nơi chị Tuyết sinh sống, khoảng cách giữa hạnh phúc và khổ đau đôi khi chỉ cách nhau bằng một tiếng nổ bom mìn. Ngay mẹ và anh trai của chị Tuyết cũng là nạn nhân của bom mìn, vật nổ. Tuy giữ được tín mạng nhưng sức khỏe cả hai người không còn như trước. “Lo lắng là vậy nên tôi cùng bà con trong thôn rất mừng khi có các cán bộ, nhân viên MAG đến giúp rà tìm, xử lý bom mìn, vật nổ. Từ đây, bước chân ra đồng của chúng tôi bớt nặng trĩu những nỗi lo”, chị Tuyết bộc bạch.

Khâm phục những người góp phần mang lại sự bình yên cho người dân nhưng chị Ánh Tuyết vẫn ngại ngần khi được mời làm đầu mối liên lạc cộng đồng của MAG. Chị lo mình không đủ sức khỏe, kinh nghiệm, kỹ năng... Khác với chị Tuyết, một số người từ chối lời đề nghị bởi biết công việc này vất vả lại không có thu nhập. Khi hay điều đó, chị Ánh Tuyết quyết định bước qua sự ngại ngần và nhận lời của cán bộ, nhân viên MAG. “Tôi nghĩ, nếu ai cũng từ chối thì lấy đâu ra người góp sức giúp dự án mang yên bình đến với miền quê. Vì thế, tôi đã nhận nhiệm vụ”, chị Tuyết kể.

Thầm lặng làm việc không lương

Người dân được các đầu mối liên lạc cộng đồng truyền thông về phòng tránh bom mìn - Ảnh: T.L

Cũng giống như chị Ánh Tuyết, bà Cao Thị Hà (sinh năm 1967), trú tại thôn Duy Viên, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh, đã tình nguyện làm đầu mối liên lạc cộng đồng của MAG. Ở thôn, bà Hà thường được gọi là “người của công chúng”. Hễ có việc lớn bé gì, người phụ nữ tóc đã điểm bạc này cũng có mặt và hỗ trợ nhiệt tình. Đã đảm đương nhiều công việc mà không phải ai cũng đủ tâm huyết để làm nên nhiều người ngạc nhiên khi bà Hà nhận thêm nhiệm vụ làm đầu mối cho MAG.

Nói về quyết định này, bà Hà cho biết: “Mấy năm trước, tôi từng thấy một người đi rà phế liệu tử vong do tai nạn bom mìn. Đến giờ, những hình ảnh ấy vẫn ám ảnh tôi. Tôi muốn góp sức với cán bộ, nhân viên dự án để những vụ việc đáng buồn ấy không còn xảy ra”, bà Hà nói.

Bà Hà, chị Tuyết là 2 trong 8 đầu mối liên lạc cộng đồng của MAG tại Quảng Trị. Mỗi người một hoàn cảnh, cá tính, độ tuổi... nhưng họ gặp nhau ở điểm chung là đều tình nguyện làm việc cho dự án. Tại cộng đồng, nhiệm vụ của họ là tuyên truyền thông điệp phòng tránh bom mìn tại thôn; nhận tin báo về bom mìn, vật nổ của người dân; hỗ trợ cán bộ, nhân viên MAG làm nhiệm vụ...

Những cống hiến thầm lặng

Đến thôn Duy Viên, mọi người không khó để nghe các bản tin phát thanh về phòng tránh tai nạn bom mìn. Người gửi những thông điệp đến với bà con không ai khác chính là bà Hà. Nhận thấy, việc tuyên truyền qua loa phát thanh là cách hay để phòng tránh tai nạn bom mìn, bà Hà đã lồng ghép nội dung này vào những bản tin của thôn. Trước mỗi buổi phát thanh, bà thường dành nhiều thời gian để viết, biên tập câu từ sao cho ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu nhất. “Nhiều người bảo, nhờ những bài phát thanh của tôi mà họ biết phải làm gì khi phát hiện bom mìn. Đó là niềm vui, động lực để tôi cố gắng hơn nữa”, bà Hà nói.

Cũng như bà Hà, 7 đầu mối liên lạc địa phương khác của MAG đều có cách làm riêng, sáng tạo để chuyển tải thông điệp phòng tránh tai nạn bom mìn.

Từ khi nhận nhiệm vụ đến nay, họ đã tổ chức nhiều buổi lồng ghép tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ vào các cuộc họp, sự kiện lớn của thôn, xã.

Thông qua các đầu mối, thông điệp phòng tránh bom mìn đã tới với hơn hàng nghìn người dân trên địa bàn. Đặc biệt, họ đã phát huy vai trò của mình trong việc cùng cán bộ, nhân viên dự án xử lý nhanh bom mìn.

