Cập nhật:  GMT+7

Tên xã mới sau sắp xếp phải được điều chỉnh theo nguyện vọng của Nhân dân

Dư luận Nhân dân cho rằng đề xuất đặt tên xã mới theo cách tên huyện hiện tại + số thứ tự làm mất đi tính bản sắc địa phương. Thay vào đó, tại sao không chọn những địa danh giàu bản sắc, đặc tính địa phương để đặt tên cho xã mới?

Khuyến khích đặt tên xã mới theo số thứ tự, nhưng không áp đặt

Sau khi tỉnh Quảng Trị công bố rộng rãi đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã để lấy ý kiến cử tri thì nhận được dư luận Nhân dân tâm tư về đề xuất đặt tên xã mới theo cách tên huyện hiện tại + số thứ tự mang tính đánh số cơ học, cứng nhắc, thiếu đặc thù về địa lý và không thể hiện được chiều sâu lịch sử, văn hóa của vùng đất.

Nhiều người lo ngại rằng con cháu của họ sẽ khó lòng tìm về cội nguồn khi mà tên gọi không còn gắn liền với những địa danh quen thuộc đã ăn sâu vào tiềm thức qua nhiều thế hệ. Vì thế, người dân mong muốn chọn những địa danh giàu bản sắc, đặc tính địa phương để đặt tên cho xã mới nhằm kế thừa và phát huy được giá trị của các địa danh lịch sử, văn hóa, giữ gìn hồn cốt quê hương.

Tên xã mới sau sắp xếp phải được điều chỉnh theo nguyện vọng của Nhân dân

Dự kiến sau sắp xếp, TP. Đông Hà còn lại 2 phường - Ảnh: QH

Trao đổi về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Trần Hữu Anh cho biết: Theo quy trình, tên các xã/phường sau sắp xếp là do các huyện, thị xã, thành phố đề xuất. Trên cơ sở đó, Sở Nội vụ tổng hợp và lập đề án để lấy ý kiến của Nhân dân. “Khi làm phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, theo chủ trương của Trung ương thì khuyến khích đặt theo số thứ tự để thuận tiện cho việc số hóa. Tuy nhiên, Trung ương chỉ khuyến khích chứ không áp đặt, tùy vào từng địa phương”, ông Anh nói.

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, việc đặt tên, đổi tên của đơn vị hành chính cấp xã được quy định cần dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, bảo đảm tính hệ thống, khoa học, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương và được Nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ.

Nghị quyết cũng khuyến khích đặt tên của đơn vị hành chính cấp xã theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin. Đồng thời, tên của đơn vị hành chính cấp xã không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp.

Cũng theo ông Trần Hữu Anh, vì thế mà ở Quảng Trị có hai huyện (Triệu Phong và Vĩnh Linh) đề xuất đặt tên xã mới theo tên huyện + số thứ tự. Cụ thể, Triệu Phong và Vĩnh Linh đề xuất 5 xã sau sắp xếp theo tên huyện + số thứ tự từ 1 đến 5.

Phải điều chỉnh tên xã mới theo nguyện vọng của Nhân dân

Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong Phan Văn Linh cho biết, quá trình lấy ý kiến, tham khảo người dân, thấy cần đặt tên xã mới sau sắp xếp mang bản sắc, đặc tính Triệu Phong nên huyện quyết định đổi phương án đặt tên. Chiều 19/4, Ban thường vụ Huyện ủy đã họp và thống nhất đổi tên từ đánh số sang đặt tên chữ. Từ chiều 20/4, các địa phương sẽ lấy ý kiến người dân về tên mới.

Theo đó, các xã mới được đặt tên là: Triệu Phong, Ái Tử, Triệu Bình, Triệu Cơ và Nam Cửa Việt. Tên xã Triệu Phong được chọn vì có ý nghĩa lịch sử gắn liền với tên huyện Triệu Phong, giúp giữ gìn bản sắc địa phương và tạo sự đồng thuận. Tên xã Ái Tử được chọn do nơi đây là dinh Ái Tử, thủ phủ đầu tiên của chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong vào thế kỷ XVI.

