Cập nhật:  GMT+7

Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị những năm qua thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, nhất là xảy ra một số đợt mưa lũ cực đoan, dị thường, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, tỉnh Quảng Trị tích cực triển khai nhiều giải pháp phòng, chống để bảo đảm đời sống, sản xuất, tính mạng, tài sản của Nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai

Tập huấn tìm kiếm cứu nạn trên sông thuộc địa phận phường Đông Lương, TP. Đông Hà - Ảnh: M.L

Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, đặc biệt là Nghị định số 66/2021/NĐ-CP, ngày 6/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, UBND tỉnh chỉ đạo và triển khai quyết liệt, đồng bộ, từ cấp tỉnh đến các địa phương, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai. Phối hợp tổ chức và cử cán bộ tham gia các hội nghị, hội thảo về công tác phòng, chống thiên tai.

Triển khai chương trình trường học an toàn, lồng ghép đưa kiến thức về phòng, chống thiên tai vào các buổi ngoại khóa nhà trường...Thường xuyên cập nhật các bản tin cảnh báo, dự báo tình hình thiên tai, diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng; mở rộng cung cấp thông tin cho cộng đồng qua việc sử dụng website và mạng xã hội facebook, zalo.

Đặc biệt, kết nối cập nhật tự động số liệu về lượng mưa của 35 trạm đo mưa trên địa bàn toàn tỉnh, cập nhật các bản tin cảnh báo, dự báo, văn chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai lên phần mềm của Trung tâm Giám sát điều hành thông minh tỉnh (IOC) tạo thuận lợi cho cộng đồng có nhu cầu khai thác, góp phần nâng cao tính chủ động cho người dân trong phòng ngừa, ứng phó với thiên tai. Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh đã tập trung đầu tư từng bước, cơ bản đảm bảo cơ sở vật chất đối với các văn phòng ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã.

Trên cơ sở các nguồn hỗ trợ từ trung ương và sử dụng ngân sách địa phương, các nguồn hỗ trợ khác, tỉnh đã triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả, phục hồi tái thiết sau các đợt thiên tai với tổng kinh phí thực hiện từ năm 2021 đến nay hơn 423,08 tỉ đồng.

Các hoạt động hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai chủ yếu như: Xây dựng nhà cộng đồng phòng chống thiên tai; xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai ở vùng miền núi, biên giới; khắc phục khẩn cấp, hỗ trợ kịp thời về cơ sở vật chất cho người dân và cộng đồng tại các vùng bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại một số xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Khôi phục sản xuất nông nghiệp sau thiên tai; sửa chữa các công trình dân sinh; hỗ trợ các trường hợp bị ảnh hưởng bởi thiên tai... Để chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, công tác vật tư, phương tiện phục vụ được đảm bảo với 19.334 áo phao, 16.458 phao tròn, 238 bè cứu sinh, 595 nhà bạt cứu sinh, 31 xe cứu thương, 766 tàu thuyền cứu nạn, cano các loại, 12 xe chữa cháy...

Dự phòng và sẵn sàng các nhu yếu phẩm để sử dụng khi cần thiết như: lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, nước uống, hóa chất khử trùng... Ngoài ra, khi có sự cố xảy ra, UBND tỉnh huy động thêm các phương tiện thiết yếu như xe tải, xe cứu thương, máy xúc, máy đào...từ các địa phương, đơn vị và các doanh nghiệp trên địa bàn để sẵn sàng tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn.

Hệ thống các trạm cảnh báo thiên tai, camera giám sát thiên tai ngày càng được đầu tư cơ bản và tương đối đồng bộ đảm bảo nâng cao chất lượng trong thông tin, cảnh báo, dự báo. Hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác phòng, chống thiên tai bước đầu dần hình thành như: dữ liệu vết lũ lịch sử năm 2020; bản đồ hiện trạng các trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn, cảnh báo ngập lụt trên địa bàn tỉnh; phần mềm cập nhật lượng mưa, mực nước tự động; hình thành bản đồ 3D phân vùng thiên tai; bản đồ dữ liệu công trình hồ, đập, đê, kè,...; ứng dụng trực tuyến trên thiết bị di động (app) và website phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, thông tin, phổ biến tuyên truyền phòng, chống thiên tai.

