Cập nhật:  GMT+7

Thăm Bến K15

Ghé thăm biển Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, du khách ấn tượng với bãi biển thơ mộng và nhiều danh lam thắng cảnh gần đó như Chùa Hang, tháp Tường Vân, đảo Hòn Dấu... Và nằm trong khu vực gần bãi biển Đồ Sơn còn có một di tích lịch sử du khách không thể bỏ qua, đó chính là Bến K15.

Thăm Bến K15

Đài Tưởng niệm Đường Hồ Chí Minh trên biển - Ảnh: X.H

Trước khi có mật danh Bến K15, người dân địa phương gọi nơi đây là Bến Nghiêng. Bến thuyền này tựa lưng vào núi Nghinh Phong nhìn ra biển, thuộc phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Năm 1961, bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ khốc liệt, với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, Bến Nghiêng được lực lượng Hải quân Việt Nam chọn làm Km 0, nơi khởi đầu cho Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển, là con đường chiến lược vận tải trên biển nối liền hai miền Bắc-Nam.

Để giữ bí mật quân sự, Bến Nghiêng được đổi tên thành Bến tàu không số hay là Bến K15 trong các kế hoạch tác chiến, với chữ cái K là chỉ dấu của cảng quân sự, con số 15 để ngầm chỉ nội dung Nghị quyết của Trung ương Đảng về đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15.

Bến K15 có vị trí thuận lợi, ba mặt là núi, mặt còn lại thông ra biển bằng vịnh nhỏ mà ngư dân gọi là vịnh Sét, kín đáo và khuất gió. Sau khi có quyết định thành lập, tháng 10 năm 1962, chuyến tàu chở hàng đầu tiên xuất phát, thẳng tiến vào miền Nam. Sau chuyến hải hành kéo dài 5 ngày, tàu cập bến ở căn cứ Vàm Lũng thuộc tỉnh Cà Mau, trên tàu chở hơn 30 tấn vũ khí.

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng bởi nó khẳng định Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển hoàn toàn khả thi, góp phần to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước. Sau chuyến tàu đầu niên, những con tàu không số tiếp tục nối nhau rời bến, mang theo hàng trăm ngàn tấn hàng hóa, vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam, những nơi mà đường bộ chưa mở tới hoặc khó khăn khi vận chuyển.

Thăm Bến K15

Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt “Đường Hồ Chí Minh trên biển” -Ảnh: X.H

Tính ra, trong khoảng thời gian 14 năm, từ năm 1961 đến ngày toàn thắng 30/4/1975, các đoàn tàu không số xuất phát từ bến tàu không số lên đến 1.879 chuyến tàu/lượt vận tải theo hải trình BắcNam và ngược lại. Tính ra, tổng khối lượng hàng hóa, vũ khí từ miền Bắc đưa vào miền Nam lên đến 153.000 tấn, ngoài ra còn chuyên chở 80.000 lượt người vào ra giữa hai miền. Tổng chiều dài của các hải trình xấp xỉ 3,8 triệu hải lý giữa muôn trùng sóng gió Biển Đông.

Với ý nghĩa và thành tích to lớn, trong những dịp lễ trọng hay kỷ niệm ngành Hải quân, nhiều cán bộ, chiến sĩ từng công tác ở Bến K15 thường về đây ôn lại kỷ niệm. Trong ký ức nhiều người không quên được những chuyến tàu vào Nam, ra Bắc, đối diện với kẻ thù, chưa nói đến những hiểm nguy rình rập giữa đại dương bao la. Nhiều cán bộ, chiến sĩ cho hay, rất nhiều những con tàu không số ra đi mãi mãi không về, xác thân đồng đội và con tàu nằm lại vĩnh viễn dưới lòng biển sâu.

Nhiều người nhớ lại mỗi lần ra đi đều xác định phải hoàn thành nhiệm vụ, quyết tử cho Tổ quốc nên bằng mọi giá phải bảo vệ bằng được con tàu, hàng hóa. Nếu gặp kẻ thù sẽ phải chiến đấu đến cùng, gặp nguy nan thì sẵn sàng hy sinh và tiêu hủy luôn cả con tàu.

Đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bị cho chiến dịch tổng tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân (1968) có 4 chuyến tàu C165, C235, C43, C56 vận chuyển vũ khí vào Nam được Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Thuyền trưởng những con tàu đó cũng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân như Nguyễn Đắc Thắng, Nguyễn Chánh Tâm, Nguyễn Phan Vinh...

