Cập nhật:  GMT+7

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông minh trong khai thác thủy sản

Thời gian qua, Chi cục Thủy sản tỉnh đã tích cực triển khai chuyển giao ứng dụng các công nghệ thông minh, cơ giới hóa trong khai thác hải sản và nhận được sự hưởng tích cực của ngư dân trên địa bàn tỉnh. Việc chuyển giao này bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, khởi động quá trình chuyển đổi số trong khai thác hải sản không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn khẳng định được tính minh bạch trong hoạt động khai thác hải sản hợp pháp của ngư dân trong tỉnh.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông minh trong khai thác thủy sản

Hệ thống lái tự động được lắp đặt trên tàu cá của ông Nguyễn Văn Ngọc đã giúp tiết kiệm được nhiên liệu và đảm bảo sức khỏe khi hoạt động trên biển - Ảnh: T.C.L

Đến nay, việc tăng cường ứng dụng cơ giới hóa và công nghệ thông minh, công nghệ mới trong khai thác hải sản của ngư dân trong tỉnh được thực hiện phổ biến như: máy thông tin liên lạc có tích hợp định vị vệ tinh, thiết bị giám sát hành trình, máy tời thủy lực, máy dò cá, hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử, đặc biệt, ứng dụng hệ thống lái tự động trên tàu cá là ứng dụng công nghệ tự động tiên tiến nhận được sự hưởng ứng từ ngư dân.

Là chủ tàu đánh bắt xa bờ có công suất 700 CV, từ tháng 9/2023, ông Nguyễn Văn Ngọc, trú tại Khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh đã mạnh dạn đầu tư 60 triệu đồng mua thiết bị lái tự động để lắp đặt trên tàu cá của mình.

Ông Ngọc là người tiên phong trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ứng dụng thiết bị tiên tiến này và mang lại hiệu quả rất tốt. Theo ông Ngọc, ứng dụng hệ thống lái tự động, chủ tàu chỉ việc cài màn hình định vị, hệ thống sẽ tự động lái dẫn theo đường thẳng, giúp giảm nhiên liệu hơn (khoảng 10%) so với trước đây phải lái bằng tay, quan trọng hơn là giảm được sự căng thẳng của người lái, đảm bảo sức khỏe cho người lái tàu đường dài.

Phó trưởng Phòng Khai thác thủy sản, Chi cục Thủy sản tỉnh Lê Đức Thắng cho biết: Hệ thống máy lái tự động có cấu tạo gồm 4 phần chính: màn hình led 7 inch dễ thao tác, chọn hướng đi hoặc tọa độ điểm đến, có lưu điểm lên tới 20 điểm; màn hình kết hợp hệ thống xử lý dữ liệu; la bàn điện tử tích hợp GPS, cảm ứng định vị giúp xác định vị trí và ổn định hướng; bộ phản hồi góc bánh lái được thiết kế để phù hợp với các hệ thống lái.

“Hệ thống lái tự động này sử dụng vô lăng điện thông minh chỉ tác động xoay cốt lái thủy lực giúp hệ thống lái an toàn và đơn giản nhất hiện nay. Đặc biệt, sử dụng mô hình lái tự động có ưu điểm là sử dụng được 4 chế độ lái bằng tay, lái tự động, lái bằng điểm và lái hành trình với các chức năng báo động, báo động cảnh giới cho thuyền trưởng như: báo động về lệch hướng, quá tải bánh lái, tốc độ và báo động đến, cảm biến chuyển động, báo động chống ngủ quên giúp người lái trong trường hợp buồn ngủ chức năng sẽ báo động khi phát hiện không có người cảnh giới nhằm bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển”, ông Thắng cho hay.

Thực hiện Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 20/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 74/KH-UBND tỉnh ngày 7/4/2023 về thực hiện chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản đến năm 2030 trên cơ sở định hướng tái cơ cấu ngành, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh trong sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản và Kế hoạch triển khai chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp và PTNT.

Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các địa phương đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường các hoạt động nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ số, cơ giới hóa vào hoạt động đánh bắt hải sản như: tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật mới cho chủ tàu, ngư dân chủ chốt; tuyên truyền, vận động ngư dân đầu tư ứng dụng các công nghệ thông minh trong đánh bắt hải sản và hoạt động trên biển; triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quy định hoạt động khai tác hải sản...

Nhờ đó, đến nay, toàn tỉnh đã có 184/192 tàu đánh bắt xa bờ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đạt 95,83%. Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá giúp cơ quan chức năng theo dõi được hành trình di chuyển trên biển của tàu cá, xác định được vị trí đánh bắt. Nhờ đó, công tác tìm kiếm cứu nạn được dễ dàng hơn nếu gặp sự cố trên biển. Hiện nay, tất cả các cảng cá, đồn biên phòng đều theo dõi được hành trình tàu cá hoạt động trên biển. Hệ thống chính giám sát cấp tỉnh được đặt tại Chi cục Thủy sản tỉnh.

Thiết bị giám sát hành trình tàu cá cùng với áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử giúp cho việc thực hiện công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) được thuận lợi hơn rất nhiều. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 4 tàu đánh bắt xa bờ khai nhập ra và 4 tàu khai nhập vào. Hiện Chi cục Thủy sản đã tổ chức được 3 lớp tập huấn cho các chủ tàu ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử...

Việc tăng cường ứng dụng máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến, công nghệ số, công nghệ thông minh trong các khâu của quá trình sản xuất thủy sản trên địa bàn hiện nay là phù hợp với mục tiêu đồng bộ, theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm của tỉnh, góp phần thúc đẩy nhanh phát triển ngành thủy sản theo hướng hiện đại và bền vững, không chỉ nâng cao giá trị kinh tế mà còn đảm bảo an toàn cho ngư dân trong quá trình sản xuất trên biển.

Với ý nghĩa hết sức quan trọng đó, trong thời gian tới, Chi cục Thủy sản sẽ tăng cường tuyên truyền, vận động ngư dân đầu tư ứng dụng công nghệ thông minh, hiện đại, cơ giới hóa vào đánh bắt hải sản và hoạt động trên biển. Đồng thời, tích cực hướng dẫn kỹ thuật cho ngư dân để bà con áp dụng thành công các công nghệ mới này vào sản xuất, nhất các tàu cá có công suất trên 400 CV với các nghề khai thác như: lưới rê, lưới vây, lưới chụp... hoạt động ở vùng biển xa bờ để vừa khai thác hải sản hợp pháp, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.

Trần Cát Linh

Tin liên quan:
  • Tăng cường ứng dụng công nghệ thông minh trong khai thác thủy sản
    Tăng cường chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ

    Với quan điểm đưa khoa học công nghệ là động lực then chốt cho phát triển kinh tế- xã hội, trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều chính sách đầu tư hoạt động chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ. Nhằm đẩy mạnh công tác này, Sở Khoa học và công nghệ đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý, điều hành với các giải pháp cụ thể, thiết thực mang lại hiệu quả cao.

  • Tăng cường ứng dụng công nghệ thông minh trong khai thác thủy sản
    Đầu tư công nghệ để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản

    Cùng với việc đóng mới, nâng cấp tàu thuyền, những năm qua, ngư dân trên địa bàn tỉnh đã đầu tư mua sắm trang thiết bị, ứng dụng nhiều công nghệ mới vào khai thác thủy sản. Qua đó, đã thay đổi mạnh mẽ phương thức đánh bắt, nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, giảm thiểu rủi ro cho ngư dân.


Trần Cát Linh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chuyển đổi số cho đám cưới

Chuyển đổi số cho đám cưới
2024-03-13 05:45:00

QTO - Là những người trẻ yêu công nghệ, các đoàn viên Chi đoàn Cơ quan Tỉnh đoàn vừa cùng nhau chuyển đổi số cho đám cưới một đồng nghiệp của mình. Món quà...

Tạo bước đột phá từ chuyển đổi số

Tạo bước đột phá từ chuyển đổi số
2024-02-26 05:25:00

QTO - Xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số là mục tiêu được tỉnh Quảng Trị hướng đến nhằm tạo những giá trị mới trong quản lý, vận...

Tin liên quan

Gợi ý