
{title}
{publish}
{head}
Thời gian gần đây, tỉnh đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Du lịch nông thôn không chỉ là giải pháp phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, nâng cao chất lượng đời sống và tạo sinh kế bền vững cho người dân nông thôn.
Một điểm du lịch tại xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa thu hút nhiều du khách - Ảnh do cơ sở cung cấp
Quảng Trị sở hữu nguồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa phong phú, rất thuận lợi cho phát triển du lịch nông thôn. Với hệ sinh thái đa dạng gồm rừng, sông, đồi, biển cùng các làng nghề truyền thống và di tích lịch sử - văn hóa đặc sắc, tỉnh đang từng bước hình thành các mô hình du lịch đặc trưng, gắn với bản sắc vùng miền. Để phát triển du lịch nông thôn, thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng phục vụ du lịch nông thôn.
Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao năng lực làm du lịch cộng đồng cho người dân tại các địa phương có tiềm năng. Cùng với đó, việc quảng bá, kết nối với doanh nghiệp lữ hành cũng được đẩy mạnh nhằm đưa sản phẩm du lịch nông thôn đến gần hơn với du khách... Tính đến nay, một số địa phương trong tỉnh đã bước đầu hình thành các mô hình du lịch nông thôn tiêu biểu. Các hoạt động trải nghiệm nông nghiệp, du lịch sinh thái... đang dần trở thành sản phẩm du lịch có sức hút, góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân nông thôn.
Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, huyện Hướng Hóa đã chỉ đạo tập trung nâng cấp, đầu tư phát triển du lịch nông thôn gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ tăng cường xúc tiến, quảng bá, kêu gọi thu hút đầu tư thông qua các hội thảo, hội chợ, các cuộc thi.
Đồng thời đẩy mạnh quảng bá rộng rãi trên các kênh truyền thông về tiềm năng, thế mạnh du lịch của địa phương. Các sản phẩm du lịch cộng đồng và du lịch nông nghiệp hiện đang chủ yếu khai thác các giá trị cảnh quan sinh thái như thác Tà Puồng tại xã Hướng Việt, thác Chênh Vênh tại xã Hướng Phùng.... Khai thác hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các trang trại cà phê hoặc khai thác giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô và cảnh quan thiên nhiên như điểm du lịch cộng đồng thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng.
Nhiều mô hình du lịch homestay, farmstay, bungalow, camping, clamping được triển khai thí điểm đem lại hiệu quả, thu hút đông đảo khách du lịch. Nhờ đó, doanh thu về du lịch, thu nhập xã hội từ du lịch trên địa bàn huyện Hướng Hóa ngày càng tăng. Ngành kinh tế du lịch phát triển đã thu hút nhiều lao động xã hội và góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Thu nhập được cải thiện, từ đó người dân nông thôn có thêm điều kiện để đầu tư phát triển các công trình phúc lợi như điện, đường, trường, trạm, bộ mặt nông thôn khởi sắc.
Cùng với thuận lợi, du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn còn đối mặt với một số khó khăn, bất cập. Đó là các mô hình du lịch nông thôn của Quảng Trị còn mang tính tự phát, chưa bài bản, thiếu sự liên kết, thiếu bền vững nên hiệu quả chưa cao, chưa thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm thực tế và mua sắm của khách du lịch; chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch bài bản. Sự kết nối, hợp tác với các doanh nghiệp lữ hành chưa nhiều.
Một số điểm du lịch còn vướng vấn đề quy hoạch, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất dịch vụ, du lịch. Pháp luật đất đai chưa quy định đầy đủ về các chính sách kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái dưới tán rừng; chưa có quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với loại hình sử dụng đất hỗn hợp trên đất nông nghiệp...
Việc bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với du lịch nông nghiệp là một việc khó khăn, đòi hỏi tầm nhìn lâu dài. Các nghề thủ công truyền thống hiện nay còn rất ít gia đình duy trì. Bên cạnh đó, vấn đề truyền thông, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch nông thôn gắn với chương trình xây dựng NTM theo hướng bền vững, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên để cân bằng giữa bảo tồn, giữ gìn và phát triển chưa được triển khai thực hiện một cách chuyên nghiệp, bài bản...
Nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn...,tỉnh đặt ra mục tiêu phấn đấu trong năm 2025 công nhận từ 1-2 điểm, hỗ trợ hạ tầng cho 1-2 điểm du lịch nông thôn; có từ 1-2 điểm du lịch nông thôn tham gia đánh giá, phân hạng và được công nhận sản phẩm OCOP; 100% điểm du lịch nông thôn đã được công nhận, được lựa chọn xây dựng trong năm 2025 được giới thiệu, quảng bá...
Để đạt mục tiêu đề ra, công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, kiến thức, hành động cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, người dân, cộng đồng và khách du lịch về phát triển du lịch nông thôn bền vững trong xây dựng NTM.
Thực hiện khảo sát, lựa chọn ý tưởng sản phẩm có tiềm năng phát triển thành sản phẩm du lịch nông thôn trong năm 2025, ưu tiên chọn các điểm du lịch nông thôn phù hợp gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của tỉnh. Công tác đào tạo, tập huấn cũng được chú trọng thực hiện. Xây dựng, triển khai các chương trình xúc tiến, quảng bá, hỗ trợ phát triển các sản phẩm du lịch nông thôn dựa trên lợi thế của hoạt động sản xuất nông nghiệp...; xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu điểm đến du lịch nông thôn.
Đa dạng hóa phương thức, nội dung xúc tiến, quảng bá du lịch nông thôn phù hợp với các loại hình du lịch và đối tượng du khách. Đồng thời thiết lập mạng lưới hợp tác giữa các điểm du lịch nông thôn với nhau để tạo thành tuyến du lịch hấp dẫn. Ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn. Tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin và phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực liên quan nhằm triển khai hoạt động phát triển du lịch nông thôn đồng bộ và hiệu quả.
Thanh Lê
QTO - Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), UBND xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị đã phát động phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng...
QTO - Do ảnh hưởng của không khí lạnh, tối ngày 12/4 và rạng sáng ngày 13/4 trên địa bàn tỉnh đã có mưa to kết hợp với gió mạnh đã làm hơn 1.100 ha lúa...
QTO - Bám sát Chỉ thị số 18 ngày 20/9/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết số 05 ngày 24/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh...
QTO - Dự án Trạm biến áp 500kV Quảng Trị và đường dây đấu nối Quảng Trị- rẽ Vũng Áng-Đà Nẵng đã được Tổng công ty Truyền tải điện (EVNPT) triển khai thi...
QTO - Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của trung ương, thời gian qua, tỉnh Quảng Trị tích cực phối hợp với tỉnh Savannakhet (Lào) triển khai nhiều giải pháp thúc...
QTO - Các tuyến giao thông huyết mạch kết nối theo chiều Đông-Tây, giữa miền biển và khu vực miền núi để tạo ra các trục kinh tế động lực đang dần được...
QTO - Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, xác định phát triển Quảng Trị trở thành tỉnh có nền kinh tế vững mạnh với cơ cấu...
QTO - Dự án Khu công nghiệp (KCN) Quảng Trị được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 23/3/2021. Dự án do Công...
QTO - Đó là câu chuyện và hành trình của ông Nguyễn Đình Trọng ở thôn Hòa Bình, xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh. Với ông, rừng như là sinh mệnh nên hơn 45...
QTO - Những vườn cà phê đặc sản dưới tán cây rợp bóng ở Hướng Phùng giờ đây không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn là điểm đến của du khách gần xa. Để...
QTO - Những năm qua, không chỉ ở thành phố, đồng bằng mà tại khu vực miền núi, các hoạt động thương mại, dịch vụ cũng ngày càng phát triển. Đây là một tín...
QTO - Trong khi chủ đầu tư tích cực phối hợp với các địa phương tháo gỡ khó khăn để bàn giao mặt bằng thì các nhà thầu cũng rất khẩn trương trên các công...