Thăm Bến K15

Bến K15, Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt -Ảnh: X.H

Nhằm ghi lại dấu tích lịch sử, ngay tại Bến K15, thành phố Hải Phòng đã xây dựng một Đài Tưởng niệm Đường Hồ Chí Minh trên biển. Tượng đài không lớn nhưng có kiến trúc đẹp, giàu ý nghĩa. Từ tượng đài nhìn ra là Bến K15 với những dấu tích còn lại của chân cầu cảng, nơi tập kết kho hàng, bể chứa nước ngọt ngày xưa. Năm 2008, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã xếp hạng di tích lịch sử Bến K15 là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Hàng năm, có hàng nghìn lượt du khách tìm về nơi đây, kết hợp giữa du lịch bãi biển ở bán đảo Đồ Sơn và thăm viếng di tích lịch sử nổi tiếng này. Đây cũng là địa chỉ để các trường học ở thành phố Hải Phòng đưa học sinh đến tham quan, tìm hiểu và thông qua đó giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng của thế hệ đi trước.

Và mới đây, ngày 26/11/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt cho Đường Hồ Chí Minh trên biển ở 4 tỉnh, thành gồm thành phố Hải Phòng, tỉnh Phú Yên, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và tỉnh Cà Mau. Riêng duyên hải miền Trung, tỉnh Phú Yên , nơi có vịnh Vũng Rô đón nhận danh hiệu cao quý này vào đúng dịp kỷ niệm 60 năm ngày chuyến hàng đầu tiên cập bến 28/11(1964-2024).

Cuộc chiến tranh đã lùi xa nhưng lịch sử không khép lại. Bến K15 ngày nay không chỉ là niềm tự hào của người dân thành phố Hoa phượng đỏ mà còn là biểu trưng cho Hải quân Việt Nam với Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển, niềm tự hào của Quân đội nhân dân Việt Nam đã đi qua cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, vượt qua mọi gian lao, hy sinh cho đất nước có ngày thống nhất, trọn vẹn non sông Việt Nam nối liền một dải.

Phạm Xuân Hùng

Tin liên quan:
  • Thăm Bến K15
    Đổi thay đôi bờ Bến Hải

    Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, giới tuyến quân sự tạm thời được lựa chọn trùng với sông Bến Hải thuộc địa phận huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Khu phi quân sự là khu vực được thiết lập hai bên bờ sông Bến Hải, là kết quả thỏa hiệp của các cường quốc trong Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954.

  • Thăm Bến K15
    Ký ức về bến phà Hiệp Kiều

    Sông Sa Lung là 1 trong 2 chi lưu hợp thành sông Bến Hải. Con sông này mang âm hưởng huyền thoại, gắn liền với câu chuyện “rồng sa” được truyền tụng lâu đời trong dân gian. Nhưng ít ai biết, trong những năm kháng chiến chống Mỹ, trên dòng Sa Lung, đoạn chảy qua thôn Quảng Xá (xã Vĩnh Long) và Linh Hải (xã Vĩnh Thủy) của huyện Vĩnh Linh có một bến phà mang tên Hiệp Kiều chuyên vận chuyển vũ khí, đạn dược vào chiến trường miền Nam và thương binh sang chữa trị ở bờ Bắc, tại một bệnh viện dã chiến trong khu vực.


Phạm Xuân Hùng

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Du lịch thác tự nhiên miền Tây Quảng Trị

Du lịch thác tự nhiên miền Tây Quảng Trị
2024-12-09 09:50:00

QTO - Miền núi phía Tây Quảng Trị là nơi có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, đặc biệt là rừng, núi xen kẽ hệ thống thác, động đa dạng và nguyên sơ. Nơi đây,...

Târ lốq - Món ăn đặc trưng của người Pa Kô

Târ lốq - Món ăn đặc trưng của người Pa Kô
2024-12-08 13:22:00

QTO - Người Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị có rất nhiều món ăn truyền thống mang hương vị đặc trưng thể hiện sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên. Trong...

Mùa Cỏ hồng Đà Lạt

Mùa Cỏ hồng Đà Lạt
2024-11-21 12:14:00

QTO - Mùa mưa, Cỏ hồng ken dày như thảm nhung xanh khổng lồ, mùa khô hồng rực như làn môi thiếu nữ. Cảm kích trước tình yêu bất diệt của KaHồng, sau khi...

Xôn xao mùa dã quỳ Đà Lạt

Xôn xao mùa dã quỳ Đà Lạt
2024-10-31 17:11:00

QTO - Khi những cơn mưa ở Đà Lạt yếu ớt và thưa dần, là lúc hoa dã quỳ bung nở vàng rực khắp thành phố. Mọi nẻo đường đến Đà Lạt bạt ngàn dã quỳ đua nở,...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long