Mỗi khi hay tin ai đó phát hiện bom mìn, các đầu mối liên lạc địa phương đều nhanh chóng nắm bắt tình hình và thông tin cụ thể cho MAG. Khi cán bộ, nhân viên dự án về địa phương, các đầu mối nhanh chóng có mặt để chỉ đường và hỗ trợ.

Thầm lặng làm việc không lương

Chị Ánh Tuyết (trái) báo cáo với nhân viên của MAG về một vật nổ được người dân phát hiện - Ảnh: T.L

Để làm tròn những công việc tưởng chừng đơn giản kể trên, các đầu mối liên lạc cộng đồng của MAG bỏ khá nhiều thời gian, công sức. Ai cũng luôn ở trong tư thế sẵn sàng tiếp ứng những phản ánh của người dân.

Dù chỉ cần điện thoại cho cán bộ, nhân viên MAG khi ai đó phát hiện bom mìn là hoàn thành nhiệm vụ nhưng họ vẫn cẩn thận đến tận nơi, ghi nhận hiện trạng, chụp hình... và có báo cáo cụ thể. Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của các đầu mối, thời gian qua, cán bộ, nhân viên của MAG đã kịp thời tiếp cận hiện trường, xử lý nhanh khá nhiều bom mìn, vật nổ.

Dù làm công việc lấy sự cống hiến làm lương nhưng điều đáng quý là các đầu mối liên lạc cộng đồng luôn xác định tinh thần học tập, trau dồi để làm tốt hơn nhiệm vụ. Họ tích cực tham gia các lớp tập huấn, buổi trang bị kiến thức, kỹ năng do MAG tổ chức.

Trong 2 năm qua, cán bộ, nhân viên MAG và các đầu mối thường xuyên họp để đánh giá chất lượng công việc, rút kinh nghiệm. Không những thế, họ còn thường xuyên liên lạc với nhau để xử lý nhanh các tình huống. Anh Phan Đức Quý, một đầu mối liên lạc cộng đồng cho biết: “Nhờ sự hỗ trợ của MAG cùng nỗ lực bản thân mà tôi thấy mình làm việc nhanh, hiệu quả hơn. Tôi vui vì được cống hiến cho cộng đồng”.

Sự hỗ trợ quý giá

Bà Sarah Goring, Giám đốc Quốc gia MAG Việt Nam cho biết, MAG là một tổ chức nhân đạo, phi lợi nhuận hoạt động nhằm giúp những cộng đồng bị ảnh hưởng bởi bom mìn, vũ khí chưa nổ sống an toàn hơn. Kể từ năm 1989, MAG đã hỗ trợ hơn 20 triệu người ở 70 quốc gia trên thế giới.

Từ năm 1999, MAG bắt đầu hoạt động tại Việt Nam. Quảng Trị và Quảng Bình là 2 địa phương ở miền Trung mà MAG có sự gắn bó lâu dài. Tính đến nay, cán bộ, nhân viên MAG đã rà sạch hơn 245 km2 đất ô nhiễm bom mìn tại Quảng Trị và Quảng Bình, xử lý an toàn hơn 387.000 quả bom chưa nổ.

Trong 25 năm làm nhiệm vụ tại Việt Nam, cán bộ, nhân viên MAG nhận được sự hỗ trợ rất tích cực từ người dân địa phương. Nhận thấy vai trò quan trọng của bà con, MAG đã xây dựng Dự án Đầu mối liên lạc cộng đồng.

“Dự án này là một phần quan trọng trong hoạt động bom mìn nhân đạo của MAG tại Quảng Trị. Thông qua dự án, thông điệp phòng tránh bom mìn được lồng ghép vào các hoạt động thường ngày của cộng đồng. Việc liên tục nhắc lại thông điệp giúp nâng cao nhận thức của người dân, từ đó tạo chuyển biến từ nhận thức đến hành động an toàn, giúp phụ nữ, nam giới và trẻ em chủ động phòng tránh những tai nạn bom mìn không đáng có. Dự án cũng là một trong những nỗ lực nhằm duy trì tính bền vững trong việc quản lý và giải quyết vấn đề ô nhiễm bom mìn trên địa bàn”, bà Sarah Goring thông tin.

Hiểu rõ ý nghĩa của dự án nên khi hay tin, nhiều người dân Quảng Trị đã tình nguyện làm đầu mối liên lạc cộng đồng. Giám đốc Quốc gia MAG Việt Nam Sarah Goring và các cán bộ, nhân viên dự án rất vui mừng. Niềm vui ấy nhân lên khi họ được biết, các đầu mối đã phát huy tốt vai trò, vị trí của mình, từ đó có sự hỗ trợ quý giá.

Mặc dù làm việc với tinh thần tình nguyện nhưng cả 8 đầu mối liên lạc địa phương ở 4 thôn gồm: Nhan Biều 1, Nhan Biều 3 (xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong) và Quảng Xá, Duy Viên (xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh) đều tận tâm, tận lực với công việc. Họ đã sớm khẳng định được vai trò cầu nối giữa MAG và cộng đồng dân cư.