Được sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, các tổ chức trong nước và nước ngoài, Quảng Trị đã tập trung nguồn lực triển khai nhiều dự án, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai trên địa bàn. Qua đó từng bước nâng cao năng lực, chủ động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Trong giai đoạn 2020 - 2024, tỉnh đã tiếp nhận và phối hợp với các tổ chức quốc tế như UNDP, Plan, FAO, ECHO, CRS,... triển khai các hoạt động, nhiệm vụ về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sau thiên tai trên địa bàn tỉnh như: chương trình tập huấn, đào tạo; hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm, cấp phát tiền mặt cho người dân thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão, lũ; cung cấp trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình hạ tầng thiết yếu và phát triển các chương trình nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai.

Các hoạt động hỗ trợ của các tổ chức quốc tế đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hỗ trợ chính quyền, người dân trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Đến nay, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã thành lập, củng cố đội xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở với số lượng từ 50 - 70 người/xã gồm 125 đội/7.254 người, do lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt cùng với sự tham gia của công an thôn, lực lượng thanh niên, hội viên Hội Chữ thập đỏ và một số người dân có kinh nghiệm trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.

Để chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống thiên tai nhằm giảm thiểu thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh tiếp tục tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục, tái thiết sau thiên tai. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp, các cơ quan, đơn vị và phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai phù hợp với từng vùng, từng khu vực.

Thực hiện mục tiêu phòng tránh là chính, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh chóng, hiệu quả với phương châm “4 tại chỗ”. Rà soát phương án di dời, sơ tán dân, nhất là chú trọng các vùng có nguy cơ cao về sạt lở, ngập sâu, lũ ống, lũ quét. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về PCTT&TKCN cho người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai. Tăng cường tập huấn, diễn tập về PCTT&TKCN...

Minh Long

Tin liên quan:
  • Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai
    Tăng cường tuyên truyền về phòng chống thiên tai cho người dân vùng biển

    Đối phó với tình hình thiên tai là một công việc phức tạp, vô cùng khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản của Nhân dân, nhất là với các ngư dân trên biển. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, trong những ngày qua, Đồn Biên phòng Triệu Vân, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương triển khai nhiều giải pháp, tổ chức luyện tập, diễn tập các phương án và đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức của người dân trong công tác phòng, chống thiên tai (PCTT), sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ PCTT, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn (TKCHCN) trong mùa mưa bão.

  • Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai
    Kiểm tra công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

    Chiều nay 9/8, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai do Vụ trưởng Vụ kinh tế Nông nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Đoàn làm trưởng đoàn tổ chức kiểm tra công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến làm việc với đoàn.


Minh Long

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Khẩn trương phục hồi cây lúa bị đổ ngã

Khẩn trương phục hồi cây lúa bị đổ ngã
2025-04-15 05:30:00

QTO - Do ảnh hưởng của không khí lạnh, tối ngày 12/4 và rạng sáng ngày 13/4 trên địa bàn tỉnh đã có mưa to kết hợp với gió mạnh đã làm hơn 1.100 ha lúa...

45 năm tận tụy giữ rừng

45 năm tận tụy giữ rừng
2025-04-12 05:40:00

QTO - Đó là câu chuyện và hành trình của ông Nguyễn Đình Trọng ở thôn Hòa Bình, xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh. Với ông, rừng như là sinh mệnh nên hơn 45...

Đổi thay từ những rẫy cà phê ở Hướng Phùng

Đổi thay từ những rẫy cà phê ở Hướng Phùng
2025-04-12 05:30:00

QTO - Những vườn cà phê đặc sản dưới tán cây rợp bóng ở Hướng Phùng giờ đây không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn là điểm đến của du khách gần xa. Để...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long