Cập nhật:  GMT+7

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng ngộ độc thực phẩm

Ngày 11/10/2024, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 38/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Theo đó, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương triển khai, nghiêm túc thực hiện các yêu cầu sau:

* Bộ Y tế:

- Tăng cường thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, nhất là phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm; kịp thời chấn chỉnh các hạn chế, bất cập (nếu có);

Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác này tại các địa phương, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, các đô thị lớn, các khu du lịch... nơi có nhiều bếp ăn tập thể, cơ sở dịch vụ ăn uống dành cho công nhân, học sinh, khách du lịch...; hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng ngộ độc thực phẩm

- Đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch, bếp ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, khu chế xuất, thức ăn đường phố.

Chỉ đạo thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các biện pháp giám sát các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, thông tin và cảnh báo nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật, độc tố tự nhiên...

Tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm (Lưu ý tăng cường chỉ đạo việc kiểm tra đột xuất, nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định).

-Chỉ đạo cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng người dân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm; Chủ động và kịp thời hỗ trợ các địa phương xử lý, khắc phục hậu quả ngộ độc thực phẩm trong trường hợp cần thiết.

* Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương:

Thực hiện đầy đủ trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong điều tra nguyên nhân.

- Chủ trì trong việc truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc.

Thường xuyên giám sát các mối nguy và nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm do hóa chất bảo vệ thực vật, methanol trong rượu...

-Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm đối với các nhóm sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

* Bộ Công an:

Tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Đẩy mạnh việc xử lý hình sự đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng, nhất là hoạt động nhập lậu, sản xuất, tàng trữ, buôn bán các loại thực phẩm giả, kém chất lượng theo quy định pháp luật.

LH


LH

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thông báo tình hình phát triển của con nuôi

Thông báo tình hình phát triển của con nuôi
2025-01-18 05:20:00

QTO - Nội dung được bổ sung tại Nghị định 06/2025/ NĐ-CP ngày 8/1/2025 sửa đổi sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nuôi con nuôi. Theo đó, bổ...

Quy định về thu giữ tiền giả từ 14/2/2025

Quy định về thu giữ tiền giả từ 14/2/2025
2025-01-18 05:15:00

QTO - Ngày 31/12/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 58/2024/TT-NHNN hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng.

2 trường hợp khóa tài khoản giao thông

2 trường hợp khóa tài khoản giao thông
2024-10-05 05:20:00

QTO - Chính phủ ban hành Nghị định 119/2024/NĐ-CP ngày 30/9/2024 quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ, trong đó nêu rõ quy định về mở, sử...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long