
{title}
{publish}
{head}
Trong phiên họp Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương vừa phải tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy nhanh, chặt chẽ nhưng vừa phải làm tốt công tác chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng sau tinh giản.
Như chúng ta đã biết, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt và đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn phát triển của đất nước, qua nhiều kỳ đại hội, nhất là trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, XII, XIII đều nhấn mạnh các nhiệm vụ cụ thể về tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng mô hình tổng thể tổ chức bộ máy hệ thống chính trị trong giai đoạn mới.
Qua 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đất nước ta đã đạt được một số kết quả quan trọng, bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, đến nay tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận chưa thật rõ ràng, còn trùng lắp, chồng chéo; phân định trách nhiệm, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hợp lý, có chỗ bao biện làm thay, có nơi bỏ sót hoặc không đầu tư thích đáng.
Bởi vậy một trong những yêu cầu đặt ra trong việc tinh gọn bộ máy lần này là gắn tinh gọn tổ chức bộ máy với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ, biên chế hợp lý, chuẩn hóa chức danh; có quy định về khung tiêu chuẩn, tiêu chí bố trí cán bộ ở từng cấp, từng loại hình để chủ động rà soát, xác định để có thể bố trí công tác cán bộ phù hợp.
Trong khi đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ theo hướng thực chất, cũng cần có cơ chế hữu hiệu sàng lọc, đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín và sử dụng đối với người có năn glực nổi trội.
Một vấn đề khó khăn hiện nay là vừa phải tinh gọn bộ máy, vừa phải đảm bảo sự ổn định đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng sau tinh giản, để họ có điều kiệm tìm việc làm sau khi ra khỏi bộ máy nhà nước hoặc về nghỉ hưu trước tuổi. Điều đó phải đi kèm với việc thực hiện tốt các chế độ, chính sách. Nếu như tinh gọn bộ máy lần này được xem là cuộc cách mạng thì chế độ, chính sách đi kèm cũng phải có tính “cách mạng”, đảm bảo đồng bộ với tinh gọn bộ máy; chính sách phải nhân văn, công bằng, bảo đảm tương quan hợp lý giữa các đối tượng, nhằm ổn định cuộc sống, bảo đảm quyền, lợi ích cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Trong đó, chính sách tập trung ưu tiên để khuyến khích các đối tượng nghỉ ngay và nghỉ trong 12 tháng kể từ khi cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp theo quyết định của cấp có thẩm quyền; chính sách nhằm gắn tinh giản biên chế với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; quyết tâm duy trì, giữ chân cán bộ tốt, có năng lực, phẩm chất ngang tầm nhiệm vụ, không để “chảy máu chất xám”. Yêu cầu việc sắp xếp tổ chức bộ máy phải gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc diện sáp nhập, các vị trí lãnh đạo người đứng đầu khi thực hiện tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị cần gương mẫu chấp hành sự phân công, bố trí của cấp trên, chấp nhận hy sinh, thiệt thòi khi được bố trí vị trí khác thấp hơn chức vụ cũ, hoặc nghỉ trước tuổi, nêu cao tinh thần tự nguyện, tự giác, tất cả đều vì sự nghiệp phát triển chung.
Cần nhận thức rằng đây là yêu cầu sự nghiệp cách mạng của Đảng mà mỗi cán bộ, đảng viên phải có trách nhiệm gánh vác. Đây cũng là lúc thể hiện phẩm chất đạo đức trong sáng, vô tư của người cán bộ, đảng viên.
Yêu cầu đặt ra khi cơ quan hữu quan xây dựng chế độ, chính sách chung là phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng nhất quán, có tính kế thừa các chính sách từ trước đến nay, phù hợp với bối cảnh, điều kiện đất nước và phù hợp giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước.
Chính sách phải khuyến khích được nhân lực chất lượng cao, có năng lực, sức khỏe, trình độ, tâm huyết làm việc trong cơ quan nhà nước, cũng như thu hút lao động ngoài nhà nước vào làm việc trong cơ quan nhà nước, trên cơ sở hiệu quả phù hợp.
Yêu cầu thiết kế chính sách phải theo đối tượng cụ thể, chi tiết; ưu đãi hơn đối với người đã nhiều tuổi, thời gian cống hiến còn ít và người trẻ tuổi, mới vào làm việc, còn nhiều cơ hội làm việc ở nhiều khu vực khác nhau; đặc biệt, có chế độ thỏa đáng đối với người lao động hợp đồng, tránh để những người này bị thiệt thòi.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề ra tầm nhìn chiến lược, nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2030 nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành quốc gia phát triển. Để thực hiện tầm nhìn này, cải cách bộ máy hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng tâm, mục tiêu phù hợp yêu cầu thực tiễn, hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển toàn diện và là con đường tất yếu để phát triển.
Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị để xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, sớm sánh vai với các cường quốc năm châu.
Phương Minh
Sau gần 60 năm hình thành và phát triển với vai trò, uy tín ngày càng cao, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp tục khẳng định là hình mẫu thành công về hợp tác và...
Nếu được tái định vị một cách đúng đắn và hiện đại - như một năng lực chiến lược để bảo vệ chủ quyền kinh tế, dẫn dắt mô hình tăng trưởng mới và kiến tạo thị trường cạnh tranh...
Nghị quyết số 217/2025/QH15 là dấu mốc quan trọng, thể hiện tính ưu việt trong chính sách giáo dục của Việt Nam, đáp ứng mong mỏi của đông đảo người dân.
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào chiều 15/7, trước khi chính thức công bố điểm thi của thí sinh vào 8 giờ ngày 16/7.
QTO - Trong dòng chảy hối hả của cuộc sống, đôi khi chỉ một hành động nhỏ bé, xuất phát từ trái tim nhân ái cũng đủ sức tạo nên những điều phi thường. Ở...
Giới chuyên môn nhận định, hành động của quốc gia về khắc phục ô nhiễm môi trường và quản lý chất lượng môi trường không khí nói chung và Chỉ thị 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ...
Tình trạng lừa đảo công nghệ ngày càng diễn biến phức tạp và gây thiệt hại cho người dân. Hiện có một số công cụ công nghệ trợ giúp việc cảnh báo, phát hiện sớm các nguy cơ lừa...
QTO - Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, (thay thế cho Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ban hành năm 2010)...
QTO - Trong công tác cán bộ, khâu đánh giá cán bộ có vai trò quan trọng, được xem là khâu mở đầu mang tính quyết định. Đánh giá đúng cán bộ sẽ là cơ sở cho...
QTO - Thời gian qua, nhiều phong trào, đợt cao điểm được phát động, triển khai thực hiện thu hút sự hưởng ứng tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức...
QTO - Hiện nay, nhiều phụ huynh, học sinh và giáo viên quan tâm về dự thảo thông tư quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ...
QTO - Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Tổng Bí...