Trong khi đó, tên Nam Cửa Việt vì địa danh này được đặt tên vào thời chúa Nguyễn Hoàng, khẳng định chủ quyền biển của người Việt, cửa biển của người Việt. Trong quá trình lịch sử, Cửa Việt gắn liền với nhiều sự kiện và những chiến thắng quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Phó Giám đốc Sở Nội vụ Trần Hữu Anh cho hay, sở đã nhận được ý kiến đề nghị đặt tên xã mới của huyện Triệu Phong nhưng chưa xem xét. “Nếu Nhân dân đồng tình theo ý kiến nào thì địa phương phải điều chỉnh lại theo ý kiến, nguyện vọng đó để trình cấp thẩm quyền điều chỉnh. Trên cơ sở ý kiến các địa phương, Sở Nội vụ tập hợp và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định”, ông Anh khẳng định.

Sau sáp nhập, Quảng Trị dự kiến có 36 xã/phường, 1 đặc khu

Trước đó, Sở Nội vụ gửi đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã để lấy ý kiến Nhân dân. Theo đề án, sau sáp xếp Quảng Trị dự kiến có 37 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 3 phường, 33 xã và 1 đặc khu là Cồn Cỏ. Cụ thể danh sách các đơn vị hành chính sau sắp xếp: TP. Đông Hà còn 2 phường gồm: phường Đông Hà (sáp nhập Phường 1, Phường 3, Phường 4, phường Đông Giang, phường Đông Thanh); phường Nam Đông Hà (sáp nhập Phường 2, Phường 5, phường Đông Lễ, phường Đông Lương). Thị xã Quảng Trị trở thành phường Quảng Trị sau sáp nhập các phường: 1, 2, 3, An Đôn, Hải Lệ.

Huyện Triệu Phong còn 5 xã gồm: Triệu Phong 1 (sáp nhập Triệu Thành, Triệu Thượng, thị trấn Ái Tử); Triệu Phong 2 (sáp nhập Triệu Ái, Triệu Giang, Triệu Long); Triệu Phong 3 (sáp nhập Triệu Độ, Triệu Thuận, Triệu Hòa, Triệu Đại); Triệu Phong 4 (sáp nhập Triệu Cơ, Triệu Trung, Triệu Tài); Triệu Phong 5 (sáp nhập Triệu Trạch, Triệu Phước, Triệu Tân).

Huyện Hải Lăng còn 5 xã gồm: Hải Lăng (sáp nhập Hải Trường, thị trấn Diên Sanh, Hải Định); Đông Hải Lăng (sáp nhập Hải Dương, Hải An, Hải Khê); Tây Hải Lăng (sáp nhập Hải Lâm, Hải Thượng, Hải Phú); Nam Hải Lăng (sáp nhập Hải Sơn, Hải Phong, Hải Chánh); Trung Hải Lăng (sáp nhập Hải Quy, Hải Hưng, Hải Bình).

Huyện Gio Linh còn 4 xã gồm: Tây Gio Linh (sáp nhập Hải Thái, Linh Trường, Gio An, Gio Sơn); Đông Gio Linh (Gio Mai, Gio Hải, thị trấn Cửa Việt); Gio Linh (sáp nhập Gio Quang, Gio Mỹ, Phong Bình, thị trấn Gio Linh); Bắc Gio Linh (Trung Hải, Trung Giang, Trung Sơn).

Huyện Vĩnh Linh còn 5 xã gồm: Vĩnh Linh 1 (sáp nhập thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Long, Vĩnh Chấp); Vĩnh Linh 2 (sáp nhập thị trấn Cửa Tùng, Vĩnh Giang, Hiền Thành, Kim Thạch); Vĩnh Linh 3 (sáp nhập Vĩnh Thái, Trung Nam, Vĩnh Hòa, Vĩnh Tú); Vĩnh Linh 4 (sáp nhập Vĩnh Thủy, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn); Vĩnh Linh 5 (Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê, thị trấn Bến Quan).

