{title}
{publish}
{head}
Người Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị có rất nhiều món ăn truyền thống mang hương vị đặc trưng thể hiện sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên. Trong đó, Târ lốq (cá suối nướng ống tre) là một trong những món ngon được người dân lựa chọn đưa vào thực đơn vào những dịp lễ, Tết...
Phụ nữ Pa Kô ở thôn A Liêng, xã Tà Rụt làm món Târ lốq - Ảnh: K.S
Các loại cá dùng làm món Târ lốq - Ảnh: K.S
Nếu ai được may mắn thưởng thức Târ lốq một lần sẽ khó quên hương vị đậm đà của món ăn này. Vào những ngày thời tiết ổn định, cá thường cư ngụ ở những nơi nước trong xanh, khe đá, hang ngầm và cỏ cây dại, rong rêu bám ven sông suối.
Sau khi bắt cá đầy cái gùi nhỏ giắt ở lưng thì bà con vui vẻ kéo nhau về chuẩn bị chế biến món đặc sản. Để chế biến Târ lốq, người Pa Kô thường dùng các loại cá to, vừa, nhỏ sinh sống ở môi trường tự nhiên như ca mát, bống đá, lăng, leo...
Thường thì họ ưu tiên chọn loại cá to, đẹp để nướng vào các dịp làm phong tục dâng cúng các vị thần; đối với các dịp như mời khách, gặp mặt bà con, bữa ăn gia đình ấm cúng...thì họ thường chọn loại cá vừa và nhỏ để tiện chế biến.
Người Pa Kô ở xã Tà Rụt đi bắt cá để làm món Târ lốq - Ảnh: K.S
Târ lốq phải làm từ cá còn sống, vừa bắt về rửa, làm sạch mang, vảy cá. Những con cá to thì cần cắt nhỏ để tiện bỏ vào ống tre, những con cá nhỏ thì để nguyên.
Một số bộ phận của ruột cá cũng được giữ lại trộn cùng với thân cá để nướng. Gia vị ướp cá gồm muối, bột ngọt, ớt quả, tiêu xanh, gừng, sả, riềng cắt nhỏ, đâm nhuyễn trộn đều với cá, ướp tầm 10 phút. Ống tre dùng nướng cá được chặt từ rừng phải đảm bảo thân ống rỗng từ 50-70 cm.
Sau khi cá đã ướp gia vị thấm, cho cá vào ống tre, đổ cả nước ướp cá vào để khi nướng cá không bị khô. Đầu ống tre bịt lại bằng lá chuối, dùng dây tách từ thân cây chuối hoặc dây tre cột chắc miệng ống để quá trình nướng cá không bị đổ ra ngoài.
Trên bếp, sau một hồi đốt củi, có nhiều than thì khơi than ra cho đều đưa ống tre có cá vào nướng. Kăn Ngư, một người lớn tuổi ở thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông có kinh nghiệm nhiều năm chế biến Târ lốq chia sẻ: “Tuyệt đối không nướng bằng lửa ngọn vì sẽ nhanh làm cháy ống tre, cá không chín đều. Trong quá trình nướng cần khơi cho than đỏ, xoay đều ống tre. Khi nào ống tre vàng hươm, có mùi thơm đặc trưng của cá nướng và các loại gia vị tỏa ra thì cá chín tới. Vì nướng món Târ lốq cần sự khéo léo, kiên trì nên thường việc này do phụ nữ đảm nhận. Nhiệm vụ chính của đàn ông là bắt cá, tìm củi, phụ đốt củi lấy than nướng cá”.
Nướng món Târ lốq bên bờ suối - Ảnh: K.S
Cá suối được ướp với gia vị - Ảnh: K.S
Ngày xưa, khi chưa có các loại nồi bằng đất sét, gang, nhôm...thì người Pa Kô chọn ống tre làm vật dụng nấu ăn. Khi nướng xong Târ lốq, nếu trong các dịp lễ tục thì họ dâng lên cúng các vị thần. Târ lốq cũng có thể cất trữ trên giàn bếp đến vài ngày mà không sợ bị hư. Khi ăn món này, người Pa Kô dùng mâm cơm được đan bằng mây tre, lót một lớp lá chuối hoặc lá dong, môn rồi đổ cá đã nướng ra mâm.
Món Târ lốq sau khi nướng ăn có vị thơm, ngọt bùi của nhiều loại cá sông, cá suối, vị cay và thơm của ớt quả, tiêu xanh, gừng, sả, riềng. Khi ăn, Târ lốq thường đi kèm với cơm nếp than, nếp trắng và các loại rượu được chế biến từ men lá cây rừng.
“Cũng như nhiều món ăn đặc trưng của người Pa Kô, Târ lốq có ý nghĩa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chia sẻ khó khăn, vui buồn của người dân trong bản với nhau. Đặc biệt, giáo dục mọi người phải sống đoàn kết, chung sức, chung lòng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống mới”, Kăn Ngư cho biết thêm.
Món Târ lốq thành phẩm thường ăn kèm với cơm nếp - Ảnh: K.S
Bữa cơm có Târ lốq, người Pa Kô thường ngồi quây quần bên bếp lửa trên nhà sàn hoặc ngay trên các tảng đá cạnh bờ sông, suối. Họ vừa thưởng thức món ăn truyền thống, uống rượu men lá, hỏi thăm, kể cho nhau nghe những câu chuyện cổ hấp dẫn; sử dụng nhạc cụ, hát dân ca, tạo cho không khí của mâm cơm thêm rộn ràng, ấm cúng.
Kô Kăn Sương
QTO - Nằm ở khu vực Trung Trường Sơn về phía Tây tỉnh Quảng Trị, Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa nổi bật với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hệ...
QTO - Những năm gần đây, ngành du lịch của thị xã Quảng Trị đang có bước chuyển mạnh mẽ, tích cực. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện môi...
QTO - Mùa mưa, Cỏ hồng ken dày như thảm nhung xanh khổng lồ, mùa khô hồng rực như làn môi thiếu nữ. Cảm kích trước tình yêu bất diệt của KaHồng, sau khi...
QTO - Nhằm góp phần bảo tồn văn hóa, khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển du lịch ở địa phương, thời gian qua, các huyện miền núi Đakrông và...
Sáng 8/11, tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ khai mạc Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024.
QTO - Khi những cơn mưa ở Đà Lạt yếu ớt và thưa dần, là lúc hoa dã quỳ bung nở vàng rực khắp thành phố. Mọi nẻo đường đến Đà Lạt bạt ngàn dã quỳ đua nở,...
Tuần Du lịch - Văn hoá Lai Châu năm 2024
QTO - Không gian du lịch được hiểu là khu vực có tài nguyên, quang cảnh đẹp, có thể là vùng núi hoang sơ hay vùng biển cát trắng, hang động kỳ thú... được...
QTO - Thành phố Đông Hà có nhiều điểm đến mang lại những trải nghiệm mới mẻ, thú vị cho người dân và du khách gần xa.
Món thịt trâu lá trơng ở Quảng Trị hấp dẫn du khách gần xa nhờ hương vị lạ miệng, hơi ngọt xen lẫn chút cay.
QTO - Mới đây, lần đầu tiên Việt Nam đón đoàn du khách 4.500 người đến từ Ấn Độ là một tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch. Khách du lịch Ấn Độ, một trong...
QTO - Kế hoạch tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X, vừa được Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái ký ban hành, yêu cầu phải có sự đổi mới, sáng...