Tín hiệu đáng mừng ấy cũng chính là động lực thôi thúc MAG tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình Dự án đầu mối liên lạc cộng đồng. Cán bộ, nhân viên của MAG mong muốn sẽ có cơ hội gặp gỡ, làm việc với những người đầy uy tín, tâm huyết, trách nhiệm như bà Hà, chị Tuyết, anh Quý và những đầu mối khác. Cùng với nhau, họ sẽ nỗ lực giúp Quảng Trị an toàn trước bom mìn, vật nổ.

Tây Long

Tin liên quan:
  • Thầm lặng làm việc không lương
    Cô giáo lặng thầm làm việc thiện

    Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, tận tâm với công việc, được đồng nghiệp tin tưởng, học sinh yêu quý mà cô giáo Phan Thị Hoa (sinh năm 1975), Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ còn có một trái tim ấm áp, nghĩa tình. Vì thế, những năm qua, cô thực hiện và duy trì nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa, giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn.

  • Thầm lặng làm việc không lương
    Lặng thầm cống hiến

    Tự nhận xét bản thân là người ít nói và có phần “hơi lạnh lùng”, thế nhưng anh Nguyễn Văn Trường (sinh năm 1982), ở thôn Đông Luật, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh lại có một trái tim ấm áp, luôn hết mình với công tác thiện nguyện. Với hơn 40 lần tham gia hiến máu nhân đạo, chạy những chuyến xe 0 đồng vận chuyển hàng hóa giúp người dân thời điểm xảy ra COVID-19... đến nay, anh vẫn cố gắng làm việc tử tế theo cách riêng của mình.


Tây Long

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Từ đại ngàn về phố thị...

Từ đại ngàn về phố thị...
2024-12-21 05:00:00

QTO - Tạm gác lại bộn bề mưu sinh thường ngày, từ các bản làng xa xôi nơi mọi miền Tổ quốc, gần 900 nghệ nhân đã có dịp hội ngộ ở TP. Đông Hà trong Ngày...

Nơi chim di cư chẳng có ngày về

Nơi chim di cư chẳng có ngày về
2024-12-14 05:00:00

QTO - Lẽ ra những đàn chim di cư đến Rú Lịnh (thuộc địa bàn 2 xã Hiền Thành và Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh) trú ẩn sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt để góp phần làm...

Đường lên Điện Biên

Đường lên Điện Biên
2024-03-20 11:30:00

QTO - Tôi là một người lính viết văn trưởng thành từ những mâm pháo, những con đường ra trận, từ mặt trận Cánh Đồng Chum... Tôi chiến đấu thực thụ ở đây...

Người mang hương vị biển cả đi muôn nơi

Người mang hương vị biển cả đi muôn nơi
2024-03-16 05:00:00

QTO - Từng bôn ba làm đủ nghề để mưu sinh, thậm chí đi làm việc theo diện hợp đồng lao động ở nước ngoài nhưng đều không thành công, phải đến khi khởi...

Phóng sự ảnh: Ngày xuân trên những công trình

Phóng sự ảnh: Ngày xuân trên những công trình
2024-03-09 13:38:00

QTO - Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc tích cực triển khai công tác hỗ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người dân...

Đường đến giấc mơ nguyệt quế

Đường đến giấc mơ nguyệt quế
2024-03-09 05:00:00

QTO - Cũng như nhiều bạn trẻ, Nguyễn Minh Đình Thiên (sinh năm 2007), học sinh lớp 11C, Trường THPT Đông Hà từng lo sợ và không muốn đối diện với thất bại....

Hành trình khởi nghiệp của Uyên Food

Hành trình khởi nghiệp của Uyên Food
2024-03-02 05:00:00

QTO - Cô chị có duyên với kinh doanh, cô em lại có niềm đam mê với nấu nướng, từng ấy “vốn liếng” là động lực to lớn để hai chị em Lê Tố Uyên (sinh năm...

Điều chúng em muốn nói

Điều chúng em muốn nói
2024-02-17 05:00:00

QTO - Bình đẳng giới bắt đầu từ trong mỗi gia đình - đó là thông điệp ý nghĩa mà nhóm tác giả Hồ Thị Khoa, Hồ Thị Ngân, Hồ Thị Viểu, học sinh lớp 9A,...

Bay lên khát vọng hòa bình

Bay lên khát vọng hòa bình
2024-02-10 06:15:00

QTO - Tháng 12 năm ngoái, trong dịp nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đến TP. Đông Hà dự buổi ra mắt Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh...

Cà phê Khe Sanh, bắc nhịp cầu kết nối

Cà phê Khe Sanh, bắc nhịp cầu kết nối
2024-02-08 16:14:00

QTO - Một ngày đầu tháng 11/2023, nắng rải vàng trên những ngọn đồi ở miền Tây Hướng Hóa. Đây cũng là thời điểm cà phê vào vụ. Trong những vườn cây, cà phê...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long