Huyện Hướng Hóa còn 7 xã gồm: Hướng Lập (sáp nhập Hướng Lập, Hướng Việt); Hướng Phùng (sáp nhập Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Linh); Khe Sanh (thị trấn Khe Sanh, Tân Hợp, Húc, Hướng Tân); Tân Lập (sáp nhập Tân Lập, Tân Liên, Hướng Lộc); Lao Bảo (sáp nhập thị trấn Lao Bảo, Tân Thành, Tân Long); Lìa (sáp nhập Lìa, Thanh, Thuận); A Dơi (sáp nhập A Dơi, Ba Tầng, Xy).

Huyện Đakrông còn lại 5 xã gồm: La Lay (sáp nhập A Bung, A Ngo); Tà Rụt (sáp nhập A Vao, Húc Nghì, Tà Rụt); Đakrông (sáp nhập Ba Nang, Tà Long, Đakrông); Ba Lòng (sáp nhập Ba Lòng, Triệu Nguyên); Hướng Hiệp (sáp nhập Hướng Hiệp, Mò Ó, thị trấn Krông Klang).

Huyện Cam Lộ còn 2 xã gồm: Cam Lộ (sáp nhập Cam Thành, Cam Chính, Cam Nghĩa, thị trấn Cam Lộ); Cam Đường (sáp nhập Cam Hiếu, Cam Thủy, Cam Tuyền, Cam An). Huyện đảo Cồn Cỏ thành Đặc khu Cồn Cỏ.

Trước hợp nhất, tỉnh Quảng Trị có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (7 huyện, 1 huyện đảo Cồn Cỏ, 1 thành phố và 1 thị xã), 119 đơn vị cấp cơ sở, bao gồm 13 phường, 11 thị trấn, 95 xã.

Theo kế hoạch, tỉnh Quảng Trị lấy ý kiến người dân được các địa phương đến ngày 20/4. Sau đó, Sở Nội vụ tổng hợp ý kiến Nhân dân, báo cáo lên cấp trên trong ngày 22/4. Tỉnh hoàn thành trình Chính phủ hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trước ngày 1/5.

Quang Hải

Tin liên quan:
  • Tên xã mới sau sắp xếp phải được điều chỉnh theo nguyện vọng của Nhân dân
    Sau sắp xếp Quảng Trị dự kiến còn 36 xã/phường và 1 đặc khu

    Hôm nay 18/4, lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị cho biết đã gửi đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã để lấy ý kiến Nhân dân. Theo đề án, sau sắp xếp Quảng Trị dự kiến có 37 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 3 phường, 33 xã và 1 đặc khu là Cồn Cỏ.

  • Tên xã mới sau sắp xếp phải được điều chỉnh theo nguyện vọng của Nhân dân
    Sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải gắn với giải quyết tốt chế độ, chính sách

    Trong phiên họp Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương vừa phải tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy nhanh, chặt chẽ nhưng vừa phải làm tốt công tác chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng sau tinh giản.


Quang Hải

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Roòng Khoa - Có một thời như thế!

Roòng Khoa - Có một thời như thế!
2025-04-20 15:59:00

QTO - Một hôm, Tổng biên tập Báo Bắc Thái cho đòi tôi lên phòng ông, bảo:Tôi biết anh là người đam mê lịch sử, sau mới là báo chí. Ngày mai có anh Lê Bình,...

Gieo mầm Đảng từ phong trào phụ nữ

Gieo mầm Đảng từ phong trào phụ nữ
2025-04-17 05:35:00

QTO - Xác định công tác xây dựng tổ chức hội vững mạnh gắn với xây dựng Đảng là nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã chú...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long